Skip to main content

Tại sao các thương hiệu đồ uống có cồn cần sớm quan tâm đến sự dịch chuyển trong nhu cầu của Gen Z

18 Tháng Hai, 2024

Theo dữ liệu năm 2023 mới đây từ CivicScience, thế hệ Z (hay còn được gọi tắt là Gen Z) tiêu thụ bia rượu ít hơn khoảng 20% so với thế hệ Millennials (Gen Y). Các báo cáo khác cũng cho thấy người lớn thuộc Thế hệ Z cũng có xu hướng tương tự.

Tại sao các thương hiệu đồ uống có cồn cần sớm quan tâm đến sự dịch chuyển trong nhu cầu của Gen Z
Tại sao các thương hiệu đồ uống có cồn cần sớm quan tâm đến sự dịch chuyển trong nhu cầu của Gen Z

Các nhà phân tích nhận định, bất kỳ sự thay đổi nào trong hành vi của người tiêu dùng đều đủ quan trọng để các thương hiệu hay doanh nghiệp phải chú ý, đặc biệt là khi thế hệ trẻ ngày nay — vốn sẽ có sức mua lớn hơn đáng kể (và sẽ sớm trở thành lực lượng lao động chính).

Đây là cách các thương hiệu phản ứng trước thói quen tiêu thụ đồ uống có cồn đang ngày càng thay đổi.

Người tiêu dùng không tiêu thụ đồ uống có cồn theo những cách giống nhau.

Đối với những người tiêu dùng Gen Z có tiêu thụ đồ uống có cồn, họ uống thường xuyên hơn các thế hệ trước đó. Gần một nửa (47%) người tiêu dùng từ 21 đến 24 tuổi cho biết họ uống ít nhất mỗi tuần, so với 44% người tiêu dùng từ 25 đến 29 tuổi, 39% ở độ tuổi 30 đến 34 và 39% ở độ tuổi 35 đến 54, theo CivicScience.

Advertisement

Theo báo cáo năm 2023 của NielsenIQ, người tiêu dùng trẻ tuổi cũng có nhiều khả năng tận hưởng sự tiện lợi của đồ uống pha sẵn (RTD) — bao gồm cocktail pha sẵn và nước uống trái cây (lên men) — danh mục sản phẩm này đạt mức tiêu thụ tăng hơn 104% trong hai năm qua.

Điều gì đang kìm hãm ngành bia rượu?

Các phân tích cho thấy, ngành công nghiệp bia rượu hiện đang được quản lý rất chặt chẽ, đây là yếu tố lớn làm ngăn cản sự phát triển chung của ngành về lâu dài. Một số bang ở Mỹ còn cấm các thương hiệu bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, trong khi các bang khác lại hạn chế dịch vụ giao hàng của các bên thứ ba như Instacart và Uber Eats đối với đồ uống có cồn.

Dù vậy, doanh số bán lẻ thương mại điện tử đối với bia rượt tại Mỹ (tức là doanh số bán đồ uống có cồn mua qua các nhà bán lẻ trực tuyến để tiêu thụ tại nhà; không bao gồm doanh số bán tại nhà hàng hoặc quán bar) dự kiến sẽ tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 7,43 tỷ USD mỗi năm.

Sự tăng trưởng sẽ tiếp tục kéo dài cho đến cuối giai đoạn dự báo vào năm 2027, khi các công ty như Amazon và DoorDash sẽ tiến hành vận động hành lang để nới lỏng các quy định về giao bia rượu.

Advertisement

Các cơ hội tăng trưởng đối với ngành bia rượu hay đồ uống có cồn là gì?

Một trong những chiến lược đầu tiên mà các thương hiệu đồ uống có cồn có thể làm đó là đa dạng hóa các sản phẩm để đáp ứng những gì người tiêu dùng mong muốn vào thời điểm hiện tại, cho dù đó là đồ uống không cồn hay các sản phẩm cao cấp hơn.

Khi Gen Z hướng tới những sản phẩm đổi mới như trà hay rượu vang hữu cơ, với gần một nửa Gen Z được báo cáo là mua đồ uống được dán nhãn “tự nhiên” (Organic), theo một nghiên cứu về Food Insight năm 2022, mức độ phổ biến của các loại đồ uống cơ bản, tầm trung hơn sẽ bắt đầu chững lại.

Xu hướng này sẽ có tác động lâu dài đến doanh số bán của các loại bia (có nồng độ cồn nhẹ), đặc biệt là các khi thế hệ cũ, những người thực sự đang là khách hàng chính của ngành công nghiệp này, bắt đầu có nhu cầu ít hơn, hay nói cách khác là họ không còn là nhóm người tiêu dùng chính trên thị trường.

Hàng loạt các thương hiệu lớn bắt đầu đa dạng hoá sang các sản phẩm đồ uống về Trà, Chanh hay các loại Trái cây khác.

Advertisement

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement