Học được gì từ chính sách tuyển dụng và sa thải của Elon Musk
Phát hiện những hành vi độc hại này từ các nhân viên có thể bảo vệ doanh nghiệp chống lại một môi trường làm việc với nhiều mâu thuẫn.
Năm 2007, vị giáo sư danh tiếng Robert Sutton của Stanford đã viết cuốn sách The No A-hole Rule, một cuốn sách được xuất phát từ một bài luận mà ông từng viết cho Harvard Business Review ba năm trước đó.
Nội dung của Sutton nói về sự xuất hiện của các “quy tắc không lỗ hổng” liên quan đến những hành vi độc hại tại nơi làm việc vốn đang làm hủy hoại tinh thần, năng suất và sự cộng tác của nhân viên. Ông viết:
“Khi nói đến việc tuyển dụng và thăng chức cho nhân viên nói chung, một ý tưởng tuy đơn giản nhưng lại mang tính cách mạng đang được áp dụng trong hàng ngũ quản lý: “quy tắc không lỗ hổng. Các tổ chức không nên tha thứ cho những kẻ đang mang lại sự sợ hãi và xấu xí trong tổ chức.”
Quy tắc không lỗ hổng của Elon Musk.
Với những gì mà quy tắc này có thể mang lại, nó đang dần trở nên thịnh hành đối với những người sáng lập của các công ty khởi nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo sự phù hợp về văn hóa của tổ chức. Elon Musk, CEO của SpaceX và Tesla, là một trong số đó.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2008 về quốc gia đổi mới của Henry Ford, người phỏng vấn Barry Hurd đã hỏi Elon Musk rằng: “Bạn sẽ tìm kiếm điều gì ở một người hay nhân viên nào đó?” và đây là những gì mà Elon Musk đã trả lời:
“Nói chung, tôi tìm kiếm một người có thái độ tích cực, dễ dàng khi làm việc với họ và cũng tự hỏi mọi người có muốn làm việc với người đó không?
Điều rất quan trọng là bạn phải thích những người bạn làm việc cùng, nếu không thì công việc và cuộc sống của bạn sẽ khá khốn khổ.
Và trên thực tế, chúng tôi áp dụng chính sách không lỗ hổng một cách nghiêm ngặt tại SpaceX. Chúng tôi sa thải mọi người nếu họ vi phạm. Tất nhiên, trước đó chúng tôi sẽ đưa ra một ít cảnh báo cho họ. Nhưng nếu họ tiếp tục là một lỗ hổng, thì họ sẽ bị sa thải.”
Elon Musk nổi tiếng là người có tầm nhìn xa trông rộng về công nghệ với khả năng đánh giá tài năng và tuyển chọn người phù hợp để làm việc cho mình. Và chính sách không có bất cứ lỗ hổng nào trong tổ chức của ông vẫn là một khía cạnh quan trọng mà ông dựa vào để tuyển dụng, thăng tiến và sa thải nhân viên.
Chủ tịch của SpaceX, Bà Gwynne Shotwell, người đã tham gia cùng Elon Musk từ những năng 2002 nói: “Những loại người này – một lỗ hổng – sẽ làm gián đoạn những người khác, họ tạo ra một môi trường với nhiều mâu thuẫn và sự thù hận, nơi mà sẽ không ai muốn đóng góp cho tổ chức.”
Dưới đây là những dấu hiệu của “một lỗ hổng”.
1. Chối bỏ trách nhiệm và đổ lỗi.
Một câu nói phổ biến thoát ra từ một nhân viên độc hại hay một lỗ hổng có thể là: “Đó không phải là trách nhiệm của tôi…hay Tôi không có trách nhiệm…” Họ muốn tách mình ra khỏi cụm từ trách nhiệm và đổ lỗi cho nơi khác để bảo vệ mình bằng mọi giá.
Việc thừa nhận những sai lầm, điều thực sự có lợi cho họ trong việc xây dựng sự kết nối và tăng cường lòng tin với các đồng nghiệp, là một khái niệm rất xa lạ.
2. Chần chừ.
Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng sự trì hoãn hay chần chừ dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng theo nhiều nghiên cứu, những người hay trì hoãn thường nói dối với chính bản thân họ để né tránh trách nhiệm, điều này làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
3. Người thích nói chuyện phiếm.
Những câu chuyện phiếm mang tính xã hội được truyền tải một cách thân thiện ở nơi làm việc là điều hết sức bình thường, nhưng có quá nhiều câu chuyện phiếm sẽ làm tổn hại đến danh tiếng của doanh nghiệp và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả những cá nhân có liên quan lẫn tổ chức nói chung.
Rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đang nỗ lực để hạn chế những lỗ hổng này trong tổ chức của họ. Bạn cần để ý tới những nhóm nhân viên bất mãn đang tích cực giải quyết những nỗi bất hạnh đầy độc hại của họ.
4. Những hành vi đáng xấu hổ.
Trong cuốn Toxic Workplace, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng, những hành vi xấu hổ đang mang lại nhiều sự độc hại tại nơi làm việc.
Những hành vi xấu hổ bao gồm sự sỉ nhục, mỉa mai, nói xấu và móc lỗi. Những hành vi được xem là các lỗ hổng này được xem là những rào cản làm cản trở các doanh nghiệp trong việc tạo ra một môi trường tôn trọng lẫn nhau, một môi trường mà ở đó mọi người luôn nỗ lực để tạo ra những kết quả kinh doanh tích cực.
Với tư cách là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn cần nâng cao nhận thức về vấn đề, chủ động lên tiếng để xử lý những ai vi phạm, tạo ra một nền văn hóa tích cực và bền vững.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen