Skip to main content

Đây là các câu hỏi mà nhà tuyển dụng rất muốn bạn trả lời nhưng lại không hỏi

3 Tháng Chín, 2021

Cách bạn trả lời phỏng vấn có ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có được tuyển dụng hay không. Đó là lý do tại sao bạn cần trở nên nổi bật hơn. Dưới đây là những gì bạn nên tham khảo.

Đây là các câu hỏi mà nhà tuyển dụng rất muốn bạn trả lời nhưng lại không hỏi
Diane Labombarbe/Getty Images

Mặc dù CV ứng tuyển của bạn đã phản ánh những kinh nghiệm của bạn, nhưng thực tế, khoảng thời gian tương tác với nhóm tuyển dụng thường trở thành yếu tố quyết định liệu bạn có được tuyển dụng hay không.

Để làm được điều đó, bạn cần lưu ý đến những gì nhà tuyển dụng hay người quản lý tuyển dụng đang cố gắng có được trong cuộc phỏng vấn và chuẩn bị trước sao cho phù hợp.

Dưới đây là 03 trong số những câu hỏi mà họ rất muốn bạn trả lời nhưng họ có thể không chủ động hỏi bạn.

Advertisement

“Mọi thứ sẽ như thế nào nếu chúng tôi làm việc với bạn?”

Từ CV hay những thông tin mà bạn gửi cho các nhà tuyển dụng, họ không thể biết mọi thứ sẽ trở nên như thế nào nếu bạn làm việc cho họ.

Bạn sẽ cần chứng minh với nhà tuyển dụng tiềm năng của mình rằng bạn sẽ là một đồng nghiệp có giá trị và là một người mà họ sẽ rất muốn được tương tác.

Điều này cũng có nghĩa là các yếu tố xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của bạn. Bạn cần phải hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn của mình, nhưng bạn cũng cần giúp mọi người hình dung bạn là một thành viên (tích cực) của một tổ chức.

Một trong những sai lầm mà các “chuyên gia săn đầu người” (hunter) thường mắc phải đó là coi các cuộc phỏng vấn giống như các kỳ thi – những thứ mà họ hy vọng sẽ vượt qua.

Advertisement

Vấn đề xảy ra ở đây là khi giả định nhà tuyển dụng đang thực hiện đánh giá và tìm kiếm các câu trả lời chính xác, điều này có thể khiến mọi người vô thức rơi vào những trạng thái đối nghịch, người được phỏng vấn sẽ cố gắng chỉ để trả lời những gì họ nghĩ rằng nhà tuyển dụng đang muốn nghe.

Thay vào đó, nếu bạn nghĩ về những người phỏng vấn hay nhà tuyển dụng như là những người đang tìm kiếm các đồng nghiệp tiềm năng và cuộc phỏng vấn như là một cơ hội để mọi người làm quen với nhau, thì mối quan hệ giữa hai bên sẽ thay đổi.

Bạn và nhà tuyển dụng hoặc người phỏng vấn có cùng một mục tiêu, và cuộc phỏng vấn của bạn trở thành một sự nỗ lực để giải quyết các vấn đề chung: Chúng ta có muốn làm việc cùng nhau không? Bạn có thể sẽ cần thể hiện kiến ​​thức chuyên môn của mình khi phỏng vấn nhưng bạn cũng nên thể hiện khả năng thiết lập mối quan hệ của mình.

Một lợi ích khác của phương pháp cộng tác này là nó khuyến khích một sự đồng bộ hóa tốt hơn giữa bộ não của bạn và người phỏng vấn.

Advertisement

Nếu bạn đối xử với người phỏng vấn theo cách mà bạn làm với một đồng nghiệp đáng tin cậy – tức bạn mỉm cười, nghiêng người về phía trước và nói chuyện một cách thân thiện nhất – họ sẽ bắt đầu sử dụng cơ chế ngôn ngữ tương tự với bạn.

“Bạn có luôn sẵn sàng để học hỏi không?”

Bạn có thể có những bộ kỹ năng cơ bản cần thiết để thực hiện công việc mà bạn đang ứng tuyển, nhưng bạn cũng sẽ cần phải không ngừng học hỏi. Vậy làm thế nào bạn có thể chứng minh rằng bạn luôn sẵn sàng và có thể học hỏi?

Rất có thể sẽ có ít nhất một câu hỏi trong cuộc phỏng vấn mà bạn không hoàn toàn chắc chắn về cách trả lời. Có thể nó được hỏi một cách khó hiểu hoặc nhà tuyển dụng sử dụng các thuật ngữ mà bạn chưa từng gặp.

Hoặc cũng có thể bạn có thể hiểu câu hỏi hoàn toàn nhưng không biết phải nói gì. Đừng bao giờ cố gắng để qua mặt nhà tuyển dụng. Những người phỏng vấn giỏi có thể nhận biết được đâu là một câu trả lời không trung thực.

Advertisement

Thay vào đó, bạn hãy thừa nhận rằng có điều gì đó bạn không biết hoặc không hiểu. Một số nhà nghiên cứu về hành vi tổ chức đã phát hiện ra rằng mọi người không thích thừa nhận sự thiếu hiểu biết của họ vì họ lo ngại rằng điều đó sẽ khiến họ trở nên kém cỏi hơn.

Nhưng những người phỏng vấn muốn thấy rằng nhân viên tiềm năng của họ sẽ đặt ngược lại các câu hỏi, tìm kiếm thông tin bổ sung và thể hiện sự chủ động của họ trong việc tìm hiểu vấn đề và phát triển bản thân.

Và như các nghiên cứu đã chỉ ra, bạn không thể yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác trừ khi bạn cho người khác biết những gì bạn đang làm hoặc gặp vấn đề.

Khi bạn bối rối trước một câu hỏi, hãy hỏi ngược lại các nhà tuyển dụng để được giải thích một cách rõ ràng thay vì dự đoán những gì họ đang nghĩ và đưa ra một câu trả lời qua loa.

Advertisement

Mục tiêu của bạn ở đây là hãy cho người phỏng vấn thấy được cách bạn chủ động tiếp cận những thách thức trong khi vẫn chứng tỏ rằng bạn luôn cởi mở để học hỏi.

“Bạn có chủ động không?”

Nhà tuyển dụng luôn muốn ứng viên tiềm năng của họ là người chủ động. Cách tốt nhất để chứng minh những nỗ lực và cam kết của bạn là hiểu rõ nơi bạn đang ứng tuyển.

Bạn nên có những thông tin rõ ràng về những gì doanh nghiệp đó đang làm, lịch sử của nó, điểm mạnh và điểm yếu của nó.

Nếu bạn quen biết với những người từng làm việc cho doanh nghiệp đó, hãy hỏi họ trước các thông tin nội bộ.

Advertisement

Sau đó, bạn có thể chuẩn bị trước cho cuộc phỏng vấn bằng cách thực hành tự trả lời cho các câu hỏi phổ biến (hoặc bạn tự nghĩ ra các câu hỏi giả định.)

Có một mối nguy lớn mà chuyên gia Leonid Rozenblit và Frank Keil gọi là “sự ảo tưởng về chiều sâu giải thích”, đó là xu hướng mà chúng ta thường tin rằng chúng ta có thể hiểu thế giới nhiều hơn những gì mà chúng ta thực sự biết.

Trong nghiên cứu, những nhà nghiên cứu này phát hiện ra rằng không ít những người sẽ gặp khó khăn trong việc giải thích các kiến thức và thói quen mà họ nghĩ rằng họ có chuyên môn.

Đó là lý do tại sao thực hành là điều rất quan trọng. Nó giúp bạn nhận ra những lỗ hổng trong kiến ​​thức của mình trong khi bạn vẫn còn có cơ hội để lấp đầy chúng.

Advertisement

Một lý do khác khiến mọi người không thực hành trước các câu trả lời phỏng vấn là vì họ lo lắng rằng việc viết hay chuẩn bị trước quá nhiều sẽ khiến họ trong có vẻ thiếu tự tin.

Nhưng bạn cũng cần hiểu rằng bạn có thể sẽ nhận được một số câu hỏi rất lạ, vì vậy bạn rõ ràng là sẽ có rất nhiều cơ hội hơn nếu bạn nghiên cứu nó trước.

Cuối cùng, cách tốt nhất để bạn trở nên nổi bật hơn trong các cuộc phỏng vấn đó là suy nghĩ một cách cẩn thận về những gì nhà tuyển dụng tiềm năng thực sự muốn biết về bạn trước khi bạn được tuyển dụng.

Từ đó, bạn sẽ có thể giải quyết được các mối quan tâm mà họ cần trước khi họ yêu cầu nhận được những thông tin đó từ bạn. Bạn chủ động và bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement