Hàng ngàn nhà bán nhỏ lẻ rời khỏi các gian hàng thương mại điện tử
Báo cáo mới nhất từ YouNet ECI cho thấy, tổng giá trị giao dịch (GMV) của thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trên bốn sàn lớn (Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki) đạt 222,1 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025, ghi nhận mức tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Tốc độ tăng trưởng này vượt xa mức tăng trưởng chung của ngành bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng là 9,3%, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê.
Sự tăng trưởng của thị trường diễn ra trong bối cảnh số lượng nhà bán có doanh thu lại giảm nhẹ. Cụ thể, số lượng shop có doanh thu trên các sàn đã giảm hơn 7.000 so với cùng kỳ. Tuy nhiên, doanh thu trung bình của mỗi shop còn hoạt động lại tăng 27,6%.
TikTok Shop thu hẹp khoảng cách với Shopee
Báo cáo cho thấy sự thay đổi lớn trong cơ cấu thị phần. TikTok Shop là nền tảng ghi nhận mức tăng trưởng GMV mạnh nhất, lên đến 148% so với cùng kỳ. Mức tăng này giúp thị phần của TikTok Shop tăng từ 32,5% vào cuối năm 2024 lên 42% trong nửa đầu năm 2025, với GMV đạt 93,3 nghìn tỷ đồng.
Trong khi đó, Shopee vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 55% thị phần, đạt GMV 122,2 nghìn tỷ đồng, nhưng ghi nhận mức giảm 6% so với cùng kỳ.
Hai nền tảng còn lại là Lazada và Tiki tiếp tục sụt giảm. GMV của Lazada đạt 5,8 nghìn tỷ đồng (giảm 48%), và Tiki đạt 837,6 tỷ đồng (giảm 46%). Điểm sáng là dữ liệu cho thấy Lazada ghi nhận giá trị đơn hàng trung bình tăng trưởng 34,6% so với cùng kỳ.
Lần đầu tiên, số lượng nhà bán có doanh thu trên TikTok Shop đã vượt qua Shopee, đạt hơn 266.000 (tăng 96%), so với con số hơn 209.000 của Shopee (không tính nhà bán quốc tế).
Sự dịch chuyển sang các nhà bán lớn.
Theo ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Phân tích thị trường tại YouNet ECI, việc số lượng nhà bán nhỏ lẻ giảm trong khi thị trường tăng trưởng cho thấy người tiêu dùng đang có xu hướng đặt niềm tin vào các thương hiệu uy tín và nhà bán lẻ lớn, đặc biệt khi mua các mặt hàng thiết yếu.
Áp lực về phí sàn cũng là một yếu tố khiến các nhà bán nhỏ lẻ phải rời khỏi thị trường. Điều này được minh chứng bằng việc nhóm gian hàng Mall Shop ghi nhận doanh thu tăng trưởng 34% so với cùng kỳ.
Các ngành hàng thiết yếu là động lực tăng trưởng chính, bao gồm: Thực phẩm & Đồ uống (ngành F&B) tăng 57,4%, Mẹ & Bé (35,1%), và Sức khỏe (18,5%). Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cũng tăng trưởng 167% trên TikTok Shop và 20% trên Shopee.
Phân khúc và triển vọng thị trường
Báo cáo phân tích, TikTok Shop tăng trưởng nhờ các sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ và phổ thông (economy, mainstream). Ngược lại, Shopee duy trì vị thế ở phân khúc cận cao cấp và cao cấp (upper mainstream, premium).
Về thị phần ngành hàng, TikTok Shop hiện chiếm ưu thế ở các ngành hàng thu hút Gen Z như Thời trang (54%), Làm đẹp (50%), Thực phẩm & Đồ uống (44%). Shopee vẫn duy trì thị phần trên 60% ở nhiều ngành hàng khác.
Báo cáo của YouNet ECI cũng đưa ra dự báo thị trường TMĐT Việt Nam sẽ tăng trưởng kép 35%/năm cho đến năm 2028, dựa trên hai trụ cột là Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) và sự gia tăng giá trị giỏ hàng (Basket Size Expansion).
Special Offer từ MarketingTrips:
- Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
- Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
- Đăng ký (dành cho Agency): Sign up
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến mới nhất về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh
Bài viết liên quan
Nổi bật
Mới nhất

Hàng ngàn nhà bán nhỏ lẻ rời khỏi các gian hàng thương mại điện tử
Doanh thu quảng cáo của YouTube quý 2 năm 2025 tăng mạnh lên gần 10 tỷ USD
Nhân tài của ChatGPT lần lượt đầu quân cho Meta với sứ mệnh mới về AI
LVMH muốn bán thương hiệu thời trang xa xỉ Marc Jacobs
Đọc nhiều
