Skip to main content

Market Disruption: Phá vỡ thị trường với 6 bước đơn giản

5 Tháng Tám, 2022

Trong bối cảnh kinh doanh mới, Market Disruption hay phá vỡ thị trường, đặc biệt là các thị trường truyền thống là chiến lược đầy cảm hứng đối với các nhà lãnh đạo ở bất cứ ngành nghề kinh doanh nào.

Market Disruption: Phá vỡ thị trường với 6 bước đơn giản
Market Disruption: Phá vỡ thị trường với 6 bước đơn giản

Khi nói đến thuật ngữ Disruption hay Disruptor trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và marketing nói riêng, người ta nghĩ đến những “kẻ phá bĩnh”, những doanh nghiệp hay thương hiệu có thể làm thay đổi hay gián đoạn hoàn toàn cách một thị trường hay mô hình kinh doanh đang hoạt động.

Các chiến lược phá vỡ thị trường có thể mang lại lợi thế cao cho các doanh nghiệp, cho phép họ thâm nhập vào các thị trường mới một cách nhanh chóng và hiệu quả, gia tăng thị phần, đồng thời giành được những lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Tuy nhiên, vì là “con đường khó”, phần lớn các doanh nghiệp đều thất bại khi họ tìm cách để “phá vỡ” đối thủ của mình.

Để gia tăng cơ hội thành công, các doanh nghiệp cần phải đánh giá một cách cẩn thận bối cảnh ngành của mình và phát triển một bản chiến lược và kế hoạch hành động chu đáo trước khi cố gắng phá vỡ bất cứ điều gì.

Doanh nghiệp hay thương hiệu cần tìm hiểu hay quan sát điều gì khi phá vỡ thị trường.

Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm Disruption hay Phá vỡ, bạn có thể đọc chi tiết tại Disruption là gì, bao gồm cả phần 1 và 2.

Về bản chất, phá vỡ thị trường hay làm gián đoạn thị trường là khi một doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới nào đó với mục tiêu làm thay đổi hoàn toàn cuộc chơi.

Hãy nhìn vào cách Uber hay Grab đã phá vỡ thị trường kinh doanh xe taxi truyền thống hay các sàn thương mại điện tử phá vỡ các mô hình kinh doanh bán lẻ trực tiếp truyền thống, bạn hẳn sẽ hiểu chiến lược này có khả năng “phá vỡ” mạnh đến như thế nào.

Những kẻ phá vỡ thị trường hay kẻ phá bĩnh được biết đến là những kẻ mang đầy sự đổi mới, tư duy tăng trưởng (Growth Mindset), và nhiều năng lực sáng tạo khác. Họ thực sự là những người tiên phong mở đường cho những giai đoạn kinh doanh mới.

Có 2 thành phần chính của thuật ngữ phá vỡ thị trường (Market Disruption): sản phẩm hoặc dịch vụ cần có để phá vỡ và doanh nghiệp (bao gồm cả hệ thống hậu thuẫn) đứng đằng sau nó.

Sản phẩm hoặc dịch vụ phải thực sự đột phá và doanh nghiệp phải có khả năng đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Những kẻ với tâm thế phá vỡ thị trường thường là những người ủng hộ xu hướng mạnh với những gì họ đang làm, vì họ đam mê sản phẩm hoặc dịch vụ của họ và khả năng thay đổi thế giới mà họ có thể mang lại.

Nếu bạn đang tìm cách tạo ra sự phá vỡ thị trường thực sự, bạn cần một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn toàn mới và khác biệt với bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào khác trên thị trường. Bạn cần phải là người đặt ra các tiêu chuẩn mới, bạn là Market Leader thực sự.

Từng bước lập chiến lược và kế hoạch hành động để phá vỡ thị trường.

Như đã phân tích ở trên, trong khi khả năng bạn thành công với chiến lược này là khá khiêm tốn, cách thức để thực hiện nó thì ngược lại, không quá khó khăn.

Dưới đây là một số bước để bạn có thể tạo ra những Market Disruption hay trở thành một “kẻ phá bĩnh” thực sự.

Đầu tiên, hãy tối ưu hóa. Để có thể phá vỡ, bạn cần sử dụng và tối ưu các nguồn lực hiện có, những dịch vụ hoặc đề xuất nào hiện có có thể được tái thiết lập một cách hiệu quả hơn và bán có lãi hơn?

Trong quy trình sản xuất hiện tại, hiệu quả có thể được cải thiện và gia tăng lên ở những điểm hay bước nào?

Những kẻ phá bĩnh luôn tìm cách tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ của mình để tăng lợi nhuận và hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các tài nguyên hiện có và cải tiến các quy trình hiện có.

Thứ hai, xác định các điểm nhận thức chính. Mọi người nói gì về thương hiệu của bạn hay thậm chí là thương hiệu của đối thủ cạnh tranh?

Mọi người ở đây có thể bao gồm khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, đối tác, nhà cung cấp hay nhân viên của doanh nghiệp.

Khách hàng hiện tại có thể coi một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó là đáng tin cậy và có chất lượng cao, trong khi những người khác có thể thấy các sản phẩm hoặc dịch vụ đó là quá đắt đỏ và không hợp lý.

Trong khi đó, khách hàng tiềm năng có thể xem doanh nghiệp là một lựa chọn tốt nhưng không biết về tất cả những thứ đằng sau doanh nghiệp.

Mặc dù đây đều là những nhóm đối tượng quan trọng, việc tập trung vào nhận thức của khách hàng tiềm năng được xem là yếu tố quan trọng nhất vì đây là nhóm có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất.

Thứ ba, cải tiến các hoạt động hay hệ thống vận hành hiện có. Những cấu trúc, hệ thống và nguồn lực nào doanh nghiệp cần có thêm, cải thiện hoặc loại bỏ để bảo vệ sự ổn định và cải thiện mức tăng trưởng?

Bạn có thể bảo vệ sự ổn định bằng cách đảm bảo rằng các sản phẩm cốt lõi vẫn có chất lượng cao và đáng tin cậy. Tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hỗ trợ khách hàng của bạn để giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Để hỗ trợ tăng trưởng, bạn cần mở rộng đội ngũ bán hàng và marketing cũng như đầu tư vào các kênh thu hút khách hàng mới.

Thứ tư, khám phá. Bạn có thể hình dung rằng, tương lai của bạn hay doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào việc khám phá những cơ hội mới.

Những thị trường mục tiêu tiềm năng hay nhóm khách hàng tiềm năng mới nào doanh nghiệp có thể phục vụ trong tương lai? Việc khám phá liên tục này là điều cần thiết để duy trì sự phù hợp hay mối liên kết giữa khách hàng với thương hiệu.

Ngoài ra bạn cũng cần chủ động cải tiến các phương thức hoạt động hiện có, điều này có nghĩa là bạn cần cởi mở hơn với những ý tưởng mới và sẵn sàng thử nghiệm ngay khi có thể.

Thứ năm, cạnh tranh. Một trong những điểm quan trọng với chiến lược phá vỡ đó là gia tăng các rào cản cạnh tranh để từ đó khiến đối thủ khó có thể xâm nhập hay vượt qua.

Dưới đây là một số yếu tố có thể hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:

  • Sự hiện diện của các công ty hoặc tổ chức khác trên cùng một thị trường.
  • Những nhận thức về doanh nghiệp hay thương hiệu có thể khiến việc thu hút và giữ chân khách hàng trở nên khó khăn hơn.
  • Điều kiện kinh tế có thể khiến việc đầu tư vào các sản phẩm mới hoặc mở rộng hoạt động trở nên khó khăn.
  • Sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác có thể hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa.

Thứ sáu, đối tượng mục tiêu chính. Để có thể thành công với các chiến lược phá vỡ thị trường hay Market Disruption, bạn cần tập trung vào những nhóm đối tượng mục tiêu chính bao gồm khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại, nhân viên và cả các nhà đầu tư (nếu có).

Với mỗi nhóm đối tượng chính, doanh nghiệp của bạn cần không ngừng nghiên cứu để có thể hiểu được điều gì đang thúc đẩy họ và điều gì giúp họ ra quyết định một cách nhanh chóng hơn.

Ví dụ: các khách hàng tiềm năng luôn tìm kiếm giá trị (brand value). Họ muốn biết rằng những gì thương hiệu cung cấp xứng đáng với thời gian và tiền bạc của họ.

Mặt khác, các khách hàng hiện tại lại tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và dịch vụ, họ muốn biết rằng liệu họ có đang và tiếp tục nhận được cùng một mức độ dịch vụ cao mà họ mong đợi hay không.

Và cuối cùng, các nhân viên luôn tìm kiếm sự ổn định, khả năng thăng tiến, học hỏi và hơn thế nữa. Họ muốn biết rằng họ có thể tin tưởng vào doanh nghiệp hay không, hay nếu tiếp tục ở lại, họ sẽ đi đâu và về đâu trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Ứng dụng gọi xe Bolt sắp vào Việt Nam tuyên bố sẽ đánh bại Grab

21 Tháng Một, 2025
Tại nhiều thị trường quan trọng của Grab, ứng dụng gọi xe công nghệ Bolt đã vươn lên đe doạ vị th…

Đọc nhiều

Top 10+ xu hướng Marketing sẽ thống trị trong năm 2025 (từ Kantar)

18 Tháng Một, 2025
Theo báo cáo từ Kantar Media (một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,…