Thứ ngăn cản chúng ta đạt được giấc mơ không phải là sự lười biếng: Đó là sự sợ hãi
Các bạn, các doanh nhân tương lai thân mến! Tôi và bạn không hề lười biếng. Chúng ta đang sợ hãi !
Đồng hồ báo thức vang lên, xuyên qua bóng tối yên tĩnh kia, trong phòng ngủ của bạn. Bây giờ là 5 giờ sáng.
Bên ngoài, không khí ẩm và lạnh, nhưng chiếc giường của bạn vẫn mềm mại và ấm áp.
Không có gì trên thế giới này nghe có vẻ khó khăn hơn việc đứng dậy, tìm kiếm đôi giày chạy bộ của bạn và đi ra khỏi cánh cửa kia.
Bạn làm nghề gì?
Nếu bạn cũng giống như nhiều người trong chúng ta, bạn sẽ viện cớ. Bạn cần ngủ nhiều hơn. Nó quá lạnh. Bạn không cảm thấy mình không đủ năng lượng. Bạn thực sự, thực sự không muốn chạy hôm nay.
Bây giờ, bạn hãy tưởng tượng kịch bản tương tự cho một vận động viên ưu tú nào đó. Lúc 5 giờ sáng, trời lạnh. Họ rất mệt mỏi. Giường của họ, cũng giống như của bạn, rất mềm mại và ấm áp.
Nhưng khi chuông báo thức kêu, họ đã đứng dậy. Từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác. Vậy bí mật của họ là gì? Họ đang nghĩ về điều gì? Câu trả lời là:
Họ không có bất cứ bí mật nào ở đây cả. Họ cũng chẳng nghĩ về điều gì quá xa xôi — Họ chỉ tự nói với bản thân “Chỉ cần làm điều đó” (Just Do It).
Khi bạn dành nhiều thời gian hơn để đọc các câu trích dẫn từ các vận động viên nổi tiếng nhất thế giới và họ cũng sẽ nói với bạn điều tương tự, “Nhà vô địch phải có đủ cả kỹ năng và ý chí. Nhưng ý chí phải mạnh hơn kỹ năng”.
Bạn có thể không muốn cố gắng để trở thành một vận động viên chuyên nghiệp. Nhưng chắc chắn bạn sẽ muốn có điều gì đó trong cuộc sống mà bạn chưa có.
Có lẽ bạn nên bỏ công việc hiện tại và thành lập công ty chăng. Hay có lẽ bạn sẽ viết một cuốn tiểu thuyết. Đó cũng có thể là quay lại trường học hoặc thay đổi nghề nghiệp. Điều gì đang ngăn cản bạn? Đó không phải là khả năng của bạn. Đó là suy nghĩ của chính bạn.
Bạn không lười biếng, bạn sợ hãi.
Trong một bài viết nổi tiếng trên Medium, Ông John Gorman viết rằng điều ngăn cản hầu hết chúng ta đạt được ước mơ của mình không phải là sự lười biếng: Đó là sự sợ hãi.
“Nỗi sợ hãi không tự bộc lộ như bạn nghĩ, vì đôi khi chúng ta không cho nó cơ hội để làm điều đó. Nỗi sợ hãi không phải lúc nào cũng khiến lòng bàn tay của bạn ướt đẫm mồ hôi trong những lần phỏng vấn – nỗi sợ hãi thường là thứ ngăn cản bạn nộp đơn ngay từ đầu.
Nỗi sợ hãi ‘ẩn mình’ tinh vi đến mức chúng ta thường xoay quanh nó mà không hề nhận thấy nó ở đó.”
Sự sợ hãi có lý do của riêng nó.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực sự không phải là một nhà văn lớn? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thiếu kỹ năng và trình độ để bắt đầu sự nghiệp mới đó?
Bạn sẽ không bao giờ biết nếu bạn không thử. Nhưng ý tôi không phải là thử một lần, thất bại và bỏ cuộc. Vì bạn chắc chắn sẽ thất bại. Ai cũng sẽ thế. Điều quan trọng là bạn phải tiếp tục cố gắng.
Michael Jordan, điều không thể chối cãi ông là một trong những cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất mọi thời đại, ban đầu ông không được công nhận là một tài năng lớn — khi còn nhỏ, ông thậm chí còn không tham gia vào đội bóng rổ trường trung học của mình.
Nhưng thay vì bỏ cuộc, ông đã lấy sự thất vọng của mình làm động lực. “Tôi đã thất bại lặp đi lặp lại trong cuộc đời mình — và đó là lý do tại sao tôi thành công,” ông nói.
Với bất cứ điều gì bạn làm trong cuộc sống — dù đó là thể thao hay khởi nghiệp, v.v. — mục tiêu của chúng ta không phải là sợ thất bại, mà là phát triển từng ngày từ nó.
Sự tự tin ‘ban sơ’.
Vượt qua nỗi sợ hãi liên quan rất nhiều đến những niềm tin bẩm sinh vào khả năng của chính mình. Hãy cùng nhìn lại các vận động viên.
Tiến sĩ Stan Beecham, một nhà tâm lý học thể thao và là tác giả của cuốn Elite Minds: How Winners Think Differently to Create a Competitive Edge and Maximize Success nói:
“Có một quan niệm sai lầm về các vận động viên luôn vượt trội hơn so với đối thủ, đó là họ phải muốn giành chiến thắng.
Thực tế là điều đó không hoàn toàn đúng. Sự thật là những người chiến thắng và thành công ở cấp độ cao họ thực sự không nghĩ đến việc giành chiến thắng. Họ chỉ đơn giản tin rằng họ sẽ làm tốt.”
Niềm tin vào bản thân này bắt nguồn từ cái được gọi là “sự tự tin ban sơ”, hay chúng ta có thể hiểu đơn giản đó là sự tự tin được hình thành ngay từ những lúc ban đầu, khi chúng ta chưa làm bất cứ điều gì cả.
Như Tiến sĩ Jim Taylor (cũng là một nhà tâm lý học thể thao) đã nói: “Sự tự tin chính là niềm tin sâu sắc, lâu dài và kiên cường vào khả năng của một người.
Tập trung vào hiện tại.
“Bạn phải xây dựng cuộc sống của mình bằng hành động và nếu mỗi người luôn mong muốn đạt được mục tiêu của mình xa nhất có thể – không ai có thể ngăn cản họ làm điều đó”. Trích lời Marcus Aurelius, một vị Hoàng đế thời La Mã.
Mặc dù bạn có mục tiêu dài hạn. Nhưng đôi khi, bạn lại bị cuốn vào việc ngồi đó và ‘tưởng tượng’ chúng, bạn đã không thể hoàn thành công việc của mình cần làm ngày hôm nay.
“Mọi thứ lúc đầu thường thật tệ. Bạn không thể luyện chạy marathon bằng cách chạy marathon. Bạn phải xây dựng nó. Chậm rãi. Và bạn sẽ làm nó tốt hơn.
Tiến sĩ Stan Beecham, một nhà tâm lý học thể thao từng nói:
“Khi tâm trí của bạn chỉ hướng đến tương lai, bạn sẽ không thể đat được mức hiệu suất cao nhất của bản thân, bạn cũng không nên quay lại quá khứ. Bạn chỉ nên ở hiện tại với một tâm trí thực sự yên tĩnh và tối ưu.”
Nếu bạn đang nỗ lực để đạt được mục tiêu dài hạn, thì điều cần thiết là bạn phải thích thú với công việc hàng ngày ở hiện tại.
Các nghiên cứu về các vận động viên thành công nhất trên thế giới đã cho thấy rằng họ không chỉ yêu thích các cuộc thi đấu mà còn cả việc luyện tập nữa.
Họ thích làm việc cũng như tận hưởng các cuộc thi. Họ thích ý tưởng vượt qua giới hạn của bản thân, học hỏi và được thử thách những cái mới.
Nói cách khác, bạn hãy tận hưởng cuộc hành trình và những tiến bộ mà bạn đạt được trong suốt chặng đường mình di chuyển. Trước khi bạn biết điều đó, bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giang Nguyễn | MarketingTrips