5 thành tố của ‘Storytelling’ mà mỗi doanh nhân nên biết
Trở thành một doanh nhân đòi hỏi bạn phải sử dụng sự sáng tạo để phát triển các ý tưởng và thực hiện các chiến lược nhằm thay đổi thế giới – ngay cả khi mọi người nghĩ rằng bạn đang làm những thứ ‘điên rồ’.
Mặc dù thuật kể chuyện (Storytelling) là một từ rất thông dụng hiện nay, nhưng rất ít các doanh nhân có thể hiểu và thực thi nó một cách đúng đắn.
Theo đó, có 05 thành tố cụ thể có trong một công thức kể chuyện thành công.
1. Chúng ta là ai.
Nhiều doanh nhân có xu hướng chia sẻ những gì họ làm hơn là chính con người của họ.
Mọi người mua hàng từ những người khác và khả năng kết nối của một doanh nhân với một người khác thông qua câu chuyện đầy tính xác thực của cá nhân họ sẽ có sức ảnh hưởng sâu sắc đến một người nào đó hơn bất cứ điều gì khác về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
2. Chúng ta làm gì.
Khi chia sẻ những gì bạn làm, bạn phải ngắn gọn, rõ ràng và kích thích khả năng suy nghĩ của người khác, nhưng quan trọng nhất, bản tóm tắt của bạn cần nêu ra những lợi ích cho người mà bạn đang nói chuyện cùng.
Sau khi ai đó biết được những gì bạn làm, họ nên hiểu rõ ràng việc đó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho họ và muốn biết thêm từ bạn.
3. Tại sao chúng ta làm điều đó.
Hầu hết các doanh nhân đều nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có mục đích rõ ràng hơn bao giờ hết.
Mọi người không chỉ mua những gì bạn làm – họ mua bởi vì họ hiểu lý do tại sao bạn làm điều đó.
Chữ “tại sao” trong câu chuyện của bạn có thể là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh.
4. Chúng ta làm điều đó như thế nào.
Mọi người không chỉ quan tâm đến những gì bạn làm và tại sao bạn làm điều đó – họ còn muốn biết cách bạn làm điều đó như thế nào.
Khả năng trình bày rõ ràng về phương pháp hay những gì bạn làm sẽ khiến bạn trở nên vừa tự tin vừa có kinh nghiệm trong mắt người khác – ngay cả khi bạn không tận tay làm điều đó.
Mặc dù các doanh nhân thường hào hứng với việc chia sẻ những gì họ làm, nhưng việc chia sẻ cách họ làm lại có thể tạo niềm tin và uy tín giữa họ với khách hàng tiềm năng.
5. Bằng chứng của chúng ta là gì.
Khách hàng tiềm năng muốn có bằng chứng về những kết quả thành công bạn đã đạt được và họ muốn biết bạn đã làm gì, tại sao bạn làm điều đó và bạn đã làm như thế nào.
Không điều gì khiến ai đó tin bạn nhiều hơn là một câu chuyện thành công của khách hàng.
Khi kể một câu chuyện như vậy, bạn hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ những nỗi đau và khó khăn mà khách hàng gặp phải khi họ đến với bạn; sau đó giải thích những gì bạn đã làm cho họ và tại sao bạn làm điều đó.
Cuối cùng, tiết lộ những lợi ích mà khách hàng có được khi làm việc với bạn.
Phương pháp này cho phép người nghe liên tưởng đến khách hàng trong câu chuyện của bạn và nó sẽ mang lại cho họ sự tin tưởng cần thiết để tìm đến bạn và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
Bạn có đang xem kể chuyện là một phần của chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân và kinh doanh của doanh nghiệp mình chưa?
Đối với bạn, khía cạnh khó nhất của việc kể chuyện là gì? Gần như tất cả mọi người đều có thể cải thiện câu trả lời của họ bằng câu hỏi, “Bạn làm nghề gì?”
Hãy kể nên những câu chuyện tuyệt vời của bạn và doanh nghiệp ngay từ bây giờ !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đan Linh | MarketingTrips