Skip to main content

Các nhà lãnh đạo đừng nên ngại khi nói về nỗi sợ hãi và sự lo lắng (P2)

21 Tháng Tám, 2021

Hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo hiện đang phải vật lộn với những lo lắng, nỗi sợ hãi và đủ các loại cảm xúc khó khăn khác. Vậy cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề này là gì?

Anthony Lee/Getty Images

Trở thành nhà lãnh đạo kiểu chia sẻ vốn rất khó – nhưng không phải là không thể.

Tất nhiên, việc trở thành một nhà lãnh đạo kiểu này thường nói dễ hơn làm. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu thấy rằng nhiều nhà lãnh đạo vẫn tỏ ra ủng hộ với phong cách lãnh đạo kiểu anh hùng và kiểu kỹ thuật, điều này là vị họ vốn tin vào một giả định phổ biến rằng các nhà lãnh đạo thực sự phải luôn có khát vọng và hướng tới kết quả, và việc thừa nhận những cảm xúc tiêu cực là một dấu hiệu của sự yếu kém.

Một nhà lãnh đạo kiểu anh hùng đã mô tả cảm giác của họ giống như “phải dẫn dắt những người khác bằng sự tích cực trong khi mọi thứ thì đang rất rối bời” và những nhà lãnh đạo khác khác thậm chí còn cảm thấy ăn năn về những điều tiêu cực.

Tương tự, các nhà lãnh đạo kiểu kỹ thuật thường ưu tiên “những thách thức trước mắt” và rằng họ cần “sự tập trung và có tổ chức để họ không bị phân tâm.”

Advertisement

Ngược lại, bất chấp những lợi ích rõ ràng của việc chia sẻ cảm xúc, nhiều nhà lãnh đạo đã mô tả “nỗi sợ hãi và những cuộc trò chuyện không thoải mái” rằng việc chia sẻ những cảm xúc tiêu cực sẽ làm suy yếu động lực của đội nhóm và thúc đẩy sự bi quan và lo lắng.

Vậy cần những gì để các nhà lãnh đạo khác có thể nắm lấy và phát triển kiểu lãnh đạo chia sẻ? Dưới đây là những gì mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra.

1. Tự phản ánh.

Khi bạn đang phải làm việc nhiều giờ liền và hết sức bận rộn, có thể rất khó để bạn có thể tìm được một khoảng thời gian để ‘tự vấn’ lại bản thân.

Nhưng bạn không thể chia sẻ cảm xúc của mình với người khác một cách hiệu quả cho đến khi chính bạn bắt đầu nhận ra chúng.

Advertisement

Nếu bạn không chắc nên bắt đầu từ đâu, hãy thử một trong các kỹ thuật sau:

  • Theo dõi cảm xúc của bạn bằng cách “kiểm tra nhiệt độ cảm xúc” hàng ngày.
  • Dành thời gian để viết hoặc nói về cảm xúc của bạn. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc viết nhật ký, viết blog, trò chuyện với một người thân yêu hoặc các chuyên gia mà bạn tin tưởng.
  • Tạo một thói quen. Nghiên cứu cho thấy rằng thậm chí 15 phút suy nghĩ có chủ đích vào cuối ngày hoặc trong quá trình đi làm của bạn cũng có thể tăng hiệu suất và xây dựng nhận thức về cảm xúc của bạn.

2. Bắt đầu với những hành động và mục tiêu nhỏ.

Việc xây dựng những mối quan hệ cởi mở và trung thực hơn với đồng nghiệp hay thậm chí là sếp của mình không phải là chuyện một sớm một chiều.

Trên thực tế, nếu bạn chia sẻ quá nhiều và quá sớm, nó có thể phản tác dụng.

Đặc biệt nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc cởi mở, hãy bắt đầu bằng cách thừa nhận một sự thất vọng nhỏ thay vì chia sẻ một thách thức lớn hoặc một cảm xúc tột độ.

Advertisement

3. Lên kế hoạch trước khi hành động.

Để đảm bảo bạn đang chia sẻ cảm xúc một cách hiệu quả, bạn hãy cân nhắc việc tạo ra một loạt các thách thức cá nhân mà bạn phải đối mặt, điều mà bạn có thể rút ra thông qua những trải nghiệm cá nhân.

Bằng cách này, thay vì chia sẻ một cách ngẫu nhiên những lo lắng của bạn hoặc bất cứ khi nào bạn nghĩ đến (có nguy cơ khiến bản thân hoặc người khác khó chịu), bạn có thể đảm bảo rằng bạn đã đủ chính chắn để truyền đạt những cảm xúc khó khăn này và đã chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng chúng một cách hiệu quả.

4. Tạo ra những khoảng thời gian và không gian dành riêng cho việc chia sẻ cảm xúc.

Giống như việc chia sẻ quá nhiều có thể gây phản tác dụng, việc chia sẻ cảm xúc không đúng thời điểm hoặc địa điểm cũng có thể phản tác dụng và làm xấu đi hình tượng của bạn trong mắt mọi người.

Để tránh những điều này, các nhà lãnh đạo nên dành thời gian và không gian cụ thể cho những cuộc trò chuyện vốn tiềm ẩn nhiều thách thức này.

Advertisement

5. Tạo ra những quy tắc để điều tiết cảm xúc.

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc chia sẻ cảm xúc tiêu cực của bạn là người khác có thể học cách quản lý cảm xúc của chính họ tốt hơn dựa trên cách bạn xử lý cảm xúc của chính mình. Có một số chiến lược cụ thể sau để điều chỉnh cảm xúc một cách hiệu quả:

  • Dựa vào mạng lưới hỗ trợ của bạn. Cho dù đó là đồng nghiệp đáng tin cậy, bạn bè hay thậm chí là một cố vấn chuyên nghiệp, không có gì phải xấu hổ khi yêu cầu sự giúp đỡ từ họ. Hãy cho nhân viên của bạn thấy rằng bạn cần sự trợ giúp từ họ và họ cũng sẽ có nhiều khả năng làm như vậy.
  • Hãy tự giúp mình bằng cách giúp đỡ những người khác. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hỗ trợ người khác có thể giúp cải thiện tâm trạng, sự tự tin và thậm chí là sức khỏe thể chất của bạn, nhưng cách tốt nhất để thuyết phục người khác về điều đó là thông qua các hĩnh mẫu hoặc ví dụ cụ thể..
  • Thay đổi quan điểm của bạn. Mặc dù điều quan trọng là bạn phải thừa nhận và đón nhận những cảm xúc tiêu cực, nhưng một trong những cơ chế đối phó hiệu quả nhất để ngăn cản việc chúng lấn át bạn đó là tập trung lại vào những yếu tố tích cực của một tình huống. Ví dụ: nếu bạn đang cảm thấy thất vọng về việc đại dịch đã làm gián đoạn cuộc sống làm việc của mình, hãy cố gắng thúc đẩy bản thân tập trung vào việc năm vừa qua đã tạo ra cho chúng ta nhiều cơ hội mới để thích nghi và thay đổi.
  • Hãy dành thời gian để nạp lại năng lượng. Nghiên cứu cho thấy rằng việc ngắt kết nối với mọi công việc sau giờ làm có thể làm giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe. Đừng ngại để mọi người thấy rằng bạn đang nghỉ ngơi hay theo đuổi những sở thích ngoài công việc.

6. Chia sẻ cả những điều tốt lẫn điều xấu.

Không ai là hoàn hảo cả. Nếu bạn không cảm thấy tự tin hoàn toàn về cách bạn xử lý cảm xúc tiêu cực hoặc các tình huống khó khăn, hãy cởi mở về điều đó.

Khi đội nhóm của bạn thấy bạn phản ứng một cách hiệu quả trên những trải nghiệm tiêu cực, họ sẽ chuẩn bị tốt hơn để tiếp tục cố gắng nếu gặp những thách thức tương tự để đối phó với cảm xúc tiêu cực của chính họ.

Những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất là những người không đẩy những cảm xúc tiêu cực đi xa hay tìm cách xa lánh chúng, mà thay vào đó, họ công khai và trung thực thừa nhận những thách thức họ đang phải đối mặt – họ cũng muốn nhân viên của họ làm điều tương tự.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement