Skip to main content

“Cái tôi” là kẻ thù thực sự của những nhà lãnh đạo

9 Tháng Chín, 2021

Khi chúng ta tin rằng mình là kiến trúc sư duy nhất cho sự thành công của mình, chúng ta có xu hướng trở nên thô lỗ, ích kỷ hơn và có nhiều khả năng làm gián đoạn người khác hơn.

"Cái tôi" là kẻ thù của những nhà lãnh đạo

Vào ngày đầu tiên làm Giám đốc điều hành của Tập đoàn Carlsberg, một công ty sản xuất bia và đồ uống toàn cầu, Cees ‘t Hart đã được trợ lý của mình trao cho một tấm thẻ đi thang máy. Thẻ này khóa khả năng di chuyển tới tất cả các tầng khác để anh chỉ có thể đi thẳng đến văn phòng của mình ở tầng 20.

Với nhiều cửa sổ, văn phòng của anh có một tầm nhìn tuyệt đẹp ra Copenhagen. Đây là những đặc quyền của vị trí mới của anh, những đặc quyền nói lên quyền lực và tầm quan trọng của anh với công ty này.

Advertisement

Cees đã dành ra hai tháng tiếp theo để thích nghi với những trách nhiệm mới của mình.

Nhưng trong suốt hai tháng đó, anh nhận thấy rằng có rất ít người xung quanh mình.

Vì thang máy không dừng ở các tầng khác và chỉ một nhóm giám đốc điều hành được chọn mới làm việc ở tầng 20, anh hiếm khi tương tác với các nhân viên khác của Carlsberg.

Cees quyết định chuyển từ văn phòng của mình trên tầng 20 sang một bàn làm việc trống trong một không gian mở ở tầng dưới.

Advertisement

Khi được hỏi về những thay đổi, Cees giải thích, “Nếu tôi không gặp mọi người, tôi sẽ không biết họ đang nghĩ gì. Và nếu tôi không nắm bắt được nhịp đập của tổ chức, tôi không thể lãnh đạo một cách hiệu quả được.”

Câu chuyện này là một ví dụ điển hình cho thấy một nhà lãnh đạo đã phải vất vả như thế nào chỉ để tránh những rủi ro vô nghĩa khi nắm giữ các vị trí cấp cao. Và rủi ro này là một vấn đề thực sự đối với các nhà lãnh đạo cấp cao.

Tóm lại, những nhà lãnh đạo cấp càng cao, càng thăng tiến trong hàng ngũ, họ càng có nguy cơ thổi phồng “cái tôi” của mình.

Và khi “cái tôi” của họ càng lớn, họ càng có nguy cơ mất kết nối với đồng nghiệp, văn hóa và cuối cùng là khách hàng của họ.

Advertisement

Khi chúng ta thăng tiến trong hàng ngũ, chúng ta có nhiều quyền lực hơn. Và cùng với đó, mọi người có nhiều khả năng muốn làm hài lòng chúng ta hơn bằng cách chăm chú lắng nghe hơn, đồng ý nhiều hơn và cười nhiều hơn với những câu chuyện của chúng ta.

Tất cả những điều này làm cho “cái tôi” trong chúng ta ngày một lớn lên.

Ông David Owen, cựu Ngoại trưởng Anh và cũng là một nhà thần kinh học, và Ông Jonathan Davidson, một giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại Đại học Duke, gọi đây là “hội chứng kiêu ngạo”, điều mà họ định nghĩa là “rối loạn sở hữu quyền lực, đặc biệt là quyền lực vốn đã gắn liền với những sự thành công vượt bậc, được nắm giữ trong một khoảng thời gian nhiều năm.”

Một “cái tôi” không được kiểm soát đúng cách có thể làm méo mó quan điểm của chúng ta hoặc làm sai lệch các giá trị của chúng ta.

Advertisement

Theo lời của Bà Jennifer Woo, Giám đốc điều hành và Chủ tịch của The Lane Crawford Joyce Group, một nhà bán lẻ hàng xa xỉ lớn nhất châu Á:

“Quản lý sự ham muốn, danh tiếng và sức ảnh hưởng của bản thân là trách nhiệm hàng đầu của bất kỳ nhà lãnh đạo nào.”

Khi chúng ta không thể kìm hãm sự khao khát của “cái tôi” để có thêm nhiều quyền lực hơn, chúng ta sẽ mất kiểm soát hoàn toàn với chúng.

“Cái tôi” khiến chúng ta dễ bị thao túng; nó thu hẹp tầm nhìn của chúng ta, nó làm hỏng hành vi của chúng ta và thường khiến chúng ta hành động ngược lại với giá trị của mình.

Advertisement

“Cái tôi” của chúng ta giống như một mục tiêu mà chúng ta luôn mang theo bên mình.

Và giống như với bất kỳ mục tiêu nào, mục tiêu càng lớn thì càng dễ bị bắn trúng. Bằng cách này, “cái tôi” khi được thổi phồng sẽ khiến người khác dễ dàng lợi dụng chúng ta hơn.

Bởi vì “cái tôi” của chúng ta khao khát sự tích cực, nó có thể khiến chúng ta dễ bị thao túng hơn. Nó khiến chúng ta có thể dễ bị người khác đoán trước hơn. Và khi mọi người biết được điều này, họ hoàn toàn có thể lợi dụng chúng ta.

Một “cái tôi” được thổi phồng cũng làm hỏng hành vi của chúng ta. Khi chúng ta tin rằng mình là kiến ​​trúc sư duy nhất cho sự thành công, chúng ta có xu hướng trở nên thô lỗ hơn, ích kỷ hơn và có nhiều khả năng làm gián đoạn người khác hơn.

Advertisement

Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta đối mặt với những thất bại và chỉ trích. Một “Cái tôi” được thổi phồng làm ngăn cản việc chúng ta có thể học hỏi từ những sai lầm của chính mình và tạo ra một bức tường phòng thủ khiến chúng ta khó đánh giá cao những bài học giá trị mà chúng ta có được từ những thất bại.

Cuối cùng, một “cái tôi” được thổi phồng sẽ làm thu hẹp tầm nhìn của chúng ta. “Cái tôi” luôn tìm kiếm những thông tin nhằm mục tiêu xác nhận những gì nó muốn tin.

Về cơ bản, một “cái tôi” lớn khiến chúng ta có một thành kiến ​​xác nhận (confirmation bias) tương ứng. Vì điều này, chúng ta đánh mất quan điểm của mình và kết thúc ở một nơi mà chúng ta chỉ nhìn thấy và nghe những gì chúng ta muốn.

Do đó, chúng ta dần mất đi kết nối với những người mà chúng ta lãnh đạo, nền văn hóa mà chúng ta là một phần của nó, và cuối cùng là khách hàng của chúng ta.

Advertisement

Thoát khỏi “cái tôi” là một công việc quan trọng và đầy thử thách. Nó đòi hỏi lòng vị tha, sự phản chiếu và lòng dũng cảm. Dưới đây là một số mẹo sẽ giúp bạn:

  • Hãy cân nhắc các đặc quyền mà bạn đang được cung cấp trong vai trò của mình. Một số trong số chúng cho phép bạn thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả. Nhưng một số trong số chúng chỉ đơn giản là những đặc quyền để thúc đẩy địa vị và quyền lực của bạn. Hãy cân nhắc xem bạn có thể từ bỏ những đặc quyền nào của mình.
  • Hỗ trợ, phát triển và làm việc với những người không tôn sùng “cái tôi” của bạn. Hãy tuyển những người thông minh, những người sẵn sằng lên tiếng.
  • Khiêm tốn và biết ơn là nền tảng của lòng vị tha. Hãy tạo thói quen là dành một chút thời gian vào cuối mỗi ngày để suy ngẫm về tất cả những người đã góp phần làm nên thành công của bạn vào ngày hôm đó. Điều này giúp bạn phát triển sự khiêm tốn một cách tự nhiên và bạn sẽ phải ngày càng nhận ra rằng bạn không phải là người duy nhất tạo nên thành công.

“Cái tôi” được thổi phồng đi kèm với thành công – lương cao hơn, văn phòng đẹp hơn, nhiều lời khen ngợi hơn… thường khiến chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đã tìm thấy câu trả lời của những giá trị có được khi trở thành một nhà lãnh đạo. Nhưng thực tế là không.

Lãnh đạo, tất cả là về con người, và con người thì đang thay đổi hàng ngày. Nếu chúng ta tin rằng mình đã tìm thấy chìa khóa chung để dẫn dắt mọi người, thì rất có thể chúng ta đã đánh mất nó.

Nếu chúng ta để “cái tôi” của mình quyết định những gì chúng ta thấy, những gì chúng ta nghe và những gì chúng ta tin tưởng, chúng ta đã để những thành công trong quá khứ làm tổn hại đến thành công của mình trong tương lai.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement