Skip to main content

Là sếp giỏi – Đừng so sánh mức độ chăm chỉ của mình với nhân viên

8 Tháng Bảy, 2023

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, nhiều người có xu hướng so sánh mức độ chăm chỉ hay cống hiến giữa nhân viên với họ, tuy nhiên, việc bắt nhân viên phải làm việc chăm chỉ như mình không phải là một con đường đúng đắn và mang lại giá trị.

Nhà lãnh đạo giỏi thường không so sánh mức độ chăm chỉ của họ với nhân viên
Nhà lãnh đạo giỏi thường không so sánh mức độ chăm chỉ của họ với nhân viên

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo hay thậm chí là các quản lý cấp cao, bạn tận tuỵ và không ngừng cống hiến cho công việc và đội nhóm của mình, bạn cũng không ít lần hy sinh cả thời gian cá nhân cho công việc.

Tuy nhiên, khi nhìn lại nhân viên của mình, khi họ đến công ty lúc 8h sáng và về đúng 5h chiều, bạn cho rằng họ không đủ sự chăm chỉ hay tận tuỵ như bạn, bạn tự hỏi làm sao để nhân viên có thể cống hiến cho công việc tương tự như mình đã làm.

Sự thật là, nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, bạn không nên hỏi những câu hỏi tương tự, bởi nhân viên của bạn khác bạn và họ trong hầu hết các trường hợp, không nhất thiết phải tận tuỵ như bạn.

Advertisement

Dưới đây là những lý do chính giải thích cho điều này.

1. Công việc của bạn không thể so sánh với công việc của họ.

Bạn cứ nghĩ rằng, nếu doanh nghiệp của bạn thành công, nếu bạn là công ty khởi nghiệp và có cơ hội được IPO với một khối tài sản lớn trong tương lai, thứ mà bạn có thể nhận được chắc chắn là sẽ khác nhiều so với những gì mà một nhân viên có thể có.

Vì những gì mà bạn có thể đạt được, bạn sẵn sàng hy sinh thời gian cá nhân, tận tuỵ nhiều hơn với công việc hay nói cách khác, bạn sẵn sàng đánh đổi.

Còn với nhân viên của bạn thì sao? Liệu họ cần phải chăm chỉ như cách bạn làm? Dù đó là sự so sánh về mức lương có thể nhận được, bạn và họ cũng đã khác xa nhau.

Advertisement

Ở một khía cạnh khác, nếu bạn là chủ doanh nghiệp, trong khi bạn đang theo đuổi giấc mơ (mạo hiểm) của riêng mình, nhân viên của bạn đã không chọn cách đó. Đó là lý do khiến họ làm việc cho bạn hơn là thành lập công ty của riêng họ.

Doanh nghiệp của bạn hay nói cách khác là những gì mà bạn đánh đổi (để có được) không có ý nghĩa nhiều đối với họ (giống như đối với bạn), bạn và họ theo đó cũng không nhất thiết phải làm những thứ giống nhau.

2. Cũng giống như tất cả các nhân viên khác, họ có quyền tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Kể từ khi đại dịch xảy ra, hàng triệu người khắp toàn cầu đã và đang đánh giá lại điều gì là quan trọng và thực sự có ý nghĩa đối với họ.

Một Cuộc đại từ chức (Great Resignation) đã diễn ra trên phạm vi toàn cầu trong đó có hơn 47 triệu nhân viên đã rời bỏ công việc của họ vào năm 2021.

Advertisement

Một số người đã rời bỏ công việc để tìm kiếm những công việc mới có ý nghĩa hơn đối với họ, một số khác đơn giản là tìm kiếm một cuộc sống khác bên ngoài công việc hay ít nhất là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Nếu bạn nhìn vào điều này, bạn sẽ không mấy ngạc nhiên khi thấy nhiều nhân viên ngày nay có thể không hào hứng với các công việc ngoài giờ. Họ có thể đã kiệt sức, cũng có thể là họ cần những giải pháp hỗ trợ mới từ doanh nghiệp.

3. Làm việc đúng giờ hay thậm chí là thêm giờ không có nghĩa là có năng lực.

Nhiều nhân viên sẵn sàng làm thêm và về trễ không có nghĩa là họ đam mê với công việc của mình. Đó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy họ sợ mất công việc hiện tại và không tự tin rằng họ có thể có được một công việc khác (tốt hơn).

Trong khi không phải tất cả các nhân viên làm việc đúng giờ hay từ chối làm ngoài giờ đều là người giỏi, nó có thể báo hiệu sự tự tin ở chính họ và chắc chắn rằng họ có thể kiếm được một công việc khác nếu họ ngừng làm công việc hiện tại (cho bạn).

Advertisement

Không ít các nhà lãnh đạo đánh giá nhân viên dựa trên số giờ họ làm việc tại văn phòng hay mức độ chăm chỉ (bận rộn) thay vì là chất lượng công việc thực sự được tạo ra.

Họ không nhất thiết phải làm việc chăm chỉ như cách bạn muốn, nhưng họ vẫn có thể đáp ứng tốt yêu cầu được giao.

4. Những nhân viên biết giải trí và nghỉ ngơi thường làm việc hiệu quả hơn.

Với tư cách là nhà lãnh đạo hay là Sếp, việc để nhân viên tiếp tục làm việc khi họ đã kiệt sức sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp cho bất kỳ ai hay bất cứ điều gì, kể cả doanh nghiệp của bạn.

Bất kể công việc hiện quan trọng như thế nào thì điều quan trọng là nhân viên của bạn phải luôn ở trạng thái có năng lượng nhất, dù điều đó không nhất thiết đến từ cái gọi là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Advertisement

Là Sếp, thay vì yêu cầu nhân viên chỉ biết làm và làm hay thậm chí là so sánh sự cống hiến giữa họ với bạn, bạn cần tìm ra một công thức hay xác định mức độ hợp lý mà bạn nên mong đợi từ nhân viên của mình, có thể hoặc là họ không cần phải chăm chỉ như cách bạn muốn, hoặc là bạn đưa ra những lý do đủ để họ tận tuỵ nhiều hơn (thậm chí là như bạn).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement