Skip to main content

30 tuổi chưa làm Manager là thất bại?

3 Tháng Chín, 2020

Tuổi 30 chưa làm manager, vẫn làm dưới trướng các em sếp trẻ mới 26, 27 tuổi là thất bại? Cũng không thể phủ nhận suy nghĩ này, thế nhưng, vẫn có nhiều người ngoài kia đã lên chức “Manager”, lương nghìn đô, đầy đủ vật chất … thế rồi sao? Họ vẫn chưa hài lòng, vẫn chưa thực sự tìm thấy thành công cho chính mình. Hãy trải nghiệm ngay ba bài học dưới đây trước khi sang tuổi 30 nhé.

Định nghĩa thành công trong sự nghiệp có phải là làm chức to, lương cao, sở hữu nhà lầu xe hơi khi bước qua tuổi 30 hay không?

Bài học đầu tiên: Không ngừng học hỏi

Đối với dân văn phòng chúng ta, việc đến lớp và học những kiến thức mới nghe có vẻ xa xỉ. Vì ngoài thời gian tại công sở, cuối tuần dành cho gia đình thì lấy đâu ra thời gian nữa mà đi học.  Chưa kể, trở ngại tuổi tác cũng là một phần khiến con đường học hành bị gián đoạn.

“Đầu tư càng nhiều vào bản thân mình càng tốt, bạn là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm này” 

Warren Buffett

Việc đầu tư vào bản thân chưa bao giờ là hoang phí. Hãy trang bị ngay cho mình một ngôn ngữ mới, kỹ năng mới, học cách nấu ăn, chơi nhạc cụ … bất cứ thứ gì bạn muốn và cảm thấy hứng thú. Biết đâu mai sau, chính những kỹ năng này sẽ giúp bạn thăng tiến trong công việc.

Mới nghe qua chắc nhiều bạn cũng tự hỏi làm sao có thể chơi một nhạc cụ mới, nói một ngôn ngữ mới trong vòng một ngày. Chẳng lẽ dành nguyên một ngày trời không ăn uống, không đi đâu và cứ thế mà học.

Bạn chỉ cần chia nhỏ 24 giờ đó thành 24 ngày và rồi mỗi ngày chỉ dành ra một giờ đồng hồ để thực sự học một điều mới.

Trong vòng một giờ đó, bạn hãy tạm gác mọi chuyện qua một bên, không điện thoại, không kiểm tra email, không lướt Facebook và chỉ tập trung học. Thế là sau 24 giờ, bạn đã biết cách chơi thêm một nhạc cụ, nói được thêm một ngoại ngữ mới, nấu thêm một món ăn mới rồi.

Bài học thứ hai: Học cách chăm sóc bản thân

Có rất nhiều tin tức đau lòng về chuyện những nhân viên công sở không chịu được áp lực công việc, dẫn đếb tự sát. Thật vậy, văn phòng hiện nay giống như một cái lồng khóa chặt chân chúng ta.

Ai đi làm cũng mong muốn có được mức lương cao, thăng tiến trong sự nghiệp nhưng suy đi tính lại, không có sức khỏe, lúc nào cũng ốm đau vì bệnh tật thì sao mà thành công nổi. Nếu có thành công thì sức khỏe đâu mà hưởng thụ thành quả lao động ấy.

Dân văn phòng hiện đại là phải biết chăm sóc bản thân. Không cần những thực đơn ăn uống vô cùng phức tạp, cũng không cần đến những chiếc thẻ phòng tập đắc tiền.

Chỉ cần các bạn làm theo quy tắc “3 Chăm” này, có thể đảm bảo rằng da dẻ, sức khỏe luôn trong tình trạng tươi tốt.

  • Chăm ăn, chăm uống: Nghe có vẻ đơn giản thế nhưng không phải ai cũng làm được. Thực tế, cơ thể chúng ta cần ít nhất 2 lít nước vào mỗi ngày.
  • Chưa kể, dân văn phòng thường bỏ bữa sáng, bữa trưa ăn trễ và đây là một thói quen vô cùng xấu cần phải loại bỏ. Vậy nên, hãy thường xuyên hẹn giờ trên outlook, trello, hoặc viết ra giấy note để tự nhắc nhở mình uống nước đầy, ăn điều độ.
  • Chăm tập thể dục: Dân văn phòng chúng ta thường có thói quen cứ hễ đặt “mông” xuống là ngồi dính ngay một chỗ. Thế nhưng, việc ngồi lì hàng giờ liền là nguyên nhân khiến cơ thể luôn trong tình trạng biểu tình, chống đối.
  • Đơn giản một vài động tác tại văn phòng sẽ giúp cải thiện sức khỏe ngay. Thay vì bạn nhắn tin cho đồng nghiệp làm một việc gì đó, hãy nhấc “mông” lên và đi. Bạn cũng có thể tập một số động tác cơ bản như xoay người, đứng lên ngồi xuống, nhìn tập trung vào một vật cách xa 2m để thư giãn mắt.
  • Chăm nghe nhạc: Mỗi sáng trước khi bắt đầu làm việc, hãy nghe nhạc để khởi động ngày mới. Không chỉ vậy, vào những lúc đầu óc căng thẳng do áp lực công việc, nhạc cũng là liều thuốc tuyệt vời giúp bạn giải tỏa đấy nhé.

Bài học cuối cùng: Dành thời gian cho các mối quan hệ

Nhiều người vẫn thường nói đùa “thành công không đi đôi với mối quan hệ”, cụ thể như gia đình, bạn bè, người thân… vì hầu hết thời gian chúng ta đều dành cho công việc. Sáng cho tới tận tối, trong tuần lẫn cuối tuần. Cứ thế chúng ta vô tình đánh rơi những mối quan hệ của chính bản thân mình.

Vậy mới nói, những giá trị vật chất không thể nào đặt ngang hàng với những giá trị của các mối quan hệ đem lại. Đừng để mất bò, chúng ta mới lo làm chuồng.

Vậy nên dù bạn có bận cỡ nào đi chăng nữa, một vài cú điện thoại gọi về cho gia đình, người thân, một vài dòng tin nhắn hỏi thăm bạn bè cũng đủ giúp bạn “chăm bón” cho những mối quan hệ này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo HR Insider

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Funding Societies của Singapore vừa huy động được 25 triệu USD

22 Tháng Mười Hai, 2024
Funding Societies, công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (fintech) ở Singapore, vừa huy động…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …