Skip to main content

Kỹ năng lãnh đạo: 3 chìa khoá chính để kiểm soát cảm xúc của bạn tại nơi làm việc

27 Tháng Sáu, 2021

Thật dễ dàng để bạn có thể phản ứng thái quá khi bị kích động về mặt cảm xúc. Nhưng nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo thực sự, bạn cần phải trở thành một người giao tiếp hiệu quả.

Tất cả chúng ta đều có thể đã từng có những ngày tháng phản ứng thái quá trước những điều mà đồng nghiệp, khách hàng hoặc đối tác đã nói với chúng ta.

Chúng ta có thể đã cảm thấy mình bị tấn công hoặc bị coi thường, và vì vậy chúng ta đã không kiểm soát được.

Advertisement

Khi điều đó xảy ra, cách tốt nhất để khắc phục là thừa nhận rằng bạn đã phản ứng thái quá và xin lỗi vì những hành vi nóng nảy của mình.

Tuy nhiên, thật không may, rất nhiều người đã thừa nhận những hành vi sai lầm của họ nhưng không xin lỗi hoặc thực hiện các bước để thay đổi nó.

Thay vào đó, họ thường bào chữa cho hành vi kém cỏi của mình kiểu “Tôi là thế đấy”.

Họ thường mong đợi bạn hiểu logic của họ và thừa nhận phản ứng xấu của họ và tất nhiên, các hành vi thái quá của họ vẫn cứ sẽ tái diễn.

Advertisement

Để giảm bớt sự ảnh hưởng của các phản ứng thái quá này tại nơi làm việc, hãy thực hành quá trình tự nhận thức về bản thân.

Là nhà lãnh đạo, chúng ta phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và làm những công việc cần làm để thay đổi các hành vi đó.

Dưới đây là 03 bước bạn có thể thực hiện ngay từ bây giờ để quản lý các yếu tố làm kích động cảm xúc của bạn và trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn:

1. Tự phản ánh bản thân.

Ngay cả khi bạn đang ở một trạng thái bình thường, không tức giận, hãy dành một chút thời gian để tự phản ánh bản thân. Hãy nghĩ về những lần bạn đã phản ứng thái quá.

Vấn đề chung của nó là gì? Bạn có cảm thấy như bạn đang bị tấn công không? Nếu suy nghĩ chậm lại vài phút thì bạn có hành xử như vậy không?

Advertisement

2. Kiểm tra cảm xúc của bạn.

Bạn cảm thấy thế nào trong mỗi tình huống mà bạn đã coi là mình đã phản ứng thái quá?

Bạn có cảm thấy mình nhỏ bé, ngu ngốc, vô hình, hay đáng trách không? Phản ứng thái quá của bạn đơn giản là cách bạn phản ứng lại khi bạn cảm thấy tiêu cực tại thời điểm đó.

Vì bất cứ lý do là gì, cảm giác tiêu cực đó dường như không thể chịu đựng được và gây ra một phản ứng cảm xúc mạnh mẽ trong bạn. Tuy nhiên bạn có thể kiểm soát được nó.

3. Lên kế hoạch xử lý.

Khi bạn đã xác định được điều gì làm kích động bạn và mỗi kích động khiến bạn cảm thấy như thế nào, bạn có thể lập một kế hoạch để giúp bạn có các phản ứng tích cực khác nhau trong tương lai.

Advertisement

Một trong những bước đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn có thể thực hiện ngay khi bạn cảm thấy mình bị kích động đó là ‘nhấn nút tạm dừng’ trước khi đưa ra phản ứng.

Hít thở sâu và sau đó quyết định các bước tiếp theo của bạn. Bạn có thể đặt ngược lại một câu hỏi để hiểu rõ hơn vấn đề đang bàn cãi.

Bạn cũng có thể ra tín hiệu để cho đồng nghiệp của bạn biết rằng bạn không thích cách họ nói chuyện với bạn một cách thiếu tôn trọng và ngược lại.

Nếu bạn thực hành làm theo các bước này đều đặn, bạn sẽ có thể mở rộng nhận thức về bản thân, hiểu thêm về bản thân và hiểu được các yếu tố kích động cảm xúc của bạn.

Advertisement

Bạn càng chú ý đến cách phản ứng của mình và càng hiểu rõ chúng mà không cần phán xét, bạn càng có nhiều quyền kiểm soát hơn.

Điều này cũng cho phép bạn tránh xa việc bao biện và chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Nó giúp tạo dựng niềm tin với những người xung quanh bạn, vì họ có thể nhìn thấy các nỗ lực mà bạn đang làm để thay đổi vấn đề.

Bạn thực sự đã trở thành một nhà lãnh đạo thực sự với kỹ năng giao tiếp hiệu quả !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement