6 bài học bạn có thể học được từ CEO của Startup
Không ai có thể chuẩn bị đầy đủ cho bạn những thứ để bạn trở thành một Giám đốc điều hành (CEO), nhưng đây là cách để bạn thành công.
Dưới đây là những bài học kinh nghiệm hàng đầu được chia sẻ bởi Ông Eric Trabold, CEO tại Nexkey với tư cách là một CEO của công ty khởi nghiệp.
Bạn cần nhiều hơn những con người tài năng.
Sự đổi mới, thành công, văn hóa… mọi thứ đều bắt nguồn từ những tài năng.
Một trong những công việc quan trọng nhất mà bạn cần làm với tư cách là CEO của công ty khởi nghiệp đó là tuyển dụng những người thực sự tài năng ở hầu hết các bộ phận chủ chốt trong toàn doanh nghiệp.
Tại sao điều này quan trọng? Những người tài năng bạn cần là ai? Những con người tài năng đó sẽ không bao giờ nói “Đó không phải là công việc của tôi”.
Mọi thử thách đều cần sự chung tay của tất cả mọi người và mọi người cần phải làm việc cùng nhau để phát triển.
Những người phù hợp sẽ nâng tầm doanh nghiệp, đôi khi theo những cách mà bạn không nghĩ là có thể. Hãy dựa vào những người này và tin tưởng họ.
Người con người tài năng mà bạn tuyển dụng cũng có khả năng thu hút những con người tài năng khác đến với tổ chức của bạn. Chu kỳ này thường là một vòng lặp liên tục và hiếm khi dừng lại.
Các giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp có thể yêu cầu những nhân tài khác nhau, vì vậy đừng bao giờ ngừng tuyển dụng, tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn luôn phải tuyển dụng.
Đừng suy nghĩ quá nhiều mà hãy bắt đầu bán hàng.
Tôi thấy có quá nhiều Startup thất bại trước cả khi họ có cơ hội để thành công. Tại sao lại như vậy? Họ đã đợi quá lâu để bắt đầu bán hàng.
Điều họ không nhận ra là bạn không thể hoàn thiện sản phẩm nếu không nhận được những phản hồi thực sự từ những khách hàng tiềm năng, đặc biệt là từ những khách hàng đã mua hàng của bạn.
Bạn cần nghiên cứu và thử nghiệm để xem liệu sản phẩm hay dịch vụ của bạn có phù hợp với thị trường hay không.
Nếu bạn đang đợi cho đến khi sản phẩm của mình trở nên “hoàn hảo”, bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi những vòng luẩn quẩn giữa sản phẩm với khách hàng. Hãy đưa sản phẩm của bạn đến với những khách hàng có khả năng chi trả càng sớm càng tốt.
Bạn có thể gửi các bảng khảo sát để phân tích mức độ hài lòng của khách hàng, đầu tư vào nghiên cứu thị trường, thu thập phản hồi thường xuyên và sau đó là đưa ra các quyết định mang tính giáo dục về cách bạn sẽ liên tục cải tiến sản phẩm và dịch vụ dựa trên những ý kiến đóng góp đó của khách hàng.
Đưa ra quyết định và thay đổi nhanh chóng nếu nó thực sự cần thiết.
Sai lầm sẽ không phải là vấn đề; bởi vì bạn sẽ tạo ra nó rất nhiều trong cuộc sống.
Bạn cần nắm lấy và xem xét sai lầm như là một cơ hội để bạn phát triển và học hỏi.
Hãy chuẩn bị để đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và đừng trì hoãn điều không thể tránh khỏi khi có điều gì đó cần thay đổi.
Đối với một doanh nghiệp, việc trì hoãn các quyết định sẽ có hại hơn nhiều so với việc đưa ra những quyết định sai lầm, hãy nhận ra điều đó và ngay lập tức thực hiện thay đổi.
Hãy giao tiếp thường xuyên với đội nhóm của bạn, gặp gỡ trực tiếp, xem xét những thông tin và dữ liệu mà được cung cấp, sau đó đưa ra quyết định của mình.
Bạn sẽ không biết đó có phải là quyết định đúng đắn hay không cho đến khi bạn đưa ra quyết định đó. Việc trì hoãn những thay đổi cần thiết sẽ giết chết sự phát triển và tiến bộ của doanh nghiệp.
Khuyến khích sự cộng tác từ các đội nhóm.
Bạn không thể ở khắp mọi nơi trong doanh nghiệp và có thể nhận biết ngay mọi vấn đề khi nó phát sinh, điều đó là không hợp lý và cũng không thực sự cần thiết.
Hãy khuyến khích các đội nhóm của bạn kết nối, thảo luận và đi đến những quyết định cùng với nhau mà không cần dựa vào bạn. Chỉ khi đó, công ty mới có thể mở rộng quy mô.
Khuyến khích các thành viên trong đội nhóm nhìn xa hơn và rộng hơn ngoài chính bộ phận của họ, họ cần hiểu được những hành động của chính họ có thể ảnh hưởng như thế nào đến những người khác và bộ phận khác.
Tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều phải làm việc vì một mục tiêu chung của tổ chức chứ không phải vì các bộ phận riêng lẻ.
Việc nuôi dưỡng một nền văn hóa khuyến khích sự cộng tác và giao tiếp là tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn làm đúng, các nhóm sẽ làm việc cùng nhau một cách tự nhiên.
Tìm người cố vấn (Mentors) và gặp gỡ các CEO khác.
Bạn nên ủng hộ việc có nhiều người cố vấn và kết nối với những người từng trải qua những trải nghiệm tương tự.
Trò chuyện với những người này sẽ vô cùng hữu ích trong việc đưa ra những quyết định nhanh chóng và thậm chí có thể mở mang tầm mắt của bạn cho một điều gì đó.
Thu thập càng nhiều thông tin đầu vào (input) càng tốt, nhưng cuối cùng hãy đưa ra quyết định của riêng bạn.
Có người cố vấn không có nghĩa là bạn sẽ trở thành một con cừu và làm theo mọi lời khuyên bạn tiếp nhận được.
Bạn phải là chính bạn, bạn cần tin tương vào bản thân và đội ngũ của mình vì không ai khác có thể hiểu biết công việc và doanh nghiệp của bạn hơn bạn.
Luôn tập trung vào mục tiêu và tiến về phía trước.
Khi đại dịch hay những cuộc khủng hoảng ập đến và khiến mọi thứ phải thay đổi, bạn không còn cách nào khác là phải đối mặt với nó với tư cách là một nhà lãnh đạo.
Sẽ có những thăng trầm, và đôi khi chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Hãy tiếp tục tiến về phía trước. Đừng chăm chăm vào những thất bại mà hãy xem chúng như là một cơ hội để cải thiện và làm tốt hơn.
Hãy nhớ tập trung vào mục đích chính của bạn hay doanh nghiệp mình và tận hưởng nó!
Là giám đốc điều hành, bạn đang ở vị trí mà mọi hành động của bạn đều có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nhân viên và đội ngũ. Nếu bạn đang cố gắng để mang lại sự thay đổi tích cực cho họ và cả thế giới, thì không có gì bạn không thể làm được.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giang Nguyễn | MarketingTrips