Skip to main content

Việt Nam thuộc Top 3 quốc gia có môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuận lợi

28 Tháng Ba, 2024

Năm 2023, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam vẫn có những bước phát triển tích cực. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định năm 2024 sẽ là năm đầy thách thức đối với các doanh nghiệp Starup.

Theo báo cáo mới nhất của Chỉ số Đổi mới toàn cầu (GII), năm 2023 vừa qua, Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc Top 3 có môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuận lợi, tích cực so với những nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Cụ thể, hiện tại Việt Nam đang đứng xếp hạng thứ 46/132 quốc gia, nền kinh tế theo GII và đồng thời là một trong số những quốc gia thăng hạng nhanh nhất trong 10 năm vừa qua.

Không chỉ vậy, Việt Nam cũng ghi nhận là nước có hệ sinh thái khởi nghiệp đứng thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình – thấp, góp mặt trong số ít ỏi những nước có sự phát triển vượt ngoài sự kỳ vọng của giới đầu tư.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định năm 2024 sẽ là năm nhiều biến động đối với các Startup Việt Nam. Tại tọa đàm “Kích hoạt nguồn lực để thâm nhâp thị trường quốc tế” do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, cho rằng năm 2024 là năm đứng trước thách thức của bước ngoặt phát triển, đổi mới đối với các doanh nghiệp.

“Nếu chúng ta không siêng học, siêng chuyển hóa, siêng lan tỏa kiến thức và kinh nghiệm của mình thì chắc chắn chúng ta sẽ thất bại, hãy là những người không bao giờ sợ thất bại và sẽ luôn tiến về phía trước”, bà Hạnh nhấn mạnh.

Đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp, bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Mạng lưới nhượng quyền và cấp phép Việt Nam (VFLN), cho biết các Startup cần quan tâm nâng cấp bản thân của chính doanh nghiệp mình bằng cách hợp tác cùng những người chuyên nghiệp để có thể đưa sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Mặt khác, bà Vân cho biết doanh nghiệp khởi nghiệp càn tiếp cận nhà đầu tư một cách khôn ngoan. Không chỉ tiếp cận về nguồn vốn, mà cần đặt mục tiêu “học hỏi, trau dồi”. Mỗi Startup phải có mong muốn phát triển bản thân thông qua việc kết nối, học tập từ cắc chuyên gia trong ngành.

Bên cạnh đó, theo bà Vân, doanh nghiệp cần chủ động định vị thương hiệu và chất lượng sản, sản phẩm chỉ tốt là chưa đủ mà phải mang đến giá trị cho người tiêu dùng.

Đồng tình, theo ông Nguyễn Thành Huy, nguyên đại diện Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, doanh nghiệp Startup không chỉ hướng đến thị trường nội địa mà phải vươn mình ở thị trường quốc tế. Cần tạo được sự khác biệt trong sản phẩm.

“Tuy nhiên, khác biệt nhưng phải gắn kết với người tiêu dùng, tùy vào mỗi quốc gia mà cần cách tiếp cận khác nhau. Quan trọng là hiểu được người tiêu dùng muốn gì và cần gì”, ông Huy nhận định.

Nhằm thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, vừa qua Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) đã phát động, triển khai Chương trình Khởi nghiệp xanh và Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp xanh phát triển bền vững lần thứ 10 năm 2024.

Đây là chương trình được thiết kế để phát triển khả năng kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm của các nông dân trẻ, tăng cường đội ngũ doanh nhân theo hướng kinh tế xanh, phát triển bền vững; Khuyến khích sự đổi mới đột phá của doanh nghiệp trẻ trong các lĩnh vực của nền kinh tế xanh, tạo tác động xã hội.

Theo ban tổ chức, cuộc thi đã được triển khai đến 63 tỉnh thành trên cả nước, tỷ lệ tăng trưởng số lượng dự án/mô hình tham gia vào hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp BSA đều đặn từ 15 – 20%/năm.

Đại diện một trong những “doanh nông” trẻ, anh Đỗ Đăng Khoa – người đã xuất sắc giành giải Nhất trong cuộc thi Khởi nghiệp xanh năm 2023, cho biết sau cuộc thi anh đã có nhiều đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bằng cách tận dụng nguyên liệu từ thiên nhiên có sẵn tại địa phương, anh Khoa đã cho ra đời sản phẩm ứng dụng vào đời sống, mang lại giá trị kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường từ xơ mướp.

Dự án kết nối con người với tự nhiên – Mr Mướp đã lên kệ của hệ thống siêu thị AEON Nhật Bản, thị trường xuất khẩu ổn định từ các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc, với các mặt hàng chủ lực là bộ sản phẩm đồ chơi cho thú cưng, các sản phẩm chùi rửa nhà bếp, bộ sản phẩm bông tăm,…đạt chứng nhận OCOP 3 sao và 4 sao.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Meta ra mắt Edits và muốn thay thế CapCut của TikTok

20 Tháng Một, 2025
Meta vừa chính thức trình làng công cụ chỉnh sửa video mới Edits trong bối cảnh mạng xã hội TikTo…

Đọc nhiều

Top 10+ xu hướng Marketing sẽ thống trị trong năm 2025 (từ Kantar)

18 Tháng Một, 2025
Theo báo cáo từ Kantar Media (một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,…