Báo cáo Google Ads Benchmarks 2023: Các dữ liệu đáng tham khảo nhất
Wordstream by LOCALiQ vừa công bố báo cáo mới về dữ liệu điểm số tiêu chuẩn quảng cáo (Benchmark) năm 2023, dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nhóm ngành nghề khác nhau và phân tích dựa trên các chỉ số khác nhau. Cùng tham khảo Báo cáo Google Ads Benchmarks 2023 trong bài viết này.
Nằm trong bối cảnh ngành quảng cáo nói riêng và ngành marketing nói chung, để đánh giá hiệu suất hay mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, marketer có thể sử dụng các “điểm số tiêu chuẩn” (Benchmark) theo ngành và thậm chí là theo từng thị trường cụ thể.
Hiểu một cách đơn giản, dựa theo điểm tiêu chuẩn có nghĩa là các nhà quảng cáo hay người làm marketing dựa trên điểm số trung bình của ngành theo các chỉ số cụ thể (ví dụ chỉ số CPM) để đo lường mức độ hiệu quả của thương hiệu với chỉ số tương ứng.
Nhằm mục tiêu giúp nhà quảng cáo có thể tự đánh giá hiệu suất quảng cáo của mình, Wordstream by LOCALiQ mới đây đã công bố báo cáo chi tiết về điểm số tiêu chuẩn với quảng cáo tìm kiếm (Search Advertising) trong năm 2023.
Dữ liệu bao gồm các điểm dữ liệu từ hàng nghìn chiến dịch quảng cáo từ cả Google và Microsoft Ads cho 20 ngành nghề kinh doanh hàng đầu như:
- Nghệ thuật & Giải trí.
- Ô tô.
- Giáo dục.
- Tài chính & Bảo hiểm.
- Sức khỏe & Thể hình.
- Sửa sang nhà cửa.
- Mua sắm & Bán lẻ.
- Du lịch.
Lưu ý là, vào từng bối cảnh khác nhau và từng thị trường khác nhau, các chỉ số benchmark có thể khác nhau do đó các marketer nên tham khảo và so sánh một cách phù hợp nhất (so sánh theo biên độ hay tỷ lệ thay vì so sánh chính xác dựa trên các con số).
Trong báo cáo này, benchmark sẽ được phân tích cho các Chiến dịch tìm kiếm từ Google và Microsoft Ads với các chỉ số đánh giá như:
- Tỷ lệ nhấp chuột (CTR).
- Giá mỗi nhấp chuột (CPC) trung bình.
- Tỷ lệ chuyển đổi (CR – Conversion rate).
- Giá mỗi chuyển đổi (CPA).
Dưới đây là chi tiết các dữ liệu.
Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) trung bình trong quảng cáo của Google và Microsoft theo ngành.
Như bạn có thể thấy, tỷ lệ nhấp chuột trung bình trên tất cả các ngành nằm trong khoảng 3-5% vào năm 2023.
Ngành nghề hay danh mục kinh doanh có CTR cao nhất là Nghệ thuật & Giải trí, với CTR đáng là 11,78%.
Khi nói đến chỉ số CTR hay tỷ lệ nhấp chuột từ quảng cáo, có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến nó như:
- Sự cạnh tranh từ đối thủ.
- Chiến lược đặt giá thầu.
- Vị trí (Position) của quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm.
- Sự liên quan của nội dung quảng cáo.
- Cách nhắm mục tiêu đối tượng khách hàng tiềm năng (Ad Targeting).
- Khi phân tích quảng cáo của bạn, Google cung cấp cho bạn các chỉ số về hiệu suất trong
- Điểm chất lượng của quảng cáo.
Chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC) trung bình trong quảng cáo của Google và Microsoft theo ngành.
Trong khi danh mục ngành “Luật và Dịch vụ pháp lý” có CTR thấp nhất thì nó cũng có CPC trung bình cao nhất. Vào năm 2023, CPC trung bình của ngành này là 9,21 USD.
Ở cấp độ thấp hơn, ngành Bất động sản và Nghệ thuật & Giải trí có CPC trung bình thấp nhất ở mức 1,55 USD.
Tương tự như việc phân tích số liệu CTR, CPC trung bình cũng chỉ là một chỉ số báo hiệu hiệu suất của quảng cáo.
Tỷ lệ chuyển đổi (CR) trung bình trong quảng cáo của Google và Microsoft theo ngành.
Tỷ lệ chuyển đổi trung bình được tính từ số lượng khách hàng tiềm năng (Lead) / Doanh số bán hàng có được chia cho số lần nhấp chuột từ quảng cáo hay số lượng khách hàng tiềm năng được chuyển thành khách hàng trên tổng số khách hàng tiềm năng có được.
Theo dữ liệu từ năm 2023, tỷ lệ chuyển đổi trung bình rất khác nhau giữa các ngành.
Các ngành có tỷ lệ chuyển đổi thấp nhất bao gồm:
- Trang phục/Thời trang & Trang sức: 1,57%
- Nội thất: 2,57%
- Bất động sản: 2,88%
Như đã đề cập ở trên, tỷ lệ chuyển đổi này khác nhau ở các thị trường khác nhau, do đó chỉ nên tham khảo về tỷ lệ hơn là đối chiếu chính xác.
Giá mỗi chuyển đổi trung bình (CPA) trong quảng cáo của Google và Microsoft theo ngành.
- CPC trung bình.
- CTR trung bình.
- Chiến thuật nhắm mục tiêu.
- Tỷ lệ chuyển đổi.
- Loại sản phẩm/dịch vụ thương hiệu đang bán.
Benchmark là gì?
Benchmark là những điểm số hay hệ số tiêu chuẩn được sử dụng làm hệ quy chiếu khi so sánh với những thứ tương tự khác (cùng hệ).
Thông thường, Benchmark gắn liền với các cấp độ đánh giá chất lượng chẳng hạn như tốt – xấu, cao – thấp hay ngắn – dài.
Benchmark (Benchmarking) theo đó được sử dụng để đo lường chất lượng của một thứ hay việc gì đó bằng cách so sánh chúng với một điểm số tiêu chuẩn được công nhận trước đó.
Để có thể hiểu đầy đủ về khái niệm và ý nghĩa của chỉ số benchmark, bạn có thể đọc bài viết benchmark là gì chi tiết từ MarketingTrips.
Tổng kết.
Việc tham khảo các chỉ số benchmark của ngành là một trong những cách thức phổ biến để đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.
Trong khi ở các thị trường khác nhau và trong từng danh mục sản phẩm khác nhau, các chỉ số có thể biến thiên khác nhau, marketer chỉ nên so sánh tham khảo theo tỷ lệ hơn là đối sánh chính xác theo các chỉ số.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc cải thiện hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo, hãy thử làm theo các mẹo bên dưới:
#1: Đặt mục tiêu phù hợp (và thực tế) cho chiến dịch.
#2: Kiểm tra các công cụ tìm kiếm khác ngoài Google.
#3: Chọn ngân sách phù hợp cho chiến dịch.
#4: Tập tập trung vào việc phân tích từ khoá.
#5: Tập trung tối ưu trang đích (Landing page) và nội dung quảng cáo.
#6: Đừng quên trải nghiệm của người dùng trên thiết bị di động!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nam Nguyen | MarketingTrips