Skip to main content

Mạng xã hội Instagram là gì? Tìm hiểu toàn diện về Instagram

5 Tháng Mười, 2022

Cùng tìm hiểu về một trong những mạng xã hội chia sẻ hình ảnh lớn nhất toàn cầu Instagram: Instagram là gì, lịch sử hình thành của mạng xã hội Instagram, những tính năng chính của Instagram là gì, cách đăng ký tài khoản và sử dụng Instagram cho người mới, lượng người dùng Instagram và hơn thế nữa.

instagram là gì
Instagram là gì? Cách đăng ký và sử dụng Instagram

Cùng với các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, LinkedIn, TikTok hay Twitter, Instagram là mạng xã hội lớn thứ 3 toàn cầu với hơn 1.5 tỷ người dùng tính đến năm 2022. Instagram nằm trong bức tranh tổng thể là mạng xã hội (Social Networks) với quy mô hơn 5 tỷ người dùng toàn cầu tính đến quý 2 năm 2022.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Instagram là gì?
  • Mạng xã hội là gì?
  • Lịch sử hình thành của mạng xã hội Instagram.
  • Những tính năng chính hiện có trên Instagram là gì?
  • Instagram hoạt động như thế nào hay cách sử dụng instagram ra sao.
  • Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Instagram.
  • Instagram phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
  • Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.
  • Instagram for Business là gì?
  • Instagram Ads là gì?
  • Những chiến lược chính để tối ưu tài khoản Instagram.
  • Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng Instagram là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Instagram là gì?

Instagram là mạng xã hội (Social Network) thuộc Meta Platforms Inc (trước đây là Facebook Platforms Inc), là một công ty truyền thông xã hội có trụ sở chính tại Menlo Park, California, Mỹ.

Về bản chất, Instagram không giống như Facebook hay TikTok, Instagram là mạng xã hội tập trung vào việc chia sẻ hình ảnh (Photo Social Networks), trong khi người dùng vẫn có thể nhắn tin trực tiếo cho nhau (DM), họ chủ yếu trải nghiệm hình ảnh trên nguồn cấp dữ liệu chính (News Feed).

Ngoài các nội dung là hình ảnh, người dùng Instagram giờ đây cũng có thể trải nghiệm video ngắn thông qua tính năng Reels.

Theo số liệu từ Statista, tính đến quý 2 năm 2022, Instagram có khoảng gần 1.5 tỷ người dùng (MAU) toàn cầu và ước tính đạt khoảng 1.6 tỷ người dùng trong năm 2022.

Cuối cùng, Instagram là một phần của không gian mạng xã hội bao gồm nhiều nền tảng khác nhau. Để có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm mạng xã hội cũng như các nội dung liên quan, bạn có thể xem tại: mạng xã hội là gì

Mạng xã hội là gì?

Thuật ngữ mạng xã hội (Social Network) đề cập đến việc sử dụng các trang web hay ứng dụng truyền thông xã hội (Social Media Sites, platforms) để kết nối với bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp dựa trên môi trường chính là Internet (trực tuyến).

Mạng xã hội có thể được sử dụng với mục đích xã hội, giải trí, mục đích kinh doanh và hơn thế nữa tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể.

Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng mạng xã hội lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, TikTok hay Twitter.

Tổng số lượng người dùng mạng xã hội toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người.

Lịch sử hình thành của mạng xã hội Instagram.

Theo Wikipedia, lịch sử hình thành của mạng xã hội Instagram có thể được chia thành 5 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn tượng trưng cho những gì mà Instagram đã làm được, là những cột mốc phát triển đáng nhớ của nền tảng.

Trước hết, Instagram ban đầu được phát triển ở San Francisco, Mỹ với tên gọi là Burbn, một ứng dụng “check-in” trên thiết bị di động được xây dựng bởi 2 nhà sáng lập là Kevin SystromMike Krieger.

Nhận thấy rằng Burbn quá giống với Foursquare, một nền tảng dữ liệu theo khu vực (location data platform), họ đã định hướng lại ứng dụng của mình bằng cách tập trung vào tính năng chia sẻ ảnh (Photo Sharing), vốn đã là một tính năng quen thuộc với phần lớn người dùng của nền tảng.

Burbn sau đó được đổi tên thành Instagram, chính là từ ghép của “Instant camera” (máy ảnh chụp lấy liền) và “Telegram” (chức năng điện tính).

Dưới đây là 5 giai đoạn hình thành và phát triển của mạng xã hội Instagram.

  • Giai đoạn 1 từ 2010–2011: Sự khởi đầu và những khoản vốn đầu tư.

Vào ngày 5 tháng 3 năm 2010, nhà sáng lập Systrom hoàn thành vòng tài trợ hạt giống (seed funding) với giá trị 500.000 USD từ Baseline Ventures và Andreessen Horowitz trong khi vẫn nỗ lực xây dựng Burbn.

Sau khi có được nguồn vốn đầu tư, Burbn cũng đã bắt đầu tuyển dụng một số vị trí quan trọng như người phụ trách về cộng đồng hay các kỹ sư công nghệ.

Bài đăng đầu tiên trên Instagram là một bức ảnh về Bến cảng South Beach tại Pier 38, được đăng bởi nhà sáng lập Mike Krieger lúc 5:26 chiều ngày 16 tháng 7 năm 2010.

Vào ngày 6 tháng 10 năm 2010, ứng dụng Instagram dành cho iOS đã chính thức được phát hành thông qua App Store (cửa hàng ứng dụng của Apple).

Vào tháng 2 năm 2011, một số thông tin cho rằng Instagram đã huy động được thêm 7 triệu USD trong vòng Series A từ nhiều nhà đầu tư khác nhau, bao gồm Benchmark Capital, Jack Dorsey (chính là người được nhắc đến nhiều nhất ngày nay với tư cách là CEO của Instagram), Chris Sacca (thông qua quỹ Capital) và Adam D’Angelo.

Vào tháng 4 năm 2012, Instagram đã huy động được thêm 50 triệu USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm với mức định giá mạng xã hội này là 500 triệu USD.

Joshua Kushner là nhà đầu tư lớn thứ hai trong vòng gọi vốn Series B của Instagram.

  • Giai đoạn 2 từ 2012–2014: Phát triển nền tảng và được Facebook mua lại.

Vào ngày 3 tháng 4 năm 2012, Instagram đã phát hành một phiên bản ứng dụng mới dành cho điện thoại Android (CH Play), và ngay sau đó chưa đầy 1 ngày, ứng dụng đã được tải xuống hơn 1 triệu lần.

Kể từ lần ra mắt đầu tiên này, ứng dụng Instagram dành cho Android đã trải qua 2 lần cập nhật quan trọng: Đầu tiên, vào tháng 3 năm 2014, Instagram được cắt giảm một nửa dung lượng của ứng dụng và sau đó vào tháng 4 năm 2017, ứng này thêm tính năng truy cập ngoại tuyến cho phép người dùng xem và tương tác với nội dung trên nền tảng mà không cần kết nối internet.

Vào ngày 9 tháng 4 năm 2012, Facebook, Inc. đã mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD bao gồm cả tiền mặt và cổ phiếu, với kế hoạch là giữ cho Instagram được quản lý độc lập.

Vào ngày 6 tháng 9 năm 2012, thỏa thuận giữa Instagram và Facebook chính thức hoàn thành với giá mua 300 triệu USD tiền mặt và 23 triệu cổ phiếu.

Vào tháng 11 năm 2012, Instagram ra mắt nền tảng website, cho phép người dùng trải nghiệm ứng dụng từ trình duyệt web nhưng với các tính năng bị hạn chế.

  • Giai đoạn 3 từ 2015–2017: Thiết kế lại ứng dụng và ứng dụng Windows.

Vào tháng 6 năm 2015, giao diện người dùng (UI) trên nền tảng web trên máy tính để bàn (Desktop) đã được thiết kế lại để trở nên mượt mà và tối giản hơn.

Sau nhiều năm nhận yêu cầu từ Microsoft, vào tháng 4 năm 2016, Instagram đã phát hành ứng dụng Windows 10 Mobile dành cho thiết bị di động.

Tương tự, vào tháng 10 năm 2016, ứng dụng dành cho máy tính cá nhân và máy tính bảng Windows 10 cũng đã được ra mắt.

Vào tháng 5, Instagram đã cập nhật phiên bản web dành cho thiết bị di động cho phép người dùng tải ảnh lên và bắt đầu ra mắt tab Khám phá (Explore).

Vào ngày 6 tháng 12 năm 2016, Instagram giới thiệu tính năng thích (Like) trong phần bình luận. Tuy nhiên, không giống như các lượt thích bài đăng, người dùng không nhận được bất cứ thông báo nào nếu có ai đó “Thích” bình luận của họ.

Vào ngày 30 tháng 4 năm 2019, ứng dụng Windows 10 Mobile đã bị loại bỏ.

  • Giai đoạn 4 từ 2018–2019: Xóa bộ đếm lượt thích và hơn thế nữa.

Để tuân thủ các quy định GDPR về khả năng di chuyển dữ liệu, Instagram đã giới thiệu tính năng mới cho người dùng tải xuống dữ liệu người dùng của họ vào tháng 4 năm 2018.

IGTV (ứng dụng xem video) được ra mắt vào ngày 20 tháng 6 năm 2018, dưới dạng một ứng dụng video độc lập.

Vào ngày 24 tháng 9 năm 2018, 2 nhà sáng lập đầu tiên của Instagram là Krieger và Systrom đã thông báo trong một tuyên bố rằng họ sẽ rời khỏi Instagram.

Vào ngày 1 tháng 10 năm 2018, Adam Mosseri là CEO mới của Instagram.

Với vai trò mới, Adam Mosseri sau đó đã loại bỏ tính năng đếm lượt thích, số lượt thích chỉ khả dụng với người đăng bài.

Vào tháng 8 năm 2019, Instagram cũng bắt đầu thử nghiệm việc xóa tab “Đang theo dõi” (Following) khỏi ứng dụng, tính năng cho phép người dùng xem nguồn cấp dữ liệu về lượt thích và nhận xét của những người dùng mà họ theo dõi.

  • Giai đoạn 5 Từ 2020 – nay: Các tính năng mới.

Vào tháng 3 năm 2020, Instagram đã tung ra một tính năng mới có tên là “Co-Watching”. Tính năng mới này cho phép người dùng chia sẻ bài đăng với nhau qua cuộc gọi điện video (video call).

Vào tháng 8 năm 2020, Instagram bắt đầu chuyển hướng sang video, cụ thể là định dạng video ngắn, giới thiệu một tính năng mới gọi là “Reels”. Reels là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với TikTok của ByteDance và Shorts của Google.

Vào tháng 2 năm 2021, Instagram bắt đầu thử nghiệm một tính năng mới có tên là Vertical Stories, cùng thời điểm này, nền tảng cũng bắt đầu thử nghiệm việc loại bỏ khả năng chia sẻ các bài đăng từ nguồn cấp dữ liệu (News Feed) lên các Câu chuyện (Stories).

Vào ngày 17 tháng 3 năm 2022, CEO Meta Mark Zuckerberg đã xác nhận kế hoạch thêm các mã thông báo không thể thay thế (NFTs) vào nền tảng nhằm mục tiêu hướng tới vũ trụ ảo Metaverse.

Những tính năng chính hiện có trên Instagram là gì?

Những tính năng chính hiện có trên Instagram là gì?
Những tính năng chính hiện có trên Instagram là gì?

Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, bên cạnh các tính năng cơ bản của một nền tảng mạng xã hội, Instagram cũng có nhiều tính năng mà các nền tảng khác không có.

Dưới đây là các tính năng chính mà người dùng có thể thực hiện trên mạng xã hội Instagram (có thể hành động sau khi đăng ký tài khoản).

  • Post – Đăng bài.

Cũng tương tự tính năng Tweet trên Twitter hay Create Post trên Facebook, đây là tính năng cho phép người dùng tạo mới các bài đăng trên Instagram.

Post - Tính năng đăng bài trên Instagram.
Post – Tính năng đăng bài trên Instagram.
  • Hashtag – Gắn thẻ cho bài đăng.

Vào tháng 1 năm 2011, Instagram đã bắt đầu giới thiệu thẻ hashtag, tức ký hiệu bắt đầu bằng dấu # để giúp người dùng khám phá các nội dung trên nền tảng.

Instagram khuyến khích người dùng tạo các thẻ cụ thể và phù hợp, thay vì gắn các thẻ xu hướng (trending hashtag) với mục đích được khám phá và có lượng tiếp cận cao hơn.

Để sử dụng hay tìm kiếm các thẻ hashtag, người dùng chỉ cần thêm dấu thăng # vào ngay trước cụm từ, ví dụ #marketingtrips hay #marketing, lưu ý không sử dụng khoảng trắng.

  • Instagram Explore (Search) – Khám phá.

Vào tháng 6 năm 2012, Instagram đã giới thiệu tính năng “Khám phá”, một tab bên trong ứng dụng giúp hiển thị các hình ảnh phổ biến hoặc những hình ảnh gần nơi người dùng đang sinh sống.

Như bạn có thể thấy ở trên, Instagram Explore chính là phần Search, nơi người dùng có thể khám phá các nội dung mới được nền tảng đề xuất dựa trên ở thích và hành vi.

Từ đây, người dùng có thể tìm kiếm bất cứ thứ gì thông qua các từ khoá cụ thể.

  • Instagram Reels – video ngắn.

Là một trong những tính năng HOT nhất của Instagram, Reels là nơi người dùng có thể khám phá các video dặng ngắn cũng như xây dựng các video cho riêng mình.

  • Instagram Direct Messaging (DM).

Vào tháng 12 năm 2013, Instagram chính thức ra mắt tính năng giúp người có thể nhắn tin trực tiếp với nhau thông qua hộp thư cá nhân.

Người dùng chỉ có thể gửi tin nhắn cho nhau khi đã “kết bạn” với nhau.

  • Instagram Stories.

Cũng tương tự Facebook Stories, Instagram Stories là phần mà người dùng có thể đăng các Câu chuyện ngắn của mình, họ cũng có thể chỉnh sửa, thêm hiệu ứng vào hình ảnh trước khi đăng. Stories sẽ tự động biến mất sau 24h kể từ khi đăng.

Cách sử dụng Instagram như thế nào hay Instagram hoạt động ra sao.

Instagram hoạt động hết sức đơn giản.

Sau khi đăng ký tài khoản (sẽ được đề cập trong các phần tiếp theo bên dưới) và thêm các thông tin cho tài khoản của mình, người dùng có thể bắt đầu đăng bài, kết bạn, tương tác với các thương hiệu hay người dùng khác trên nền tảng và hơn thế nữa.

Về bản chất, vì là mạng xã hội, ứng dụng Instagram hoạt động tương tự các nền tảng khác như Facebook hay TikTok, tuỳ vào từng sở thích hay hành vi của người dùng mà thuật toán của nó sẽ đề xuất những nội dung khác nhau.

Tuỳ vào từng mục đích khác nhau, người dùng có thể sử dụng mạng xã hội Instagram để tương tác với bạn bè, để tìm kiếm thông tin, để theo dõi các thương hiệu mình yêu thích, để kinh doanh và hơn thế nữa.

Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Instagram.

Một khi đã có thể thấu hiểu Instagram là gì và nhận thấy nó phù hợp với bạn, bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng mạng xã hội với hơn 1.4 tỷ người dùng này thông qua các bước đơn giản bên dưới.

  • Bước 1: Truy cập https://www.instagram.com/accounts/emailsignup/ để bắt đầu điền thông tin đăng ký hoặc tải xuống ứng dụng trên iOS và Android.
  • Bước 2: Điền các thông tin như email, số điện thoại, tên người dùng và mật khẩu.
  • Bước 3: Bấm chọn “Đăng ký”.
  • Bước 4: Xác nhận hoàn tất đăng ký qua email hoặc số điện thoại.
  • Bước 5: Hoàn thành việc đăng ký.

Instagram phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?

Instagram phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
Instagram phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?

Cũng giống như với hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác, thuật toán xếp hạng nội dung của Instagram cũng là một câu hỏi lớn đối với người dùng.

Theo đó, Instagram sẽ xếp hạng nội dung dựa vào các yếu tố chính sau (cập nhật đến 2022).

  • Những thông tin cụ thể về bài đăng – Đây là những tín hiệu thể hiện mức độ phổ biến của một bài đăng nhất định – Có bao nhiêu người đã thích, bình luận hay chia sẻ bài đăng đó, nó được đăng khi nào, nếu nó là video thì thời lượng của nó là bao lâu, người dùng xem hết bao nhiêu phần trăm nội dung. Theo thuật toán mới của Instagram thì lượng tương tác có được càng cao, bài đăng càng được ưu tiên hiển thị và đề xuất.
  • Thông tin về người đăng bài – Để giúp người dùng có được những thông tin có giá trị và hữu ích nhất, Instagram xem xết mức độ thú vị của người đăng bài với người dùng tiềm năng của họ, các tín hiệu như số lần mọi người đã tương tác với người đó trong vài tuần qua, hay mức độ phổ biến của người đó với cộng đồng của họ là những yếu tố xếp hạng chính.
  • Các hoạt động gần đây của người dùng – Instagram căn cứ vào những gì mà người dùng đã quan tâm trước đó (số lượng bài đã thích, các nội dung đã thích…) để đề xuất những nội dung phù hợp nhất.
  • Lịch sử tương tác của người dùng với một tài khoản cụ thể – Ngoài việc thể hiện mức độ quan tâm đến một số tài khoản hay nội dung cụ thể, thuật toán của Instagram còn căn cứ vào các mức độ tương tác cụ thể như bình luận hay chia sẻ, khi người dùng càng tương tác nhiều với một tài khoản nào đó, những nội dung mới nhất từ tài khoản đó sẽ xuất hiện sớm nhất trên Bảng tin của họ.
  • Ưu tiên Reels – Khi Instagram Reels là một trong những ưu tiên hàng đầu của Instagram và Facebook trong 2022, Instagram sử dụng các tín hiệu như các reel (thước phim) người dùng đã thích hay reel người dùng đã nhận xét và đã tương tác gần đây để xếp hạng và cung cấp những nội dung có liên quan.

Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.

  • Instagram – khoảng 1.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 50 tỷ USD.
  • Facebook – khoảng gần 3 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng 120 tỷ USD.
  • YouTube – khoảng hơn 2.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 30 tỷ USD.
  • LinkedIn – khoảng 800 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 rơi vào khoảng 10 tỷ USD.
  • TikTok – hơn 1 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là hơn 5 tỷ USD.
  • Twitter – hơn 350 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 là gần 5 tỷ USD.

Instagram for Business là gì?

Instagram for Business chính là giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trên Instagram, cụ thể, Instagram cung cấp tất cả các giải pháp quảng cáo cho thương hiệu muốn tiếp cận người dùng trên mạng xã hội Instagram.

Ngoài ra, Instagram for Business cũng là nền tảng mà các thương hiệu hay nhà sáng tạo có thể tìm cảm hứng cho các chiến dịch của mình trên Instagram.

Tất cả các sản phẩm của Instagram bao gồm quảng cáo, video, giải pháp mua sắm, nhắn tin và hơn thế nữa đều có sẵn ở đây, tuỳ từng mục tiêu khác nhau, các thương hiệu có thể lựa chọn các sản phẩm khác nhau.

Instagram Ads là gì?

Tương tự Facebook Ads hay Google Ads, Instagram Ads là giải pháp quảng cáo trên nền tảng Instagram.

Bạn có thể bắt đầu tạo các chiến dịch quảng cáo trên Instagram tại https://business.instagram.com/advertising, tuy nhiên, vì hiện Instagram Ads và Facebook Ads cùng sử dụng chung một trình quản lý quảng cáo thuộc Meta, nên việc bạn cần làm là đăng ký tài khoản quảng cáo trên Facebook.

Bạn có thể tìm hiểu về cách đăng ký tài khoản quảng cáo này (cả tài khoản doanh nghiệp và tài khoản cá nhân) tại trình quản lý quảng cáo Facebook.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng Instagram là gì?

  • Mạng xã hội Instagram là gì?

Instagram đơn giản là một nền tảng mạng xã hội chuyên về chia sẻ hình ảnh và video ngắn. Người dùng có thể sử dụng nó để giải trí, kinh doanh, đọc tin tức và nhiều thứ khác.

  • Instagram là mạng xã hội của nước nào?

Như MarketingTrips đã đề cập ở các phần đầu của bài viết, Instagram được phát triển bởi 2 nhà sáng lập là Kevin SystromMike Krieger ở San Francisco, Mỹ với tên gọi ban đầu là Burbn.

  • Instagram Explore là gì?

Còn được gọi là Instagram Search, đây là tính năng giúp người dùng khám phá các nội dung (hình ảnh video, stories) mới trên nền tảng, các nội dung này được đề xuất dựa trên hành vi của từng người dùng.

  • Instagram có ý nghĩa là gì?

Instagram là từ ghép của “Instant camera” (máy ảnh chụp lấy liền) và “Telegram” (chức năng điện tính). Ý nghĩa đằng sau điều này là, Instagram là nền tảng chia sẻ hình ảnh tức thời, giúp người dùng lưu lại và chia sẻ các khoảnh khắc trong cuộc sống bất cứ lúc nào.

  • Instagram Username là gì?

Tương tự tính năng Twitter Handle trên Twitter, Instagram Username là phần ký tự xuất hiện cuối mỗi URL, là điểm phân biệt giữa các tài khoản khác nhau.

Trong khi Instagram Name có thể trùng nhau, Instagram Username là duy nhất cho từng người dùng.

  • ID Instagram là gì?

Chính là phần Instagram username đã được đề cập ở trên. Đây chính là phần nhận diện hay tìm kiếm các tài khoản khác nhau trên Instagram.

  • Trang cá nhân Instagram gọi là gì?

Theo mặc định, tài khoản Instagram được đăng ký mới sẽ là tài khoản cá nhân hay còn gọi là Trang cá nhân, trong tiếng Anh có nghĩa là Profile.

Tuy nhiên, bạn có thể chuyển đổi sang tài khoản kinh doanh để dùng các tính năng bổ sung nhằm củng cố sự hiện diện của doanh nghiệp trên Instagram. Tài khoản kinh doanh còn được gọi là tài khoản doanh nghiệp, tức Business Account.

  • Instagram Marketing là gì?

Là toàn bộ các hoạt động liên quan đến marketing được thực hiện trên nền tảng Instagram. Từ các hoạt động quảng cáo đến đến việc xây dựng nội dung.

  • Người dùng Instagram là gì?

Là những người sử dụng (user) nền tảng Instagram, khi bạn đăng ký tài khoản và bắt trải nghiệm ứng dụng, bạn trở thành một người dùng của mạng xã hội này.

Kết luận.

Khi mạng xã hội được xem là xu hướng giải trí, mua sắm và hơn thế nữa, các nền tảng như Instagram hay Facebook sẽ tiếp tục là điểm đến ưu tiên của người dùng.

Bằng cách thấu hiểu cách thức hoạt động của mạng xã hội Instagram hay những tính năng chính hiện có trên Instagram là gì, bạn có thể bắt đầu sử dụng nó như là một kênh để giao tiếp, bán hàng, làm marketing và nhiều hoạt động khác một cách hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

7 xu hướng Digital Marketing nổi bật trong năm 2025

22 Tháng Mười Hai, 2024
Trong khi Digital marketing được dự báo tiếp tục là một kênh quan trọng để các thương hiệu và doa…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …