Skip to main content

Thẻ: API

Instagram API: Meta mở rộng API của Instagram tới nhà sáng tạo

Theo thông báo mới đây của Meta, API của Instagram đã được mở rộng tới các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng với mục tiêu kết nối sâu hơn và cho phép sử dụng nhiều tính năng hơn.

Instagram API: Meta mở rộng API của Instagram tới nhà sáng tạo
Instagram API: Meta mở rộng API của Instagram tới nhà sáng tạo

Theo đó, thông qua API của Instagram, các nền tảng của bên thứ ba (third-party platforms) sẽ có thể cung cấp nhiều tính năng đăng bài (Post) hơn trong ứng dụng của riêng họ.

Trước hết, các nhà phát triển của bên thứ ba (third-party developer) giờ đây sẽ có thể sử dụng tính năng xuất bản nội dung từ tài khoản người sáng tạo trên Instagram (Instagram Creator), thay vì chỉ là từ các tài khoản doanh nghiệp (business profiles) như trước đây.

Điều này có nghĩa là nếu bạn là nhà sáng tạo nội dung số trên Instagram hay sở hữu các tài khoản của Nhà sáng tạo, bạn có thể sử dụng các ứng dụng hay nền tảng của bên thứ ba để hỗ trợ việc đăng bài. Thay vì phải đăng nhập và sử dụng riêng lẻ nhiều tài khoản, bạn có thể quản lý nội dung từ một nơi duy nhất.

Giờ đây, Meta cũng sẽ cho phép người dùng gắn thẻ người dùng (tag) và đổi tên âm thanh gốc trong Reels thông qua API.

“Tính năng gắn thẻ người dùng sẽ cho phép các nhà phát triển cho phép người dùng gắn thẻ một hoặc nhiều người dùng trong quá trình xuất bản Reels từ API của Instagram.

Tính năng đổi tên ‘Âm thanh gốc’ (Original Audio) sẽ cho phép các nhà phát triển cho phép người dùng thay đổi tên ‘Âm thanh gốc’ mặc định cho bất kỳ âm thanh gốc nào mà họ sở hữu khi tạo Reels thông qua API của Instagram Reels.”

Cuối cùng, Meta cũng đã tăng giới hạn bài đăng hàng ngày cho mỗi tài khoản từ 25 lên 50 bài đăng áp dụng cho tất cả các loại bài đăng trên Stories, Reels và Bảng tin (News Feed).

Nhà phát triển có thể xem thêm về cách sử dụng API của Instagram tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

ChatGPT API: OpenAI thông báo ra mắt API cho chatbot AI

Vốn được chờ đợi bấy lâu, OpenAI vừa thông báo ra mắt công cụ tích hợp (API) cho chatbot được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo), ChatGPT API.

ChatGPT API
ChatGPT API

Kể từ khi ChatGPT ra mắt và nhanh chóng trở thành làn sóng mới trong giới công nghệ trí tuệ nhân tạo, nhiều nhà phát triển đã sớm hy vọng công cụ này sẽ ra mắt tính năng tích hợp (API) với các nền tảng thứ ba khác, điều này hiện đã trở thành hiện thực khi OpenAI, công ty hiện đang sở hữu ChatGPT thông báo ra mắt ChatGPT API.

Tính đến tháng 12, ChatGPT ước tính có hơn 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, các từ khoá liên quan đến chatbot này cũng trở thành xu hướng trên cả mạng xã hội và công cụ tìm kiếm.

Ngoài việc cung cấp miễn phí, cách đây không lâu, OpenAI cũng ra mắt ChatGPT Plus, một phiên bản có trả phí với giá 20 USD mỗi tháng.

ChatGPT API ra đời.

Vào ngày 2 tháng 3, OpenAI giới thiệu một API (cổng tích hợp dữ liệu) cho phép mọi doanh nghiệp có thể xây dựng và tích hợp các công nghệ của ChatGPT vào các ứng dụng, trang web, sản phẩm và dịch vụ của họ.

Ông Greg Brockman, chủ tịch và nhà đồng sáng lập của OpenAI cho biết:

“Chúng tôi đã phải mất một khoảng thời gian để đưa các API này đến một mức độ chất lượng nhất định. Nó có thể đáp ứng nhiều loại nhu cầu và quy mô khác nhau.”

Brockman cho biết API ChatGPT được cung cấp bởi cùng một mô hình AI đằng sau ChatGPT có tên là “gpt-3.5-turbo”. GPT-3.5 hiện là mô hình tạo văn bản (text-generating model) tốt nhất của OpenAI.

Với mức giá 0,002 USD trên mỗi 1.000 mã thông báo (Tokens) hoặc khoảng 750 từ, Brockman cho biết là API của ChatGPT có thể thúc đẩy nhiều trải nghiệm cho người sử dụng, bao gồm với cả các “ứng dụng không trò chuyện” (non-chat app). Snap, Quizlet, Instacart và Shopify là những ứng dụng đầu tiên sử dụng tính năng tích hợp.

Khi nói về những lợi ích mà ChatGPT API có thể mang lại, Brockman nói tiếp:

“Nếu bạn đang xây dựng một trợ lý hay gia sư với sự hỗ trợ của AI, bạn sẽ không bao giờ muốn nó chỉ đưa ra những câu trả lời rập khuôn hay máy móc. Bạn muốn nó trò chuyện với bạn, giải thích cho bạn và hơn thế nữa — đó là những ví dụ về loại hệ thống mà bạn có thể xây dựng với API của ChatGPT.”

ChatGPT là gì?

ChatGPT là chatbot sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI. Chữ Chat đại diện cho khả năng trò chuyện của chatbot và GPT là từ viết tắt của một thuật toán có tên là Generative Pre-trained Transformer.

Về bản chất, ChatGPT là mô hình ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng các dữ liệu có sẵn trên internet thông qua các thuật toán có sẵn để cung cấp những câu trả lời mang tính tự nhiên (hội thoại) cao tới các câu hỏi hay truy vấn tương ứng.

Ứng dụng ChatGPT vào doanh nghiệp.

Nền tảng hỗ trợ thương mại điện tử Shopify đã sử dụng ChatGPT API để xây dựng một trợ lý được cá nhân hóa cho các đề xuất mua sắm, trong khi Instacart, một nền tảng dịch vụ bán lẻ của Mỹ đã tận dụng nó để tạo Ask Instacart, một tính năng cho phép khách hàng của Instacart đặt câu hỏi về những băn khoăn liên quan đến các sản phẩm mà họ đang cung cấp.

Ông JJ Zhuang, đại diện của Instacart cho biết:

“Mua sắm hàng tạp hóa thường đòi hỏi rất nhiều thứ, từ mức ngân sách có thể trả, yếu tố sức khỏe, hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm, sở thích cá nhân, tính thời vụ, cách chế biến, thời gian chuẩn bị hay cả công thức chế biến sao cho ngon.”

Điều gì sẽ xảy ra nếu AI có thể đảm nhận tất cả những công việc này và chúng tôi có thể giúp những người chủ gia đình, những người thường xuyên mua hàng tạp hóa, lên kế hoạch cho bữa ăn hay bày biện thức ăn có thể cảm nhận được sự thú vị trong công việc của họ.

Hệ thống AI của Instacart, khi sử dụng API với ChatGPT của OpenAI, sẽ cho phép chúng tôi thực hiện chính xác điều đó và chúng tôi rất vui mừng khi bắt đầu thử nghiệm những gì có thể làm trong ứng dụng Instacart.”

Trong khi lượng người dùng đăng ký ChatGPT ngày càng tăng, những lo ngại về các nội dung sai lệch mà chatbot này cung cấp cho người dùng vẫn còn đó, với những “chiêu” mà người sử dụng cố tình “đánh lừa”, ChatGPT đã không còn hoạt động như cách nó được lập trình ban đầu.

Một ví dụ gần đây về việc một nhân viên tại công ty khởi nghiệp Scale AI đã có thể yêu cầu ChatGPT tiết lộ thông tin về cách thức hoạt động kỹ thuật bên trong của chatbot lại càng làm dấy lên mối bận tâm về điều này.

API của ChatGPT (OpenAI) sẽ có nhiều thứ mới.

API của ChatGPT sẽ có nhiều thứ mới.
API của ChatGPT sẽ có nhiều thứ mới.

Để giải đáp, Brockman đã nhấn mạnh một cách tiếp cận mới (và chắc chắn có thể khiến người dùng an tâm hơn) đó là công nghệ Ngôn ngữ đánh dấu cuộc trò chuyện, được gọi tắt là ChatML.

ChatML cung cấp văn bản cho API ChatGPT dưới dạng một chuỗi các thông điệp song song với các thẻ siêu dữ liệu (metadata). Điều này trái ngược với ChatGPT tiêu chuẩn vốn sử dụng văn bản dưới dạng thô được biểu thị dưới dạng một loạt mã thông báo (tokens).

Ví dụ: từ “fantastic” sẽ được chia thành các mã thông báo gồm “fan”, “tas” và “tic”.)

Ông Brockman nói tiếp:

“Nếu bạn hỏi, ‘hãy đưa ra một số ý tưởng tổ chức tiệc thú vị cho sinh nhật lần thứ 30 của tôi’, nhà phát triển (developer) có thể chọn nối thêm lời nhắc đó bằng một lời nhắc bổ sung chẳng hạn như ‘Bạn là một chatbot trò chuyện được thiết kế để giúp người dùng giải đáp các câu hỏi mà họ đặt ra. Bạn nên trả lời một cách trung thực và vui vẻ!'”. Các hướng dẫn này có thể lọc các phản hồi của ChatGPT.

Brockman cũng cho biết OpenAI sẽ sớm ra mắt một API cao cấp hơn cho ChatGPT:

“Chúng tôi đang chuyển sang một API cấp cao hơn. Nếu bạn có thể cung cấp những cấu trúc rõ ràng cho dữ liệu đầu vào, ví dụ bạn nói, ‘cái này là của nhà phát triển’ (developer) hoặc ‘cái này là của người dùng’ (user)…các kiểu tấn công dữ liệu nói trên đến ChatGPT sẽ khó diễn ra hơn.”

Bạn có thể xem trực tiếp về tính năng API của ChatGPT tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google công bố phương thức theo dõi mới mang tên Topics API thay cho Cookies

Google vừa chính thức thông báo tạm dừng FLoC, thay thế cách đo lường bằng cookies bằng Topics API.

Google công bố phương thức theo dõi mới mang tên Topics API thay cho Cookies

Topics API là một hệ thống mới giúp các nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu quảng cáo theo sở thích (interest-based advertising) đến người dùng.

Topics được hoạt động bằng cách xác định chính xác các sở thích của người dùng theo các chủ đề khác nhau chẳng hạn như “Thể dục” hoặc “Du lịch” dựa trên hoạt động web.

Các trình duyệt theo đó sẽ lưu trữ các chủ đề này trong 3 tuần trước khi xóa chúng. Google nói rằng các danh mục được thu thập này “được lựa chọn hoàn toàn trên thiết bị của bạn” và không liên quan đến “bất kỳ máy chủ bên ngoài nào khác, kể cả máy chủ của Google.”

Theo thông tin từ Google, hiện có khoảng 350 chủ đề có sẵn trong phân loại quảng cáo của hệ thống (Google sẽ thêm mới nhiều chủ đề khác).

Các chủ đề này sẽ không bao gồm bất kỳ “danh mục nhạy cảm” nào như phân biệt chủng tộc hoặc giới tính. Và nếu bạn đang sử dụng Chrome, Google đang xây dựng các công cụ để cho phép bạn xem, xóa các chủ đề cũng như tắt tính năng này.

Bên trái là phương thức theo dõi người dùng bằng Cookies (cũ) và bên phải là theo Topics mới.

Trước Topics, Google từng công bố FLoC (Federated Learning of Cohorts – một kiểu theo dõi người dùng bằng phương pháp học tập liên kết giữa các nhóm người dùng nhỏ) có thể theo dõi người dùng dựa trên khái niệm cohort – đó là một nhóm nhỏ những người có các sở thích tương tự nhau.

Tuy nhiên, các nhà phê bình về quyền riêng tư cho rằng hệ thống này của Google có thể gây ra thêm nhiều rủi ro về quyền riêng tư, chẳng hạn như giúp các nhà quảng cáo dễ dàng nhận dạng bạn hơn bằng các dấu vân tay trên trình duyệt, một công cụ được các website sử dụng để lấy các thông tin cụ thể về thiết bị và trình duyệt của người dùng.

Khi nói đến hệ thống theo dõi mới Topics API, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cho biết: “Về cơ bản, Topics ít đáng sợ hơn so với FLoC. Nó sẽ cho phép những hệ thống theo dõi của bên thứ ba (third-party trackers) biết về loại trang web mà người dùng đang truy cập và nó có thể giúp các website hay nhà quảng cáo nhận dạng họ trên các thiết bị.”

Topics sẽ hoạt động bằng cách chia sẻ danh sách các sở thích của người dùng với nhà quảng cáo, nó có thể “cung cấp cho các hệ thống theo dõi một luồng thông tin mới khổng lồ mà họ có thể sử dụng để xây dựng hồ sơ hiểu biết về người dùng”.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Google Topics API tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Instagram thêm quảng cáo Reels vào cổng tích hợp Marketing API

Facebook đang tìm cách mở rộng khả năng sử dụng quảng cáo Reels bằng cách thêm các vị trí đặt quảng cáo Reels vào cổng Marketing API trên Instagram.

Facebook đang tìm cách mở rộng khả năng sử dụng quảng cáo Reels bằng cách thêm các vị trí đặt quảng cáo Reels vào cổng Marketing API trên Instagram.
Source: CNET

Về cơ bản điều này sẽ cho phép các nền tảng của bên thứ ba (third-party platforms) đủ điều kiện tạo ra các quảng cáo Reels trong luồng quảng cáo kỹ thuật số của họ.

Theo giải thích của Facebook:

“Giờ đây, chúng tôi cho phép phân phối các vị trí quảng cáo Reels trên Instagram thông qua cổng API (tích hợp) Marketing của Instagram. Điều này sẽ có sẵn trên tất cả các phiên bản API Marketing hiện tại của chúng tôi và không yêu cầu nâng cấp thêm.”

Với API Marketing, bạn có thể tạo, đo lường và tối ưu hóa quảng cáo trên Instagram ở mọi vị trí như trong nguồn cấp dữ liệu chính, trong Stories, trong tab “Khám phá” và trong Reels. Để tạo quảng cáo của bạn, bạn có thể xem hướng dẫn ngay tại: API Marketing.

Các đối tác quảng cáo của Facebook sử dụng các API để tích hợp các tính năng của Facebook vào nền tảng của riêng họ, chẳng hạn như việc cho phép các công cụ như Hootsuite xây dựng các tùy chọn đăng bài khác nhau trên các nền tảng của nó.

Việc bổ sung các vị trí đặt quảng cáo (ad placements) của Reels sẽ giúp nhiều thương hiệu triển khai các chiến dịch Reels một cách dễ dàng hơn và khi Facebook muốn tăng cường tập trung vào các video dạng ngắn, điều này có thể mang đến những cơ hội với các thử nghiệm mới cho các bên tham gia.

CEO Instagram, Ông Adam Mosseri nói rằng Reels hiện là một trong những tính năng phát triển nhanh nhất trong ứng dụng, điều đang mang lại nhiều tiềm năng lớn về phạm vi tiếp cận và tăng trưởng cho các thương hiệu.

Bạn có thể tìm hiểu và xem cách tích hợp tại: Instagram Marketing API

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen