Google coi đây là hai trường hợp mà nó có thể cần xóa nội dung của bạn ra khỏi trang kết quả từ công cụ tìm kiếm.
Chuyên gia tìm kiếm Danny Sullivan giải thích hai lý do khiến nội dung của bạn có thể bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm.
Theo Ông Sullivan, Google hướng tới việc cung cấp quyền truy cập mở đến thông tin, nhưng đôi khi nội dung phải bị xóa để bảo vệ người dùng hoặc tuân thủ luật pháp.
Xóa nội dung khỏi kết quả tìm kiếm không phải là một hành động mà Google thực hiện thường xuyên trên nền tảng.
Ngay cả khi các website vi phạm các quy tắc của Google thông qua SEO mũ đen (black hat) cũng không bị xóa chỉ mục (de-indexed) vĩnh viễn.
Vậy điều gì sẽ khiến Google xóa nội dung của bạn ra khỏi kết quả tìm kiếm?
Xóa nội dung để tuân thủ Luật.
Google sẽ xóa nội dung khỏi kết quả tìm kiếm khi các điều luật của mình yêu cầu phải làm như vậy.
Vì các nghĩa vụ pháp lý của Google liên quan đến luật về quyền riêng tư và ‘nội dung phỉ báng’ của từng quốc gia và điều này là khác nhau giữa các quốc gia.
Ông Sullivan cho biết Google luôn tự giữ mình ở một tiêu chuẩn cao khi đáp ứng các yêu cầu pháp lý này để xóa các trang và nội dung ra khỏi kết quả tìm kiếm.
Trong nhiều trường hợp, Google không thể tự phát hiện các nội dung vi phạm pháp luật.
Google sẽ dựa vào người dùng và các cơ quan chức năng để báo cáo nội dung có thể cần bị xóa vì những lý do pháp lý.
Bất kỳ ai cũng có thể gửi yêu cầu xóa nội dung mà họ cho rằng chúng vi phạm pháp luật bằng cách điền vào biểu mẫu này.
Google sẽ xem xét yêu cầu và đưa ra quyết định về việc liệu nội dung đó có đáp ứng các yêu cầu pháp lý trên nền tảng để bị xóa hay không.
Khi có thể, Google sẽ thông báo cho chủ sở hữu website về các yêu cầu xóa nội dung thông qua công cụ Search Console.
Xóa nội dung để bảo vệ người dùng.
Google có thể xóa nội dung, ngay cả khi luật pháp không yêu cầu, khi nội dung đó có chứa thông tin mang tính cá nhân cao.
Ví dụ: khi nội dung đó bao gồm thông tin tài chính hoặc y tế, ID do chính phủ cấp và ‘hình ảnh thân mật’ được xuất bản mà không có sự đồng ý của bên thứ 3.
Do khả năng bị tổn hại là rất cao khi những thông tin cá nhân rơi vào tay kẻ xấu, Google cung cấp cho mọi người dùng khả năng yêu cầu xóa nội dung ra khỏi kết quả tìm kiếm.
Người dùng cũng có thể yêu cầu xóa nội dung khỏi kết quả tìm kiếm của Google khi các trang nội dung về chính họ xuất hiện trên các website mang tính lợi dụng.
Quyết định xóa nội dung được xác định bằng cách đánh giá xem liệu các tác hại tiềm ẩn mà nội dung đó có thể gây ra có lớn hơn giá trị mà nội dung đó mang lại cho người tìm kiếm hay không.
Sử dụng những thông tin chi tiết để giải quyết vấn đề trên quy mô lớn.
Việc xóa các trang riêng lẻ khỏi kết quả tìm kiếm không mở rộng theo quy mô của website.
Tuy nhiên, Google sẽ sử dụng thông tin chi tiết từ các yêu cầu xóa đó để thiết kế hệ thống giải quyết các vấn đề trên tất cả các kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: nếu một website nhận được lượng lớn yêu cầu xóa nội dung do vi phạm luật bản quyền, thì Google sẽ giảm thiểu sự xuất hiện của website đó trong kết quả tìm kiếm.
Các biện pháp tương tự cũng sẽ được áp dụng cho các website nhận được nhiều yêu cầu xóa đối với các trang chứa thông tin cá nhân.
Ông Sullivan nhắc nhở mọi người rằng mặc dù nội dung bị xóa khỏi Google nhưng nó vẫn có thể được tồn tại trên website.
“Cuối cùng, điều quan trọng cần nhớ là ngay cả khi chúng tôi xóa nội dung khỏi ‘Google Tìm kiếm’, nội dung đó vẫn có thể tồn tại trên website và chỉ chủ sở hữu website đó mới có thể xóa hoàn toàn nội dung.
Tuy nhiên, chúng tôi đấu tranh chống lại tác hại của việc những thông tin cá nhân nhạy cảm xuất hiện trong kết quả của chúng tôi và thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo chúng tôi tuân thủ luật pháp ”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các nội dung như Black Hat SEO (SEO mũ đen) là gì, White Hat SEO (SEO mũ trắng) là gì, Gray Hat SEO (SEO mũ xám) là gì và các lý thuyết khác trong ngành SEO.
White Hat SEO (SEO mũ trắng), Black Hat SEO (SEO mũ đen) và Grey Hat SEO (SEO mũ xám) là những thuật ngữ được sử dụng dựa theo hình ảnh trong các bộ phim ở phương Tây từ những năm 1920. Chúng là một cách gọi đơn giản để nói lên sự khác biệt giữa người anh hùng và nhân vật phản diện.
Theo đó, những người anh hùng thường đội mũ trắng, tạo nên thuật ngữ SEO mũ trắng hay White Hat SEO. Nhân vật phản diện lại đội mũ đen và hình thành nên thuật ngữ SEO mũ đen hay Black Hat SEO.
Cuối cùng, mặc dù nhân vật đội mũ xám ít xuất hiện, nhưng nó được xem là sự pha trộn giữa mũ trắng và mũ đen, khái niệm Grey Hat SEO được hình thành.
Ngành công nghiệp SEO hay Search Engine Optimization dần dần đã áp dụng một cách rộng rãi các cụm từ này, mỗi cụm từ tương ứng với một “tính cách” đại diện cho một nhân vật nhất định.
SEO mũ trắng hay White Hat SEO đại diện cho những cách làm SEO “chân chính”.
SEO mũ đen hay Black Hat SEO là hình ảnh của nhân vật phản diện, làm SEO không chân chính.
SEO mũ xám hay Grey Hat SEO là sự pha trộn giữa chân chính và không chân chính.
Trước khi khám phá chi tiết từng phần nội dung này, vì nó là những thuật ngữ nằm trong một khái niệm lớn hơn đó là SEO hay tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, đầu tiên bạn cần phải hiểu SEO là gì.
SEO là gì?
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên trang tìm kiếm (SERPs) của các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing.
Để có thể hiểu đầy đủ và toàn diện nhất về ngành SEO, bạn có thể xem tại: seo là gì
White Hat SEO hay SEO mũ trắng là gì?
SEO mũ trắng có nghĩa là thực hiện các hoạt động SEO tuân theo các quy tắc hay chính sách của công cụ tìm kiếm.
Đơn giản, bạn chỉ sử dụng các chiến thuật có đạo đức, không gian lận hay tìm cách thao túng công cụ tìm kiếm (sử dụng công cụ hay phần mềm spam) và làm theo hướng dẫn của các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing.
Có thể gọi White Hat SEO hay SEO mũ trắng là SEO bền vững hay SEO chất lượng.
Black Hat SEO hay SEO mũ đen là gì?
Như đã đề cập ở đầu bài, ngược lại với SEO mũ trắng chính là SEO mũ đen, có nghĩa là người làm SEO khi này sử dụng các hành động gian lận.
Họ sử dụng các chiến thuật gian lận, công cụ hay phần mềm spam trong SEO để thao túng kết quả hay thứ hạng từ khoá trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Những hoạt động này thường đi ngược lại với quy định và các chính sách hướng dẫn của các công cụ tìm kiếm.
Nếu bạn thử tìm kiếm vài từ khoá như “phần mềm SEO” hay “công cụ SEO”, có vô số các website hiện đang cung cấp dịch vụ hay cách làm này.
Vì bản chất là nó đi ngược lại với chính sách của các công cụ tìm kiếm và không bền vững, rất hiếm khi các doanh nghiệp có thương hiệu sử dụng chiến thuật SEO này, thay vào đó, nó chủ yếu được sử dụng bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ SEO (SEO Agency).
Đơn giản là bởi vì, họ chỉ cần cam kết thứ hạng cho khách hàng của họ mà không cần quan tâm đến bất cứ thứ gì khác như tính bền vững, mức độ hiệu quả (chuyển đổi) hay liệu website có bị phạt hay không (bởi các công cụ tìm kiếm).
Gray Hat SEO hay SEO mũ xám là gì?
Cũng như rất nhiều các trường phái SEO khác, có nhiều ý kiến khác nhau về SEO mũ xám.
Khi bạn tìm kiếm những nội dung liên quan đến khái niệm SEO mũ xám hay Grey Hat SEO trên các công cụ tìm kiếm thì bạn sẽ thấy các bài viết với một loạt các định nghĩa, rơi vào các loại như:
Nó là một hỗn hợp của kỹ thuật Black Hat SEO và White Hat SEO.
Đó là một chiến thuật hiện đang là mũ trắng hoặc đen nhưng với những thay đổi về cách thức hoạt động của các công cụ tìm kiếm, nó có thể trở thành điều ngược lại trong tương lai, tức vẫn có thể hợp lệ.
Cả hai định nghĩa này đều có một điểm chung.
Grey Hat SEO không phải là Black Hat SEO và hiển nhiên cũng không phải là White Hat SEO, mà là một cái gì đó nằm ở giữa. Nghe có vẻ mơ hồ, nhưng không, đó là sự thật.
Grey Hat SEO hoặc là chuyển tiếp giữa hai, hoặc là hỗn hợp của cả hai kiểu SEO mũ trắng và SEO mũ đen.
Nó là một cái gì đó chưa thực sự rõ ràng và rành mạch đến mức tách biệt.
Nó không nhất thiết phải là một chiến thuật xấu, nhưng nó đang được thực hiện với ý định vượt lên trong bảng xếp hạng của các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Hình thức SEO nào là tốt và xấu đối với hiệu quả SEO.
Các quy tắc duy nhất được thừa nhận là đúng hoặc sai, tốt hoặc xấu trong ngành SEO là những quy tắc được các công cụ tìm kiếm đưa ra.
Điều này quá dễ hiểu, đó là nền tảng của “họ” thì đương nhiên “họ” phải xây dựng cho mình những “luật” riêng, thậm chí là những “luật bất thành văn”.
Các công cụ tìm kiếm có thể quyết định những điều kiện mà chúng ta buộc phải tuân thủ.
Các thuật toán được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm lớn đã được phát triển trong nhiều năm để chống lại sự thao túng và những nội dung không có ích cho kết quả tìm kiếm.
Các thuật toán được sinh ra để “bắt và phạt” các website đi ngược lại với tinh thần chung của các hệ thống xếp hạng.
Các công cụ tìm kiếm sẽ quyết định thế nào là chơi công bằng và thế nào là hành vi bất hợp pháp.
Google nổi tiếng vì có các hướng dẫn quản trị trang web (Webmasters) khá rõ ràng, được sử dụng bởi các chuyên gia SEO để xác định những nội dung nào là đúng và hiệu quả, và những nội dung nào thì không.
Các thuật toán như Penguin, Panda và Payday đều bao gồm các biện pháp để giảm bớt sự hiện diện của các trang web trong trang kết quả tìm kiếm SERPs khi những trang đó không tuân thủ các hướng dẫn của công cụ tìm kiếm.
Sự khác biệt giữa Black Hat SEO và White Hat SEO.
Sự khác biệt cốt lõi giữa SEO mũ đen và SEO mũ trắng là liệu bạn có đang làm việc theo “tinh thần” của các công cụ tìm kiếm hay không.
Có thể có những sắc thái đối với các hướng dẫn mà bạn thấy không rõ ràng, nhưng bạn có đang làm việc để đáp ứng các hướng dẫn đó hoặc tuân theo chúng hay không sẽ quyết định bạn đang theo trường phái nào.
Nếu bạn tuân thủ thì bạn là anh hùng Mũ Trắng, tức White Hat SEO, còn ngược lại nếu bạn không tuân thủ thì bạn thuộc trường phái Mũ Đen hay Black Hat SEO.
Tại sao những khái niệm về Black Hat SEO, White Hat SEO hay Gray Hat SEO lại quan trọng với các SEOer.
Về cơ bản, việc sử dụng thuật ngữ SEO mũ trắng, SEO mũ đen và SEO mũ xám là tùy vào từng người làm SEO.
Những thứ được cho là “tuỳ ý” chủ yếu giúp giữ cho các học viên SEO kiểm tra được kết quả khi họ đang thực hành trên các website mà họ không sở hữu.
Kỹ thuật SEO mũ đen, những kỹ thuật cố tình đi ngược lại các hướng dẫn của công cụ tìm kiếm, mang đến những rủi ro cao hơn nhiều so với các kỹ thuật SEO mũ trắng hay SEO mũ xám.
Như vậy, các website đi ngược lại với các hướng dẫn có thể bị phạt bởi lệnh cấm hoàn toàn hoặc cấm một phần từ công cụ tìm kiếm.
Điều đó rất nghiêm trọng nếu website này không phải là của riêng bạn.
Bạn có thể khiến một doanh nghiệp nào đó mất nguồn thu nhập rất lớn nếu doanh nghiệp đó kinh doanh chủ yếu dựa trên các lượng truy cập tự nhiên (organic traffic).
Xây dựng liên kết (Backlink) trong Black Hat SEO, White Hat SEO và Gray Hat SEO.
Hướng dẫn của Google’s Webmaster:
“Bất kỳ liên kết nào có ý định thao túng PageRank hoặc xếp hạng trang web của Google trong kết quả tìm kiếm của Google có thể được coi là một phần của sơ đồ liên kết và vi phạm Nguyên tắc quản trị trang web của Google.”
Theo đó, tuỳ thuộc vào từng cách tiếp cận, các trường phái SEO khác nhau xây dựng nội dung và liên kết (backlink) theo những cách khác nhau.
Để có thể hiểu toàn diện về thuật ngữ backlink, bạn có thể xem tại: backlink là gì
White Hat SEO – SEO mũ trắng.
Tạo nội dung giá trị cho người dùng với mục tiêu giáo dục, thông báo hoặc làm họ thích thú với những nội dung đó.
Điều đó có nghĩa là nội dung tốt dẫn đến các website khác muốn liên kết (link) với nó dưới dạng dẫn nguồn thông tin. Khi đó bạn đã có backlink.
Black Hat SEO – SEO mũ đen.
Sử dụng Private blog networks (PBNs) hay mạng lưới blog riêng (còn được gọi là hệ thống site vệ tinh) để xây backlink, tự thêm liên kết website của bạn vào bất kỳ bình luận nào trên blog (blog comment) mà bạn thể và trả tiền cho các liên kết đó.
Tất cả những chiến thuật này đều đi ngược lại các nguyên tắc quản trị trang web của các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing.
Gray Hat SEO – SEO mũ xám.
Tạo nội dung mới hoàn toàn vì mục đích đạt được các liên kết (backlink) có thể được xem xét theo các hướng dẫn của Google theo định nghĩa được đưa ra ở trên.
Tuy nhiên, nếu nội dung đó thực sự phù hợp và có giá trị đối với người dùng truy cập vào website, liệu nó có thực sự trái với tinh thần của các hướng dẫn của bộ máy tìm kiếm hay không? Một vùng màu xám không rõ ràng được xuất hiện.
Chất lượng nội dung (Content Quality) đối với Black Hat SEO, White Hat SEO và Grey Hat SEO.
Hướng dẫn của bộ máy tìm kiếm Bing cũng đã chỉ rõ mức độ cần thiết của nội dung chất lượng trong việc xếp hạng website.
“Các website có nội dung ít, hiển thị chủ yếu là quảng cáo hoặc liên kết hoặc nếu không thì chuyển hướng khách truy cập đến các website khác có xu hướng không được xếp hạng tốt trên Bing. Nội dung của bạn phải dễ điều hướng, phải phong phú và hấp dẫn với khách truy cập và cung cấp những thông tin mà họ tìm kiếm.”
Lời khuyên của Google cũng tương tự. Chất lượng nội dung là yếu tố then chốt để có được xếp hạng tốt.
Tuy nhiên, đâu đó vẫn tồn tại một khu vực “khoảng không” màu xám, nơi mà SEO mũ đen hay SEO mũ trắng vẫn là thứ gì đó chưa rõ ràng.
Content cho White Hat SEO.
Nội dung được viết để hỗ trợ điều hướng người dùng, trả lời các truy vấn tìm kiếm (Search Queries) và làm hài lòng người dùng.
Nó xếp hạng tốt vì nó có liên quan và hữu ích, được tối ưu hóa để giúp đúng đối tượng người dùng tìm thấy nó qua các công cụ tìm kiếm.
Nội dung được viết phải đặt nhu cầu của người tìm kiếm lên đầu tiên.
Content cho Black Hat SEO.
Nội dung cụ thể là một trang ngõ (doorway pages), được “lấy” từ các website khác mà không cần thêm giá trị gì khác hoặc nội dung chứa spam các từ khóa.
Người làm nội dung cho Back Hat SEO thường không tự xây dựng nội dung gốc (original content) cho riêng họ mà chủ yếu “xào nấu” từ nhiều nguồn sẵn có khác.
Content cho Gray Hat SEO.
Nội dung được viết hoàn toàn cho mục đích xếp hạng trang tốt. Nó chỉ chứa đủ từ khóa để thu hút khách truy cập vào trang nhưng thực sự không thêm nhiều giá trị.
Sự khác biệt giữa các loại White Hat SEO, Black Hat SEO và Grey Hat SEO là gì?
Nó không chỉ sự khác nhau trong định nghĩa của các kỹ thuật mũ đen, trắng và xám. Nó còn là sự rủi ro hay những kết quả khác nhau.
Rủi ro.
Thực hiện các kỹ thuật mũ đen, trắng hoặc xám đều mang đến rủi ro riêng.
Kỹ thuật SEO mũ đen có nguy cơ rủi ro cao nhất.
Nếu bạn bị bắt gặp đi ngược lại các nguyên tắc của công cụ tìm kiếm thì bạn có thể bị phạt bởi một số hoặc tất cả nội dung website của bạn bị xóa khỏi các chỉ số tìm kiếm.
Kỹ thuật SEO mũ trắng có nguy cơ không hiệu quả, tức khó có được thứ hạng cao.
Website có thể là một nơi tốt hơn nếu mọi website tuân thủ cuộc chơi của các công cụ tìm kiếm, nhưng thực tế thì không, rất nhiều website muốn đi ngược lại với quy tắc.
Như vậy, nếu thương hiệu của bạn ở trong một ngành rất cạnh tranh, bạn có thể không thể xếp hạng tốt so với các đối thủ đang sử dụng các kỹ thuật SEO mũ đen.
PBN và các hoạt động xây dựng backlink khác có thể có hiệu quả cao. Nếu bạn quyết tâm chơi theo luật, bạn có thể hy sinh thứ hạng cao trong một số trường hợp.
Kỹ thuật SEO mũ xám có nguy cơ bị phạt trong tương lai.
Nếu hoạt động bạn đang thực hiện là ranh giới trái với hướng dẫn thì bạn không biết khi nào công cụ tìm kiếm có thể thắt chặt các thuật toán để phá vỡ nó.
Kỹ thuật SEO mũ đen hay Black Hat SEO có thể có hiệu quả trong ngắn hạn.
Nhưng nếu chúng được phát hiện nhanh chóng bởi các công cụ tìm kiếm, thì các hiệu ứng có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng một hệ thống site vệ tinh rồi sau đó bị phát hiện và các liên kết bị hạ cấp có thể là một sự lãng phí.
Kỹ thuật SEO mũ trắng hay White Hat SEO có cơ hội lớn hơn theo thời gian, tức phát triển bền vững trong dài hạn.
Kỹ thuật SEO mũ xám hay Grey Hat SEO có thể rơi vào sự xem xét kỹ lưỡng hơn từ các công cụ tìm kiếm theo thời gian có thể làm giảm hiệu quả của chúng.
Case Study.
Nếu bạn sử dụng công việc hiện tại của mình để giúp giành được khách hàng mới hoặc đảm bảo chương trình khuyến mãi tiếp theo thì phương pháp của bạn sẽ đóng môt vai trò rất quan trọng.
Nói về lược đồ (Scheme) PBN của bạn sẽ không mang lại cho bạn bất kỳ lợi ích tìm kiếm nào trong lương lai.
Nó cũng có khả năng làm cho khách hàng của bạn sợ rủi ro và lo lắng.
Hầu hết các nhà tuyển dụng, nếu họ biết nhiều về SEO, sẽ không sẵn sàng mạo hiểm với một người khoe khoang công khai về thành công của họ với các “trang trại” nội dung.
Kỹ thuật SEO mũ trắng hay Black Hat SEO nếu được sử dụng thành công sẽ thể hiện kỹ năng tuyệt vời.
Tuân theo các quy tắc của các công cụ tìm kiếm có thể là một quá trình chậm hơn, bực bội hơn so với SEO mũ đen (Black Hat SEO).
SEO mũ xám, trong thực tế, sẽ tạo thành một phần lớn của bất kỳ chiến dịch SEO. Như vậy, phần lớn được chấp nhận tốt trong cộng đồng làm SEO.
Nhiều người đọc bài viết này có thể sẽ có ý kiến khác nhau về hoạt động nào là mũ trắng hoặc xám.
Thảo luận về một kế hoạch chiến lược nội dung được thiết kế để có thứ hạng tốt trên trang kết quả tìm kiếm chắc chắn sẽ rất ấn tượng trong một cuộc phỏng vấn về SEO.
Kết luận.
Trong khi trên thực tế White Hat SEO hay SEO mũ trắng, Black Hat SEO hay SEO mũ đen có vẻ dễ xác định, phần lớn hoạt động SEO dường như rơi vào SEO mũ xám, tức Gray Hat SEO.
SEO mũ đen mang lại những rủi ro đáng kể.
SEO mũ trắng và SEO mũ xám nếu được xem xét một cách cẩn thận có thể là con đường an toàn nhất của bạn thay vì SEO mũ đen.