Skip to main content

Thẻ: BMW

Chủ tịch hãng xe Ford: Mỹ chưa thể cạnh tranh với Trung Quốc về xe điện

Chủ tịch điều hành hãng xe Ford Motor, ông Bill Ford mới đây đã nhận định rằng Mỹ vẫn “chưa sẵn sàng để cạnh tranh” với Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất xe điện (EV).

Chủ tịch hãng xe Ford: Mỹ chưa thể cạnh tranh với Trung Quốc về xe điện
Chủ tịch hãng xe Ford: Mỹ chưa thể cạnh tranh với Trung Quốc về xe điện

Phát biểu trên chương trình “Fareed Zakaria GPS” của kênh truyền hình CNN ngày 18/6, ông Ford nhận định Trung Quốc đã phát triển rất nhanh trên quy mô lớn đối với mảng công nghệ xanh và hiện đang tích cực xuất khẩu.

“Hiện tại, họ không ở Mỹ, nhưng chắc chắn sớm thôi họ sẽ đến đây và chúng tôi sẽ cần phải sẵn sàng cho sự đổ bộ mạnh mẽ đó”, ông Bill Ford cho hay.

Trung Quốc đã sẵn sàng trở thành một trong những nhà xuất khẩu xe cá nhân hàng đầu thế giới, với khả năng định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu và làm lung lay sự thống trị của các đối thủ khác.

Các lô hàng ô tô tại Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2020 và đạt hơn 2,5 triệu chiếc vào năm 2022, thách thức các nhà xuất khẩu ô tô truyền thống như Đức.

Trung Quốc đã tham gia sâu vào lĩnh vực ô tô điện ở châu Âu. Hầu hết các mẫu xe điện Tesla được bán tại đây đều do Trung Quốc sản xuất.

Các thương hiệu châu Âu trước đây hiện thuộc sở hữu của Trung Quốc như Volvo và MG, và các mẫu xe khác như Dacia Spring hay BMW iX3, cũng đang được sản xuất độc quyền tại Trung Quốc.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Pete Buttigieg đã đề cập đến thách thức từ Trung Quốc và nói rằng Mỹ phải ưu tiên thực hiện nhiều biện pháp để cắt giảm lợi thế của Trung Quốc, đặc biệt là về pin xe điện.

Cụ thể hơn, nước này đang muốn dập tắt các lợi thế của Trung Quốc về khả năng tiếp cận kinh tế, khả năng thực hiện bảo vệ môi trường cũng như gia tăng các bất ổn về mặt địa chính trị.

Trước đó, hồi tháng 2, Ford đã công bố kế hoạch đầu tư 3,5 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất pin EV tại Michigan (Mỹ) trong một thỏa thuận liên quan đến việc sử dụng công nghệ từ Công ty Sản xuất Pin CATL (Trung Quốc).

Bill Ford, chắt của người sáng lập Henry Ford, cho biết nhà máy pin ở Michigan là cơ hội để các kỹ sư của công ty này học hỏi công nghệ và sau đó tự mình ứng dụng.

Hồi tháng 5, CEO Ford Jim Farley cho biết các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc là đối thủ chính của họ và Ford cần có thương hiệu đặc biệt hoặc giá thành thấp hơn để đánh bại các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.

“Chúng tôi coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, không phải GM hay Toyota. 70% lượng xe điện trên thế giới đều xuất phát từ Trung Quốc. Người Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc về ô tô”, ông Farley cho hay.

Hồi đầu năm, Elon Musk từng lên tiếng ca ngợi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc là những người làm việc “chăm chỉ và thông minh nhất”. Tỷ phú người Mỹ cũng xem các hãng ô tô Trung Quốc là đối thủ khó khăn nhất trong lĩnh vực xe điện.

Tham khảo: Bloomberg, Reuters

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Khánh Vy | Markettimes  

Forbes: VinFast sẽ gặp khó khăn tại Mỹ vì độ nhận diện yếu về tên tuổi và thương hiệu

Theo dự báo của Allied Market Research, vào hai năm trước, thị trường xe điện toàn cầu có giá trị khoảng 162 tỷ USD và dự kiến đạt 803 tỷ USD vào năm 2027. VinFast sẽ gặp khó khăn tại Mỹ vì độ nhận diện yếu về tên tuổi và thương hiệu

Forbes: VinFast sẽ gặp khó khăn tại Mỹ vì độ nhận diện yếu về tên tuổi và thương hiệu
Forbes: VinFast sẽ gặp khó khăn tại Mỹ vì độ nhận diện yếu về tên tuổi và thương hiệu. Source: Guide Auto

VinFast, đơn vị sản xuất ô tô của một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam, đang lên kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ nhằm mục tiêu gia tăng doanh số bán xe điện (EV), tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng xe điện của VinFast sẽ gặp khó khăn khi bán ra bên ngoài thị trường nội địa (Việt Nam) do sự nhận diện kém về tên tuổi và thương hiệu.

Hội đồng quản trị của công ty mẹ Vingroup đã chuẩn bị cho đợt IPO vào cuối năm tới bằng cách chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Hải Phòng, VinFast Vietnam sang VinFast Singapore, một công ty nước ngoài có quyền truy cập hợp pháp vào các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ, một người phát ngôn của Vingroup cho biết.

Theo Reuters, VinFast đang đặt mục tiêu huy động ít nhất 3 tỷ USD và đạt được mức định giá (valuation) khoảng 60 tỷ USD.

Theo một phát biểu từ Vingroup:

“Đợt IPO sẽ đánh dấu ‘một bước quan trọng trong chiến lược trở thành một thương hiệu toàn cầu của công ty’. Nếu việc niêm yết thành công, VinFast sẽ trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên có cổ phiếu được giao dịch trên sàn chứng khoán lớn nhất thế giới.

Điều này sẽ góp phần củng cố lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu đồng thời mở đường cho công ty tiếp tục tiếp thị, mở rộng, và đưa sản phẩm của mình đến với thị trường rộng lớn này.”

Ông Ryan Citron, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao của công ty nghiên cứu thị trường Guidehouse Insights cho biết:

“Các đợt IPO của các công ty xe điện thường là thành công. Hiệu suất và chi phí được cải thiện của xe điện đã thúc đẩy yếu tố công nghệ từ sự thích ứng với các dòng xe hiện có của các nhà sản xuất ô tô và công ty liên doanh khởi nghiệp thành các tiêu chuẩn của tương lai — các nhà đầu tư đã chấp nhận xu hướng này và đang đặt cược vào quỹ đạo của thị trường ô tô theo hướng điện khí hóa.”

VinFast cho biết họ đã để mắt đến thị trường Mỹ khi khai trương trụ sở chính ở Mỹ tại Los Angeles vào tháng 11 vừa qua, đồng thời ra mắt hai mẫu ô tô điện là VF e35 và VF e36 tại Triển lãm ô tô Los Angeles 2021 (Los Angeles Auto Show) vào tháng trước. VinFast hiện cũng có các chi nhánh tại Canada, Pháp, Đức và Hà Lan.

Các nhà phân tích tin rằng, những nhà sản xuất ô tô trong nước vốn được biết đến với tư cách là đơn vị sản xuất xe không chạy bằng điện (xe ô tô chạy bằng xăng, dầu bình thường) sẽ rất khó có thể thâm nhập thị trường nước ngoài, bao gồm cả Mỹ.

Ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Infocus Mekong Research tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam thiếu độ nhận diện về tên tuổi (mặc dù VinFast chi rất mạnh cho Paid Media) và VinFast chỉ đang làm những hoạt động Marketing “mờ nhạt” tại Mỹ.

Ông Chris Robinson, nhà phân tích cấp cao của công ty phân tích thị trường Lux Research, cho biết, thị trường ô tô của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện, thua xa các cường quốc sản xuất như Trung Quốc. Nhiều mẫu xe điện hàng đầu của Trung Quốc sẽ được tung ra thị trường Mỹ trong năm nay.

Theo dự báo của Allied Market Research, vào hai năm trước, thị trường xe điện toàn cầu có giá trị khoảng 162 tỷ USD và dự kiến đạt 803 tỷ USD vào năm 2027.

VinFast đã tuyển dụng các giám đốc điều hành từ Tesla, BMW, Porsche, Toyota và Nissan nhằm mục tiêu hướng tới một công ty ô tô điện thông minh toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo Forbes

M&A thương mại điện tử: Chưa đủ sức bật cho marketing thương hiệu

Khi xu hướng mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến đang ngày càng phát triển, nhiều cú bắt tay, M&A trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) sẽ và còn diễn ra. 

Cơ hội này dự kiến sẽ tăng lên con số 100 tỷ đô tại Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) được kỳ vọng vào khoảng 24,6% (2017 – 2025).

Theo báo cáo eCommerce Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company, TMĐT Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD.

Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô TMĐT nước ta đạt 52 tỷ USD.

Bốn sàn TMĐT lớn nhất hiện nay là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đều được các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn.

Tiki có sự góp mặt của quỹ đầu tư mạo hiểm của chính phủ Singapore là EDBI; JD.com (công ty TMĐT lớn thứ 2 tại Trung Quốc, chỉ sau Alibaba) và các nhà đầu tư từ Hàn Quốc như STIC, KIP; từ Nhật Bản như CyberAgent Ventures, Sumitomo…

Shopee từng nhận vốn đầu tư 50 triệu USD của Công ty SEA (Singapore). Lazada ngoài Alibaba là cổ đông kiểm soát còn có có nhà đầu tư khác là quỹ đầu tư quốc gia Temasek của Singapore.

Tại Sendo, nhà đầu tư trong nước nắm gần 35%, trong khi 16 cổ đông ngoại sở hữu hơn 65% cổ phần.

Đặc biệt, Alibaba nổi lên như một nhà đầu tư toàn cầu vào lĩnh vực thương mại điện tử.

Theo báo cáo M&A nửa cuối năm 2019 của Hampleton, trong vòng 30 tháng, Alibaba đã thực hiện 8 thương vụ sáp nhập ở lĩnh vực TMĐT ở nhiều quốc gia.

Mới đây, Awake Asia, công ty chuyên về vận hành dịch vụ thương mại điện tử tại 6 quốc gia Đông Nam Á cũng vừa thông báo sáp nhập cùng ADA để cho ra mắt dịch vụ mua bán trực truyến tích hợp đầu tiên của khu vực.

Theo kỳ vọng của Awake Asia và ADA, việc sáp nhập này sẽ mở ra một thị trường mới cho ADA tại Việt Nam với hơn 150 chuyên gia TMĐT đang phục vụ hơn 120 thương hiệu, thúc đẩy sự phát triển cho các khách hàng như P&G, Unilever, BMW, và Wyeth; cùng các đối tác thương mại điện tử khác như Shopee, Tokopedia, Lazada…

Theo ông Srinivas Gattamneni- Giám đốc điều hành của ADA: “Thương vụ sáp nhập với mục đích thúc đẩy và đáp ứng nhu cầu mở rộng hình thức kinh doanh của các thương hiệu thông qua các kênh truyền thông trực tuyến tại 10 thị trường khu vực Nam và Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Sri Lanka, Bangladesh, Campuchia, Hàn Quốc và Việt Nam”.

Tuy nhiên, ông Srinivas Gattamneni cho biết: “Việc sáp nhập trong lĩnh vực TMĐT nếu chỉ thực thi độc lập thì chưa đủ. Để tạo sức bật  để hỗ trợ marketing, bán hàng cần có sự kết hợp chặt chẽ với các yếu tố phân tích, truyền thông, sáng tạo và đầu tư vào công nghệ cho việc marketing của thương hiệu.

“Chỉ khi đó việc sáp nhập mang đến giải pháp toàn diện cho các thương hiệu trong việc tiếp cận người tiêu dùng số”, ông nhấn mạnh.

Điều đó có nghĩa, dù hợp tác, sát nhập, các nền tảng TMĐT cũng cần kết hợp các giải pháp phân tích, sáng tạo và truyền thông để thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến cho các thương hiệu.

Một trong các giải pháp được Srinivas Gattamneni đưa ra là việc thực thi các kế hoạch digital marketing tích hợp với các hoạt động TMĐT; Các chiến lược và hoạt động nhắm vào khách hàng; hiệu quả quảng bá truyền thông cho việc bán hàng trực tuyến.

Cùng với đó phải kết hợp sử dụng dữ liệu của khách hàng và đối tác thứ ba để thu thập thông tin chi tiết về người tiêu dùng, cá nhân hóa sở thích và đưa ra các gợi ý mua sắm nhằm gia tăng doanh số thông qua các kênh TMĐT.

Cuối cùng là tối ưu hóa nhu cầu của khách hàng trên các siêu ứng dụng và ứng dụng cá nhân, cũng như trên các website; triển khai các giải pháp công nghệ marketing như nền tảng dữ liệu khách hàng; các công cụ được phân bổ để theo dõi và tối ưu hóa kênh chuyển đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips