Skip to main content

Thẻ: Boss

Nghiên cứu: ‘Nơi làm việc độc hại’ làm tăng gấp 3 lần nguy cơ bị trầm cảm

Khi bạn biết những nơi làm việc độc hại (Toxic Workplace) có hại cho sức khỏe tinh thần đến như thế nào. Bạn sẽ rất ngạc nhiên bởi nó thực sự rất tệ hại.

Khi Google bắt đầu một dự án nghiên cứu lớn để tìm ra điều gì đã làm nên thành công của các đội nhóm cách đây vài năm, họ đã phát hiện ra một điều rất đáng ngạc nhiên.

Các thành viên trong đội nhóm đó thông minh như thế nào không quan trọng bằng việc họ tin tưởng lẫn nhau như thế nào.

Google gọi phẩm chất cần thiết này đối với các đội nhóm tuyệt vời là “sự an toàn về tâm lý” (psychological safety), nhưng trong cách hiểu thông thường, nó có nghĩa là các nhóm ủng hộ và tôn trọng nhau sẽ hoạt động hiệu quả hơn những nhóm còn lại.

Hóa ra bí quyết thành công ở đây chỉ là sự tử tế.

Đó cũng có thể là bí quyết giúp các đội nhóm không khiến các thành viên của họ cảm thấy chán nản hay vấn đề trở nên nghiêm trọng.

Khi các nhà nghiên cứu đến từ Australia xem xét dữ liệu của hơn 1.000 người lao động trong thời gian gần đây, họ phát hiện ra rằng làm việc cho một công ty thiếu sự an toàn về mặt tâm lý sẽ làm tăng gấp 3 lần khả năng mắc bệnh trầm cảm.

Đội nhóm độc hại có thể bóp nghẹt cả thành công và sức khỏe tinh thần.

Nghiên cứu được thực hiện từ Đại học Nam Úc (The University of South Australia) và gần đây đã được công bố trên Tạp chí Y khoa của Anh (British Medical Journal).

Tiền đề cơ bản của nó rất đơn giản: theo dõi một nhóm người lao động trong hơn một năm để xem ai trong số họ được chẩn đoán sẽ mắc các chứng trầm cảm nghiêm trọng, sau đó kiểm tra xem những yếu tố nào tại nơi làm việc đang ảnh hưởng đến khả năng mắc các vấn đề đó của họ.

Sau khi các con số được phân tích, kết quả rất rõ ràng. Nếu bạn làm việc tại một công ty không coi trọng sức khỏe tâm lý của bạn, nguy cơ trầm cảm của bạn không chỉ tăng lên một chút như bạn vẫn nghĩ – sự thật là nó tăng lên 300%.

Trong thực tế, việc không đánh giá đủ các vấn đề về sức khỏe tâm lý và sự an toàn sẽ được thể hiện như thế nào?

Nhóm nghiên cứu đã đánh giá cam kết của các doanh nghiệp đối với sức khỏe tinh thần bằng cách sử dụng thang điểm tiêu chuẩn yêu cầu người lao động đồng ý hoặc không đồng ý với những tuyên bố kiểu như “quản lý cấp cao hành động dứt khoát hơn khi mối quan tâm về tình trạng tâm lý của nhân viên được nâng lên” và “quản lý cấp cao xem xét sức khỏe tâm lý của nhân viên cũng quan trọng như năng suất.”

Nhóm nghiên cứu nhận xét:

“Các công ty không khen thưởng hoặc công nhận nhân viên của họ khi họ làm việc chăm chỉ, áp đặt những yêu cầu vô lý đối với người lao động và không cho họ quyền tự chủ đang đặt nhân viên của họ vào nguy cơ trầm cảm lớn hơn nhiều.”

Các doanh nghiệp và người lao động nên nắm bắt vấn đề này như thế nào.

Khái niệm về an toàn tâm lý của nghiên cứu này không hoàn toàn giống với của Google, vốn nhấn mạnh vào việc chấp nhận rủi ro và khả năng thất bại mà không cần sợ hãi, nhưng nó cũng gần tương tự như vậy.

Khi kết hợp với nhau, hai kết quả cho thấy rằng những nơi làm việc độc hại, nơi nhân viên bị bắt nạt, bị hạ thấp, không được đánh giá cao và làm việc quá tải, vừa kém thành công vừa có hại cho sức khỏe tinh thần của các thành viên trong đội nhóm.

Điều này có thể không quá ngạc nhiên, nhưng quy mô của sự gia tăng nguy cơ trầm cảm đang là một vấn đề lớn.

Nếu bạn đang lãnh đạo tại một nơi làm việc độc hại, hãy nhanh chóng sửa chữa nó. Hay nếu bạn không, hãy bỏ nó đi và đừng bao giờ để nó xảy ra.

Các nghiên cứu riêng biệt cũng cho thấy rằng việc bỏ qua các kỳ nghỉ cho nhân viên cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Vì vậy, tối thiểu, hãy nghỉ ngơi, hãy để nhân viên của bạn có đủ không gian và cơ hội để thư giản và vui vẻ với nhau.

Với tư cách là nhà quản lý, bạn nên nghiên cứu và xem xét cách bạn có thể cải thiện môi trường làm việc của mình hay tìm cách để nó trở nên thân thiện hơn. Bạn không thể phát triển doanh nghiệp với một môi trường đầy ắp những sự độc hại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Nghiên cứu của Google cho thấy người Sếp giỏi thường làm hai điều này

Các nhà quản lý làm việc cho đội nhóm của họ chứ không phải ngược lại.

google

Google không phải lúc nào cũng đánh giá cao những người quản lý của mình.

Quay trở lại vào năm 2002, Google đã thực hiện một thử nghiệm để xem liệu các nhà quản lý có thực sự cần thiết với Google hay không bằng cách loại bỏ các vị trí đó ra khỏi biểu đồ tổ chức lúc bấy giờ của mình.

Và kết quả là, bài thử nghiệm không diễn ra như Google nghĩ. Google không chỉ nhận thấy rằng các nhà quản lý là yếu tố quan trọng trong tổ chức mà còn xác định được danh sách các thuộc tính làm cho một người Sếp trở nên hiệu quả và năng suất hơn.

Dưới đây là hai thuộc tính có giá trị về cách người quản lý có thể trao quyền cho đội nhóm của họ.

Có năng suất và định hướng kết quả.

Google nhận thấy rằng một trong những vai trò quan trọng nhất mà người quản lý có thể thực hiện là dự đoán các rào cản tiềm ẩn và chủ động loại bỏ nó cho đội nhóm của họ.

“Huấn luyện, giao tiếp tốt và hợp tác là tất cả những điều quan trọng, nhưng nếu vào cuối ngày, nếu bạn không thể mang lại kết quả, thì không có kỹ năng nào khác trong số chúng có thể quan trọng.”

Để đảm bảo rằng các đội nhóm của họ luôn đi đúng hướng, những người quản lý của Google đạt điểm cao nhất đã phát triển các thói quen sau:

  • Giữ cho đội nhóm tập trung vào kết quả.
  • Ưu tiên việc giúp đỡ đội nhóm.
  • Loại bỏ các rào cản.
  • Rõ ràng về việc ai làm hay chịu trách nhiệm về điều gì.
  • Là một người chăm chỉ; thiết lập tốc độ cho đội nhóm.

Khi các đội nhóm bị lôi cuốn vào những vấn đề phụ, nhỏ lẻ hay bổ sung, mục tiêu chính ban đầu của họ sẽ giảm dần theo thời gian.

Thoạt nghe thì đây có vẻ không phải vấn đề lớn, nhưng trước khi bạn biết điều đó, bạn có thể nhận ra rằng bạn đã không đạt được bất cứ sự tiến bộ nào so với mục tiêu chính của mình ngoài những mục tiêu nhỏ lẻ kia.

Các nhà quản lý giỏi ngăn chặn điều này xảy ra bằng cách giữ cho đội nhóm của họ luôn tập trung. Họ giúp nhân viên của mình nói không với những điều kém quan trọng và loại bỏ những trở ngại cản đường họ.

Có đủ kỹ năng chuyên môn để cố vấn cho đội nhóm.

Để các nhà quản lý trở nên đáng tin cậy hơn đối với đội nhóm của họ, họ phải có khả năng nhảy vào và giải quyết các vấn đề chuyên môn khi có bất trắc xảy ra. Các nhà quản lý của Google thường xuyên thể hiện những hành vi này:

  • Làm việc cùng với đội nhóm của họ.
  • Hiểu những thách thức của từng công việc.
  • Giúp nhân viên giải quyết các vấn đề dựa trên kỹ năng và kiến thức chuyên môn của họ.

Thông điệp mà những hành vi này gửi đi là người quản lý không phải là người ‘chỉ tay năm ngón’. Nó báo hiệu rằng công việc là ưu tiên quan trọng nhất chứ không phải vị trí hay chức vụ.

Google đã tổng kết điều này bằng cách đưa ra một tuyên ngôn mạnh mẽ: “Các nhà quản lý làm việc cho đội nhóm của họ chứ không phải điều ngược lại”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips