Skip to main content

Thẻ: CTO

Profile khủng của CEO lâm thời của OpenAI

Mới đây, thông tin Sam Altman – nhà sáng lập của OpeanAI (công ty mẹ của ChatGPT) chính thức bị đuổi việc đã thu hút không ít sự chú ý. Người tạm thời thay thế CEO 38 tuổi này là Mira Murati – nữ giám đốc công nghệ (CTO) của công ty.

Profile khủng của CEO lâm thời của OpenAI
Profile khủng của CEO lâm thời của OpenAI

ChatGPT là chabot AI ra mắt vào cuối năm ngoái và nhanh chóng gây sốt trên toàn cầu khi cán mốc 100 triệu người dùng chỉ sau 2 tháng. Con số này vô cùng ấn tượng bởi TikTok mất 9 tháng trong khi Instagram mất 30 tháng để đạt mức 100 triệu người dùng. Cùng với sự phổ biến của ChatGPT, Sam Altman cũng được chú ý nhiều hơn trong làng công nghệ với tư cách là nhà sáng lập và CEO của OpenAI.

Tuy nhiên, có một nhân vật khác tuy ít được biết đến hơn nhưng là người đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của OpenAI. Đầu năm nay, chính Altman đã thừa nhận rằng Murati mới thật sự là người tạo ra ChatGPT.

Trước khi được bổ nhiệm vai trò mới, Murati (34 tuổi) là giám đốc quản lý ChatGPT và DALL-E, mô hình AI chuyển văn bản thành hình ảnh. Đây là những sản phẩm đã thúc đẩy OpenAI – công ty bắt đầu hoạt động cách đây 8 năm với tư cách là một phòng nghiên cứu phi lợi nhuận, đạt được thành công ngoài sức tưởng tượng.

Khi ChatGPT gây bão trên toàn thế giới, Murati là người chịu trách nhiệm đảm bảo công cụ này không gây hiểu lầm cho người dùng, thể hiện sự thiên vị hay loại bỏ tính nhân văn.

Murati sinh ra và lớn lên ở Albania. Thời điểm đó, dù Internet tại quốc gia này chưa thực sự phát triển nhưng Murati luôn tìm kiếm trên mạng để trả lời cho những câu hỏi liên quan đến công nghệ của mình.

Năm 16 tuổi, Murati nhận học bổng tại một trường quốc tế ở Vancouver (Canada). Sau đó, cô lấy bằng kỹ sư tại Dartmouth (Mỹ) rồi chuyển đến San Francisco để đảm nhận vai trò quản lý sản phẩm cấp cao của Tesla (chịu trách nhiệm sản xuất dòng xe Model X).

Bên cạnh đó, cô còn có kinh nghiệm làm việc trong một số lĩnh vực khác như hàng không vũ trụ, thực tế ảo (công ty Leap Motion) và ngân hàng. Murati gia nhập OpenAI năm 2018 với tư cách Phó chủ tịch bộ phận trí tuệ nhân tạo. Từ tháng 5 năm ngoái, cô đảm nhiệm vị trí CTO của công ty.

Murati được đánh giá là lãnh đạo công nghệ có phong cách giản dị. Cô thường mặc trang phục quần jeans và áo phông. Phong thái của cô rất bình tĩnh nhưng cũng thể hiện được sự quyết đoán trong công việc.

Cũng trong năm 2022, cô xuất hiện trên chương trình truyền hình nổi tiếng của Mỹ “The Daily Show”, trả lời về hệ thống DALL-E 2 cũng như các câu hỏi về cách AI có thể nâng cao trí tưởng tượng của xã hội.

Năm nay, Murati được tạp chí Fortune vinh danh trong top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Trong cuộc phỏng vấn mới đây với tờ Wired, Murati cho biết nền tảng của mình là kỹ thuật và tin rằng AGI (trí tuệ nhân tạo tổng hợp) sẽ là công nghệ đóng vai trò quan trọng bậc nhất.

Về phần OpenAI, công ty được cho là đang trên đà đạt mốc doanh thu hơn 1 tỷ USD. Đây là bước nhảy vọt lớn đối với OpenAI khi một số tài liệu cho thấy trong năm ngoái, công ty này chỉ mang lại doanh thu chưa đến 30 triệu USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Ngọc Hiệp | Markettimes

CTO của OpenAI: Bạn có thể tương tác với ChatGPT mà không cần điện thoại hay máy tính

Trong một chia sẻ mới đây với CNBC, CTO của OpenAI (ChatGPT) cho biết rằng trong tương lai, người dùng có thể tương tác với ChatGPT mà không cần phải sử dụng máy tính hay điện thoại di động.

CTO của OpenAI: Bạn có thể tương tác với ChatGPT mà không cần điện thoại hay máy tính
CTO của OpenAI: Bạn có thể tương tác với ChatGPT mà không cần điện thoại hay máy tính

Mặc dù ở thời điểm khi CTO Mira Murati gia nhập OpenAI, khả năng của AI là đã quá rõ ràng, chính cô và OpenAI vẫn không thể nghĩ rằng các mô hình ngôn ngữ lại trở nên bùng nổ và phổ biến như hiện nay.

“Vào năm 2019, chúng tôi có GPT-3 và đây là lần đầu tiên chúng tôi có hệ thống AI thể hiện được khả năng hiểu ngôn ngữ. Trước đó, chúng tôi không nghĩ rằng các hệ thống AI thực sự có khả năng này.”

Murati nói tiếp: “Tốc độ tiến bộ của công nghệ thực sự rất nhanh chóng”.

Bạn sẽ có thể thực sự trò chuyện với chatbot.

CTO Murati cho biết, bạn có thể sớm tương tác với ChatGPT mà không cần phải nhập bất cứ thứ gì vào.

“Chúng tôi muốn đi xa hơn nữa từ những gì đang có ở hiện tại. Chúng ta từ lâu là nô lệ của bàn phím và cơ chế cảm ứng của điện thoại. Và nếu bạn thực sự nghĩ về nó, bạn thấy rằng vẫn chưa có bất cứ một cuộc cách mạng nào đã được diễn ra”.

Theo CTO này, người dùng có thể trò chuyện với ChatGPT giống như cách họ trò chuyện với bạn bè hoặc đồng nghiệp.

“Đó thực sự là mục tiêu của chúng tôi – tương tác với các hệ thống AI này theo cách thực sự tự nhiên, theo cách như là bạn đang cộng tác với ai đó…”

“”Bạn có thể nói chuyện bằng văn bản và chỉ trao đổi qua tin nhắn… hoặc có thể đưa ra một hình ảnh nào đó và nói, “Này, nhìn này, tôi đã nhận được tất cả những tấm danh thiếp này khi tham gia các cuộc họp. Bạn có thể thêm họ vào danh sách liên lạc của tôi được không?””.

Liên quan đến các loại tương tác nâng cao này, cựu nhà thiết kế của Apple, Jony Ives, được cho là đang đàm phán với OpenAI để sản xuất ra một sản phẩm tiêu dùng mới được coi là “iPhone của trí tuệ nhân tạo.”

AI sẽ có thể suy nghĩ ở một cấp độ sâu hơn.

Trong khi với các phiên bản hiện tại, chatbot AI rất giỏi trong việc cộng tác với con người và phản hồi lại bằng văn bản (và cả hình ảnh hay video). CTO Murati cho biết mục tiêu là để chúng có thể tự suy nghĩ.

“Chúng tôi đang cố gắng xây dựng một hệ thống trí thông minh nói chung. Với một ý tưởng hoàn toàn mới, như thuyết tương đối rộng, chúng cần có khả năng tư duy trừu tượng.”

“Và đó thực sự là nơi chúng tôi đang hướng tới – hướng tới những hệ thống mà cuối cùng chúng sẽ có thể giúp chúng tôi giải quyết được những vấn đề cực kỳ khó khăn. Không chỉ đơn giản là cộng tác, chúng phải làm được những việc mà ngày nay con người chúng ta không thể làm được.”

Khi được hỏi liệu ChatGPT có thể đưa ra các câu trả lời ngang bằng với Wikipedia hay không, CTO Murati nói: “Nó phải làm tốt hơn thế. Nó phải có độ chính xác ở mức độ khoa học cao hơn.”

“Một cuộc cách mạng” về cách chúng ta học tập và làm việc đang đến.

CTO Murati thừa nhận rằng công nghệ AI đang phát triển và có thể sẽ phá vỡ cách con người chúng ra học tập và làm việc.

Cô lưu ý rằng nhiều sinh viên đã bắt đầu sử dụng chatbot AI để hoàn thành bài tập cho mình. Và để đáp lại, chúng ta có thể sẽ phải thay đổi cách thức giảng dạy.

“Với một lớp học có nhiều học sinh (sinh viên) khác nhau, giáo viên không thể tuỳ chỉnh chương trình học theo cách giúp học sinh có thể học tốt nhất. Đây chính là lúc AI có thể giúp. Nó có thể cung cấp các chương trình được cá nhân hóa, tùy chỉnh việc học và giảng dạy theo cách (học sinh) có thể nhận thức và hiểu rõ nhất…”

Sự gián đoạn tương tự cũng có thể xảy ra ở nơi làm việc, nơi nhiều người đang lo sợ rằng AI có thể thay thế con người.

“Một số việc làm mới sẽ được tạo ra và một số khác sẽ bị mất đi. Có lẽ chúng ta sẽ làm việc ít hơn nhiều. Có lẽ thời gian làm việc (số ngày làm việc trong tuần) sẽ thay đổi hoàn toàn.”

Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, một cuộc cách mạng cũng đang đến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thu nhập của các CEO và CTO startup tại Việt Nam là bao nhiêu?

Điều thú vị là mức lương cơ bản trung bình của CTO luôn cao hơn mức lương của các CEO. Hiện thực này phản ảnh các CEO thường sẵn sàng giảm lương để ủng hộ các đồng nghiệp kỹ thuật của họ.

Công ty đầu tư mạo hiểm tập trung vào Đông Nam Á Monk’s Hill Ventures kết hợp với website việc làm châu Á – Thái Bình Dương Glints vừa công bố Báo cáo phúc lợi tài năng công nghệ Đông Nam Á.

Báo cáo nêu bật những kỹ năng công việc được tìm kiếm nhiều nhất và mức lương tương ứng trên 3 trung tâm khởi nghiệp khu vực: Singapore, Indonesia và Việt Nam.

Các vị trí nhân sự kỹ thuật như: kỹ sư, quản lý sản phẩm và khoa học dữ liệu tại các startup công nghệ Đông Nam Á hiện đang được nhận mức lương cao hơn tới 54% so với những người đồng cấp ở các doanh nghiệp khác.

Điều này là dễ hiểu khi các startup trong nước và những gã khổng lồ công nghệ Mỹ và Trung Quốc đang có ý định tiến quân vào Đông Nam Á đều đang tìm cách thu hút những tài năng hàng đầu của khu vực.

Giám đốc công nghệ đóng vai trò rất quan trọng ở một startup. Vị trí này thường yêu cầu lương 7.500 USD đến 10.000 USD ở Singapore, 2.800 USD đến 7.000 USD ở Indonesia và 1.000 USD đến 5.000 USD ở Việt Nam, tùy thuộc vào giai đoạn của công ty.

Ví dụ, một lập trình viên full-stack ở Singapore thu nhập từ 2.700 đến 7.100 USD/tháng, trong khi các đồng nghiệp cấp cao của họ có thể đạt tới mức lương 11.000 USD.

Ở những nơi khác, tình trạng dư cung kỹ sư mới tốt nghiệp tại các thị trường như Indonesia và Việt Nam đã kéo mức lương khởi điểm xuống thấp.

Tuy nhiên, nhân viên trong các lĩnh vực như vậy có thể mong đợi mức lương của họ sẽ tăng nhanh với một vài năm kinh nghiệm, báo cáo cho biết.

Vị trí được yêu cầu nhiều thứ hai là quản lý sản phẩm, liên quan đến việc phát triển và tăng trưởng sản phẩm của một công ty khởi nghiệp.

Được coi là một “chức năng liên ngành”, báo cáo của Monk’s Hill Ventures cho rằng vai trò này bao gồm vô số kỹ năng như” lãnh đạo, kỹ thuật, tâm lý học và ý thức kinh doanh.

Khoa học dữ liệu là kỹ năng được yêu cầu nhiều thứ ba trong khu vực, với các nhà phân tích dữ liệu, nhà khoa học dữ liệu và kỹ sư dữ liệu đặc biệt được săn đón.

Hiện tại, một nhà khoa học dữ liệu cấp thấp ở Singapore có thể kiếm được từ 2.500 đến 5.000 USD/tháng, trong khi những người lao động cùng cấp ở Việt Nam và Indonesia đang kiếm được từ 1.000 đến 2.000 USD.

Các vị trí cấp cao tương tự có thể mong đợi từ 3.500 đến 8.000 USD ở Singapore, 2.000 đến 5.000 USD ở Việt Nam và 1.400 đến 2.300 USD ở Indonesia.

Báo cáo cũng phân tích mức lương trung bình của các giám đốc điều hành và giám đốc công nghệ trên khắp Singapore, Indonesia và Việt Nam.

Không có gì ngạc nhiên khi mức lương cơ bản trung bình của CEO và CTO tăng tương ứng với số tiền huy động được. CEO các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn 0 đến 5 triệu USD có thể kiếm được 1.000 USD một tháng ở Việt Nam hoặc 4.000 USD ở Singapore.

Trong khi đó, CEO của các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn 5 đến 10 triệu USD có thể thu về 6.000 USD một tháng ở Việt Nam hoặc khoảng 11.500 USD ở Singapore.

Điều thú vị là mức lương cơ bản trung bình của CTO luôn cao hơn mức lương của các CEO.

Hiện thực này phản ảnh các CEO thường sẵn sàng giảm lương để ủng hộ các đồng nghiệp kỹ thuật của họ, những người “thường được đánh giá cao và là tài sản đáng quý của công ty”. Tuy vậy, CTO có xu hướng sở hữu ít cổ phần hơn CEO và sẽ giảm dần theo thời gian khi huy động tiền từ các nhà đầu tư bên ngoài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google Analytics 4 là gì? Tổng quan về Google Analytics 4

Nói rằng Google Analytics 4 (GA4) sẽ thay đổi cách chúng ta làm Digital Marketing có vẻ giống như một tuyên bố hơi thái quá, nhưng đó là sự thật. Vậy Google Analytics 4 là gì và nó có gì mới? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Google Analytics 4 là gì
Google Analytics 4 là gì? Tổng quan về Google Analytics 4 (GA4)

Nếu chúng ta xem xét thực tế là hơn 28 triệu website toàn cầu hiện đang chạy Google Analytics để đo lường, thì có vẻ như đó không còn là một tuyên bố thái quá hay xa vời nữa.

Ngoài ra, khi chúng ta đang chuyển đổi từ kỷ nguyên ‘marketing chính xác’ sang kỷ nguyên ‘marketing dự báo’ thì Google Analytics 4 còn đóng một vai trò trọng yếu hơn trong sự thay đổi mang tính lịch sử này.

Chúng ta hãy cùng nhớ lại một thập kỷ trước (hoặc lâu hơn), một nhóm người trong số chúng ta là những người đam mê phân tích đã tập trung vào việc đặt mã phân tích trên các trang web.

Nếu bạn đặt đoạn mã phân tích ở cuối các trang, trang sẽ tải nhanh hơn, nhưng việc thu thập dữ liệu của bạn có thể bị ảnh hưởng (ví dụ: khi người dùng điều hướng từ trang 1 đến trang 2 trước khi trang 2 được tải đầy đủ).

Mặt khác, nếu bạn đặt mã phân tích ở đầu trang, việc thu thập dữ liệu của bạn có thể được cải thiện, nhưng bạn có thể làm chậm thời gian tải trang, do đó ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng cuối và thứ hạng của công cụ tìm kiếm.

Sau đó, Google đã giới thiệu mã ‘Theo dõi không đồng bộ’ (Asynchronous Tracking), cho phép các phần còn lại của website của bạn được tải trong khi trang vẫn tiếp tục truy xuất và thực thi thư viện theo dõi Google Analytics.

Một số website bắt đầu nhận thấy sự cải thiện ở mức hai con số phần trăm về độ chính xác của việc thu thập dữ liệu cũng như tốc độ tải trang.

Google Analytics 4 là gì?

Google Analytics 4 chính là phiên bản nâng cao của Google Analytics (UA) cũ, là công cụ đo lường hiệu suất website miễn phí được xây dựng bởi Google.

Google thông báo rằng nền tảng đang chuyển từ Universal Analytics sang Google Analytics 4 (GA4).

Khuyến nghị đối với CTO (Giám đốc Công nghệ), CMO (Giám đốc Marketing) và cộng đồng phân tích là không nên chuyển hoàn toàn từ bản ‘truyền thống’ sang Google Analytics 4 vào lúc này, mà nên chạy GA4 đồng thời cùng với Universal Analytics.

Google đã không công bố ngày kết thúc của phiên bản Universal Analytics, nhưng chúng ta biết rằng tại một số thời điểm nào đó trong tương lai, GA4 sẽ là mã tiêu chuẩn duy nhất.

Khi hầu hết mọi người nghĩ về ai sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự thay đổi này, các nhà làm marketing và nhà phân tích là một số người đầu tiên chúng ta sẽ nghĩ đến!

Cả hai đều có ý nghĩa, và cả hai hoàn toàn sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, những vai trò này không bị ảnh hưởng đơn lẻ.

Các CTO ngày nay, với sự giám sát công nghệ của họ, phải cập nhật các công nghệ mới nổi, thu thập dữ liệu, quyền riêng tư và quản trị dữ liệu, cũng như nâng cao kỹ năng của con người và cải tiến quy trình để tối đa hóa lợi nhuận khi áp dụng công nghệ mới.

Có nhiều ý nghĩa với việc chuyển sang GA4 và việc đánh giá dựa trên khối lượng câu hỏi tuyệt đối mà chúng tôi đã trả lời – cũng có rất nhiều sự nhầm lẫn. Chúng tôi đã chia nhỏ một số cân nhắc chiến lược GA4 chính để CTO có trên radar của họ vào năm 2021.

3 cân nhắc chiến lược Google Analytics 4 chính dành cho các giám đốc công nghệ (CTO).

Google Analytics 4 tập trung vào quyền riêng tư.

Giải quyết các vấn đề về bảo mật dữ liệu là ‘danh sách việc cần làm’ của mọi CTO cho năm 2021 trở đi.

Google Analytics 4 cung cấp thông tin chi tiết về dữ liệu phong phú và theo dõi hành vi người dùng trong khi vẫn duy trì tính ẩn danh.

Thông qua việc tận dụng nhiều không gian nhận dạng (Id người dùng từ người dùng đã đăng nhập, Tín hiệu Google hoặc ID thiết bị), Google Analytics 4 sẽ cho phép bạn tận dụng tốt hơn tính năng xác thực người dùng đối với trải nghiệm ứng dụng di động và web của tổ chức bạn cũng như biểu đồ nhận dạng rộng lớn của riêng Google.

Với nhiều không gian nhận dạng, các thương hiệu sẽ khai thác thông tin chi tiết tốt hơn về hành trình của người dùng.

Cách tiếp cận của Google Analytics 4 sẽ loại bỏ người dùng trùng lặp cho phép báo cáo và dữ liệu trên nhiều thiết bị và nền tảng mạnh mẽ hơn. Đến thời điểm này, Google có chín nền tảng, mỗi nền tảng có hơn một tỷ người dùng.

Nếu người dùng đăng nhập vào bất kỳ phiên nào trong số này thông qua web hoặc thiết bị di động và người dùng đó đồng ý chia sẻ thông tin (có nghĩa là người dùng chưa tắt Cá nhân hóa quảng cáo trong tài khoản Google của họ), Google có thể liên kết các phiên của người dùng đó lại với nhau trong website của tổ chức bạn và luồng dữ liệu ứng dụng gốc mà bạn không cần phải cung cấp ID của người dùng.

Đây thực sự là một lợi ích chỉ có Google mới có.

Do đó, Google có thể cung cấp thông tin chi tiết về người dùng và hành vi mà bạn không thể có được, ít nhất là không dễ dàng.

Bằng cách hợp nhất đo lường trên website và thiết bị di động, từ góc độ đối tượng và hành trình của người dùng, Google Analytics 4 cho phép các nhà marketer tạo một hành trình của người dùng từ dữ liệu được liên kết với cùng một danh tính và để tạo ra cái nhìn tổng thể hơn về tương tác của người dùng với thương hiệu của bạn.

Các khả năng ‘đám mây’ mới được cải tiến.

Một cải tiến lớn trong Google Analytics 4 là khái niệm phiên hay session (một nhóm tương tác của người dùng trong website) không còn “giới hạn” cách chúng ta báo cáo và lập mô hình dữ liệu.

Trong Google Analytics 4, bạn sẽ có ‘Thuộc tính người dùng’ (User Properties) có thể được tận dụng để xác định phân khúc người dùng của mình, sự kiện có thể theo dõi tương tác của người dùng với trang web / ứng dụng dành cho thiết bị di động (mobile app) và tham số có thể được sử dụng làm siêu dữ liệu để thêm màu sắc cho sự kiện / tương tác bạn đang theo dõi.

google analytics 4
Thuộc tính người dùng trong Google Analytics 4.

Không chỉ vậy, Google Analytics 4 đi kèm với một cấu trúc dữ liệu mới. Dữ liệu phong phú này, ở định dạng thô, có thể dễ dàng xuất sang BigQuery (kho dữ liệu đám mây của Google có thể được truy vấn bằng cú pháp giống SQ).

Có một số tùy chọn phát trực tuyến, bao gồm cả xuất dữ liệu từ ngày hiện tại. Sự sẵn có kịp thời và khả năng truy cập dễ dàng của dữ liệu thô mở ra rất nhiều cơ hội phân tích nâng cao và mô hình hoá dữ liệu.

CTO nên lập kế hoạch trước và đảm bảo rằng dữ liệu thô Google Analytics 4 mới có sẵn này được điều chỉnh theo chính sách của tổ chức của bạn.

Ngoài ra, nhiều bên liên quan hơn có thể sẽ muốn tận dụng sự sẵn có của dữ liệu thô và các khả năng mô hình hóa hay insights này có thể sẽ cần sự hỗ trợ của CTO.

Thích ứng với mô hình dữ liệu hợp nhất.

Google Analytics 4 dựa chặt chẽ vào Google Analytics cho Firebase (thường được gọi là Firebase Analytics) và giờ đây các luồng dữ liệu web, Android và iOS đều được chuyển vào cùng một mô hình dữ liệu.

Mô hình dữ liệu được chia sẻ cho phép GA4 ghi lại và báo cáo các hoạt động tương tự theo cùng một cách trên các nền tảng.

Trong Google Universal Analytics, báo cáo trên nhiều thiết bị cho phép bạn báo cáo trên nhiều nền tảng nhưng không kết nối dữ liệu web và ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Đối với người dùng đã xác thực, bạn có thể báo cáo hoạt động trang web trên máy tính để bàn, máy tính bảng cũng như điện thoại và hoạt động ứng dụng dành cho thiết bị di động trên máy tính bảng và điện thoại, nhưng bạn không thể kết hợp dữ liệu web và ứng dụng di động (app).

Mặt khác, Google Analytics 4 cho phép bạn báo cáo rõ ràng về những người dùng đã được xác thực trên web và người dùng di động, cho dù những người dùng đó được xác thực trực tiếp vào trang web và ứng dụng của bạn bằng ID CRM phụ hay được xác thực với Google.

Kết luận.

Khi Google chuyển từ Google Analytics (UA) sang Google Analytics 4 với mục tiêu hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp trong việc tối đa hoá hiệu suất kinh doanh, việc tìm hiểu các thông tin quan trọng của Google Analytics 4 là điều bắt buộc với hầu hết các Digital Marketer. Bằng cách hiểu Google Analytics 4 là gì, có những tính năng gì mới so với phiên bản cũ hay cách ứng dụng nó vào việc thu thập dữ liệu của doanh nghiệp, người làm marketing sẽ có nhiều cơ hội hơn để cải thiện và nâng cao hiệu quả của các chiến dịch và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Gojek bổ nhiệm cựu Giám đốc của Amazon làm CTO

Gã khổng lồ lĩnh vực gọi xe đến từ Indonesia Gojek vừa công bố việc họ sẽ bổ nhiệm Ông Severan Rault làm Giám đốc công nghệ (CTO) của tập đoàn. Ông Severan Rault là cựu giám đốc của Amazon.

Gojek bổ nhiệm cựu Giám đốc của Amazon làm CTO
Ảnh: techinasia

Thông báo này được đưa ra sau khi cựu CTO Ajey Gore từ chức vào tháng trước để ‘nghỉ ngơi’ sau hơn 5 năm làm việc tại Gojek.

Tân CTO, Ông Rault, làm việc tại Singapore, sẽ giám sát tất cả các sản phẩm công nghệ đằng sau hệ sinh thái của Gojek, từ lĩnh vực vận chuyển và thanh toán đến giao đồ ăn, hậu cần và một số dịch vụ theo yêu cầu khác.

Ông cũng sẽ quản lý các nhóm kỹ sư của công ty trên khắp Đông Nam Á và Ấn Độ, Gojek cho biết. Với tư cách là CTO của tập đoàn, Ông sẽ báo cáo cho CEO của Gojek, Kevin Aluwi.

Ông Rault chia sẻ: “Công ty đang bước vào một giai đoạn quan trọng khi chuyển mình từ khởi nghiệp sang trưởng thành hơn. Các thách thức về kỹ thuật liên quan đến điều đó là không hề nhỏ, các vấn đề mở rộng kinh doanh đòi hỏi các giải pháp đám mây phải tiên tiến nhất cũng như việc ứng dụng sâu sắc các công nghệ trí tuệ nhân tạo”.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ, Ông Rault là cựu giám đốc phát triển phần mềm tại Amazon, nơi ông lãnh đạo một đội nhóm sáng lập nên Amazon Prime Air, một công ty dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái thuộc Amazon.

Trước Amazon, Ông Rault đã từng làm việc tại Microsoft hơn bốn năm, với tư cách là kiến trúc sư chính của công cụ tìm kiếm Bing và giám đốc phát triển chính cho OneApp.

Ông cũng từng thành lập hai công ty: môt công ty giải pháp không dây Kikker Interactive, được Microsoft mua lại vào năm 2008 và một công ty thực tế ảo (VR) Betawave, nơi ông đã làm việc trước khi làm việc cho Gojek.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Tham khảo: techinasia