Skip to main content

Thẻ: Customer Relationship Management

Tích hợp Media phải thấu hiểu nguyên lý CRM để thúc đẩy trải nghiệm khách hàng toàn diện

Làm Marketing dựa trên con người từ lâu đã được coi là sự hiện diện duy nhất của CRM và marketing trực tiếp. Bộ phận truyền thông luôn cần coi khách hàng là trung tâm (customer centric) và luôn đặt mình vào vị trí trọng yếu trong suốt hành trình khách hàng (customer journey).

Tích hợp Media phải thấu hiểu nguyên lý CRM để thúc đẩy trải nghiệm khách hàng toàn diện

Đối với phần lớn các thương hiệu, các phương tiện truyền thông (media) hoạt động như là một điểm tiếp xúc truyền thông quan trọng với khách hàng của họ.

Tuy nhiên, có một vấn đề xảy ra ở đây là, các kênh truyền thông hiện chỉ được coi trọng với mục đích là có được khách hàng mới, và cơ bản, vẫn tách biệt với chiến lược marketing tổng thể của thương hiệu.

Còn đối với khách hàng thì có lẽ mọi thứ không như vậy. Khách hàng tin rằng mọi tương tác họ với một thương hiệu là một phần trong tổng thể những trải ngiệm của họ – và bao gồm luôn cả các phương tiện kỹ thuật số (digital media).

Trong bối cảnh cả Martech (Marketing Technology) và Adtech (Advertising Technology)  ngày càng phát triển, tất cả các doanh nghiệp cần áp dụng cách tiếp cận cá nhân hơn đối với các phương tiện truyền thông, và tất nhiên tất cả các kênh đều phải được định hướng bởi dữ liệu.

Chỉ bằng cách áp dụng phương pháp này trong việc kích hoạt các phương tiện truyền thông của bạn, bạn mới có thể thực sự bắt đầu cung cấp một trải nghiệm nhất quán và kết chặt cho khách hàng của mình.

Sử dụng cách tiếp cận được cá nhân hóa vào marketing cho phép bạn đặt khách hàng vào vị trí trung tâm trong việc bạn lên kế hoạch, cách bạn thực hiện và cách bạn đo lường hiệu quả. Những điểm tiếp xúc với khách hàng thực sự quan trọng khi bạn lên kế hoạch cho các chiến dịch digital marketing của bạn.

Điều này không chỉ rất quan trọng đối với những khách hàng mới, những người cần một hành trình rõ ràng và liền mạch thương hiệu, mà còn đối với cả những khách hàng hiện tại, những người ‘mong muốn’ bạn hành động chính xác trong những bối cảnh giao tiếp của họ với thương hiệu dựa trên lịch sử ‘mối quan hệ’ của họ với thương hiệu.

Trải nghiệm khách hàng toàn diện.

Để điều hướng điều này một cách hiệu quả, sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng (Insights) của bạn thông qua dữ liệu họ đã chia sẻ thông qua mọi tương tác của họ có với thương hiệu của bạn là rất quan trọng.

Trải nghiệm khách hàng toàn diện không còn là một “nice-to-have” – nếu bạn không đáp ứng nó, đối thủ cạnh tranh và những ‘kẻ gây rối’ của bạn sẽ làm như vậy.

Một số chức năng trong truyền thông bây giờ phải học hỏi từ các thương hiệu CRM hàng đầu hiện nay và tuân theo các nguyên tắc tương tự khi họ lên kế hoạch cho chiến lược truyền thông của mình để có thể làm hài hòa hơn đối với các bộ phận marketing rộng hơn.

Như bạn có thể thấy với CRM, kết nối là chìa khóa để tác động đến toàn bộ hành trình của khách hàng. Tích hợp công nghệ và thực hành làm việc là những gì cần thiết để đảm bảo phương tiện truyền thông của bạn mang lại một trải nghiệm khách hàng toàn diện từ đầu đến cuối.

Đặt khách hàng vào vị trí trung tâm của chiến lược.

Tất cả các marketer đều hiểu rằng phương tiện truyền thông có khả năng thúc đẩy trải nghiệm khách hàng toàn diện và điều này phụ thuộc vào mức độ chất lượng dữ liệu của thương hiệu của bạn, cách bạn thu thập, cách phân tích và cách bạn triển khai nó.

Bạn cần xem xét các yếu tố về công nghệ, lợi ích và hạn chế của từng kênh truyền thông, các vấn đề quy định, hệ thống kế thừa và tập trung liên tục vào việc đo lường và thiết lập mục tiêu – tuy nhiên trong tất cả sự phức tạp mang tính kỹ thuật này, điều quan trọng là bạn không được quên, khách hàng là trung tâm của mọi vấn đề.

Kiến thức của bạn về khách hàng cá nhân nên được sử dụng để tối ưu hóa mọi tương tác mà thương hiệu của bạn có với họ. Hãy coi đó là một đặc quyền mà khách hàng chia sẻ thông tin của họ với bạn.

Việc áp dụng các nguyên lý của CRM để thúc đẩy phát triển truyền thông của bạn sẽ giúp tăng cường toàn bộ khả năng marketing của bạn và quan trọng hơn là trải nghiệm mà mỗi khách hàng cá nhân có với thương hiệu của bạn.

Khách hàng sẽ đánh giá rất cao những giá trị mà dữ liệu của họ cung cấp và tiếp tục hào phóng với nó. Vượt qua những trở ngại mà bạn gặp phải, điều này sẽ mang lại những sự ủng hộ, sự hài lòng và cả sự trung thành với thương hiệu (brand loyalty) từ phía khách hàng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Top 16 công cụ quản lý khách hàng tốt nhất trên thế giới (P2)

Giải quyết những ‘nỗi đau’ của khách hàng và tăng doanh số có lẽ là mục tiêu trọng tâm của mọi tổ chức và doanh nghiệp. Một bài toán đặt ra là làm thế nào để đơn giản hoá các quy trình quản lý khách hàng để từ đó làm hài lòng khách hàng.

Quản lý khách hàng là gì

Quản lý khách hàng đề cập đến các hành động có chủ ý mà một tổ chức thực hiện để duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng của mình, sử dụng từng tương tác để hướng dẫn họ đến các kết quả mong đợi.

Quản lý khách hàng có thể bao gồm lập kế hoạch vòng đời mua hàng của khách hàng (customer lifecycle), đặt kỳ vọng, thiết lập niềm tin, thiết lập ranh giới và đo lường sự hạnh phúc của khách hàng.

Theo 2 công ty nghiên cứu thị trường Gartner Grand View Research, doanh số của ngành phần mềm quản lý khách hàng (CRM Software) toàn cầu đã tăng trưởng khá ấn tượng trong những năm gần đây, ước tính đạt khoảng 80 tỉ USD  vào 2025.

Dưới đây là tổng hợp 16 phần mềm CRM được sử dụng phổ biến nhất toàn cầu, các bạn có thể xem lại phần 1 ở link bên dưới.

7. Drip

Drip là một CRM rất khác biệt vì nó tập trung vào ngành thương mại điện tử. Bao gồm các tính năng như quản lý danh sách liên hệ, cá nhân hóa, các điểm tiếp xúc đa kênh và cả email marketing.

Tính năng tốt nhất của Drip là các công cụ phân khúc nâng cao. Với hệ thống gắn thẻ (tag), bạn có thể thêm thẻ hoặc nhãn (labels) vào bất kỳ liên hệ nào.

Bạn cũng có thể cá nhân hóa và tùy chỉnh các thẻ của mình. Ví dụ: bạn có thể thêm thẻ cho khách hàng không hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định nào đó chẳng hạn.

8. Active Campaign

Active Campaign là một công ty cung cấp email, tự động hóa, CRM và tin nhắn. CRM của nó bao gồm các tính năng như quản lý liên hệ, tự động hóa bán hàng, phân khúc, báo cáo bán hàng và cả chấm điểm khách hàng tiềm năng (lead scoring).

Tính năng tốt nhất của CRM này là công cụ chấm điểm khách hàng tiềm năng. Chấm điểm khách hàng tiềm năng là một cách để theo dõi mức độ khách hàng tương tác với thương hiệu của bạn.

Có một khách hàng tiềm năng ghé thăm trang giá sản phẩm của bạn? Mở một email? Gửi mẫu form? Lên lịch cuộc hẹn? Với tính năng chấm điểm khách hàng, bạn có thể theo dõi những khách hàng tiềm năng nào tương tác nhiều nhất, và hiển nhiên từ đó bạn sẽ biết bạn nên ưu tiên chăm sóc khách hàng nào trước.

9. Lucrativ

Lucrativ là một CRM cung cấp các tính năng bao gồm quản lý phễu, tương tác đa kênh, tự động hóa, insights, trợ lý bán hàng được hỗ trợ bởi AI và trò chơi điện tử (gamification).

Tính năng gamification là yếu tố độc đáo nhất của CRM này. Lucrativ phương thức này trong CRM của mình để tăng doanh số.

* Gamification là việc ứng dụng các thành phần của Game (kỹ thuật, cách thức, luật chơi và những yếu tố khác…) vào một hoạt động bất kỳ với mục đích tạo động lực & hứng thú cho người dùng, thay đổi nhận thức và khuyến khích họ chủ động tham gia tích cực hơn vào các hoạt động tương tự trong tương lai.

10. Airtable

Tương tự như Monday.com, khi bạn đăng ký Airtable, bạn có quyền truy cập vào các mẫu có thể giúp bạn sắp xếp và tổ chức, tùy thuộc vào ngành kinh doanh của bạn.

Đối với các nhóm bán hàng, Airtable có CRM bán hàng, phễu bán hàng và các mẫu nội dung bán hàng.

11. Insightly

Insightly là một phần mềm CRM bán hàng và tự động hóa marketing cung cấp các tính năng như liên kết mối quan hệ, phân loại khách hàng tiềm năng và tự động hóa quy trình làm việc.

Với tính năng liên kết mối quan hệ và định tuyến khách hàng tiềm năng, các nhân viên bán hàng của bạn có thể theo dõi các khách hàng tiềm năng ở thời gian thực. Ví dụ: khách hàng tiềm năng được tự động chuyển đến nhân viên bán hàng trong thời gian thực tùy thuộc vào hoạt động của họ, bao gồm email, cuộc gọi hoặc tương tác với một chiến dịch marketing nào đó.

12. Salesforce

Salesforce là một trong những phần mềm CRM hàng đầu trên thị trường hiện nay. Nó bao gồm các tính năng như quản lý liên hệ, quản lý cơ hội, quản lý khách hàng tiềm năng, tích hợp email và dự báo bán hàng.

Phần mềm dự báo bán hàng là một trong những công cụ hàng đầu của Salesforce. Với dự báo bán hàng, bạn có thể có được cái nhìn theo thời gian thực về dự báo của tất cả các nhân viên bán hàng của mình.

13. Freshsales

Freshsales là một CRM cung cấp quản lý phễu bán hàng, chấm điểm khách hàng tiềm năng, trợ lý AI và tích hợp email marketing.

Tính năng tốt nhất của CRM này là cuộc gọi được cài đặt sẵn (built-in phone) và tích hợp email marketing. Thay vì tích hợp với các nền tảng khác, nhân viên bán hàng của bạn có thể thực hiện cuộc gọi, gửi email và liên hệ với khách hàng tiềm năng ngay trong CRM này.

14. NetSuite

NetSuite cung cấp một CRM với các tính năng bao gồm tự động hóa bán hàng, dự báo bán hàng, gửi báo giá, quản lý đơn hàng và cả tiền hoa hồng.

Gửi báo giá và quản lý đơn hàng là những tính năng độc đáo nhất. Nhân viên bán hàng có thể hợp lý hóa quy trình báo giá và đặt hàng được tích hợp đầy đủ ngay trong CRM.

15. Free Agent

Free Agent là một CRM cung cấp các nhiệm vụ theo dõi bán hàng, báo cáo và các nhiệm vụ (task) được hướng dẫn bởi AI (trí tuệ nhân tạo).

Luồng nhiệm vụ được hướng dẫn bởi AI có tên là FreeFlow, cũng là tính năng tốt nhất của CRM này. Với công cụ này, AI sẽ giúp nhân viên bán hàng của bạn tối ưu hóa năng suất hơn.

16. Capsule

Capsule là một CRM cung cấp quản lý liên hệ, phễu bán hàng và các tác vụ.

Tính năng độc đáo nhất là Capsule tính tùy biến sâu (customization). Bạn có thể thêm các trường tùy chỉnh cho hồ sơ doanh nghiệp của mình, thẻ tùy chỉnh để phân loại danh bạ dựa trên nhu cầu kinh doanh của bạn, các lộ trình bán hàng tùy chỉnh để phù hợp với quy trình của bạn và danh sách khách hàng tùy chỉnh dựa trên các bộ lọc có sẵn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Top 16 công cụ quản lý khách hàng tốt nhất trên thế giới (P1)

Giải quyết những ‘nỗi đau’ của khách hàng và tăng doanh số có lẽ là mục tiêu trọng tâm của mọi tổ chức và doanh nghiệp. Một bài toán đặt ra là làm thế nào để đơn giản hoá các quy trình quản lý khách hàng để từ đó làm hài lòng khách hàng.

Quản lý khách hàng là gì

Quản lý khách hàng đề cập đến các hành động có chủ ý mà một tổ chức thực hiện để duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng của mình, sử dụng từng tương tác để hướng dẫn họ đến các kết quả mong đợi.

Quản lý khách hàng có thể bao gồm lập kế hoạch vòng đời mua hàng của khách hàng (customer lifecycle), đặt kỳ vọng, thiết lập niềm tin, thiết lập ranh giới và đo lường sự hạnh phúc của khách hàng.

Theo 2 công ty nghiên cứu thị trường Gartner Grand View Research, doanh số của ngành phần mềm quản lý khách hàng (CRM Software) toàn cầu đã tăng trưởng khá ấn tượng trong những năm gần đây, ước tính đạt khoảng 80 tỉ USD  vào 2025.

Dưới đây là tổng hợp 17 phần mềm quản lý khách hàng CRM được sử dụng phổ biến nhất toàn cầu:

1. HubSpot CRM

HubSpot cung cấp một CRM miễn phí bao gồm các tính năng như sắp xếp email, templates, theo dõi, lập lịch, quản lý phễu bán hàng và trò chuyện trực tiếp (live chat).

Với tính năng theo dõi email, bạn sẽ được thông báo khi khách hàng tiềm năng mở email. HubSpot tích hợp với Gmail, G Suite, Office 365 và Outlook, vì vậy bạn sẽ tốn ít thời gian để đọc mail hơn và xây dựng nhiều mối quan hệ hơn.

2. Nutshell

Nutshell CRM cung cấp quản lý danh sách liên hệ (contact), quản lý phễu, tự động hóa bán hàng, báo cáo và các công cụ gửi nhận email.

Ví dụ, Nutshell cung cấp:

  • Chế độ xem bảng – Board View: Với chế độ xem này, bạn có thể kéo và thả khách hàng (leads) đến các giai đoạn bán hàng tuỳ chỉnh và đánh dấu các khách hàng tiềm năng này là thành công, không thành công hoặc hủy.
  • Chế độ xem danh sách – List View: Chế độ xem danh sách là một cách truyền thống để xem khách hàng tiềm năng của bạn theo các hàng và được sắp xếp thành các cột dựa trên giai đoạn, giá trị và cơ hội.
  • Chế độ xem bản đồ – Map View: Chế độ xem bản đồ hiển thị chính xác vị trí của khách hàng tiềm năng. Điều này giúp bạn dễ dàng lên lịch họp và gặp gỡ khách hàng.
  • Chế độ xem biểu đồ – Chart View: Chế độ xem biểu đồ hiển thị xu hướng khách hàng bằng cách hiển thị khung thời gian, số lượng và giá trị của các khách hàng tiềm năng đã mở mail.

3. Monday.com

Khi bạn đăng ký Monday.com, bạn có thể chọn một mẫu (template) tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của bạn và lý do bạn sử dụng công cụ này. Liên quan đến lĩnh vực bán hàng, Monday.com có ba mẫu có thể giúp nhóm bán hàng của bạn: CRM bán hàng, quản lý đối tác và tài sản bán hàng.

Mẫu CRM bán hàng là một trong những công cụ tốt nhất cho đội nhóm của bạn. Nó giúp quản lý hiệu quả khách hàng tiềm năng, mối quan hệ khách hàng, phễu bán hàng (sales funnels) và tất cả các nhiệm vụ đó đều được diễn ra ở một nơi.

4. Zendesk

Zendesk lần đầu tiên được tạo ra như một công cụ dịch vụ khách hàng nhưng sau đó đã phát triển để bao gồm luôn cả hoạt đông bán hàng. Tính năng độc đáo nhất của Zendesk là tập trung vào việc đưa các đội nhóm bán hàng và đội hỗ trợ lại gần với nhau hơn.

Bằng cách kết hợp các công cụ bán hàng và hỗ trợ khách hàng, đội nhóm của bạn có thể bán hàng thông minh hơn, duy trì bối cảnh, hợp tác và làm hài lòng khách hàng tốt hơn.

5. Pipedrive

Pipedrive là một CRM cung cấp các tính năng bao gồm quản lý phễu bán hàng, chatbot, biểu mẫu web (web forms) và hỗ trợ bán hàng bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Công cụ hỗ trợ bán hàng được hỗ trợ bởi AI là một trong những tính năng độc đáo nhất của CRM này. Với Hỗ trợ bán hàng, đại diện bán hàng của bạn sẽ nhận được các mẹo được cá nhân hóa và các đề xuất tự động hóa.

Ngoài ra, ‘cố vấn bán hàng’ AI này cũng sẽ sử dụng các thuật toán để phân tích các hành động hay quy trình làm việc của bạn để từ đó chúng có thể tìm ra các điểm có thể ứng được được tự động hoá.

6. Zoho

Zoho là một CRM cung cấp các tính năng bao gồm tự động hóa bán hàng, bán hàng theo dự đoán, quản lý bán hàng và giao tiếp đa kênh.

Giao tiếp đa kênh là một trong những tính năng mạnh nhất của Zoho. Điều này cho phép các nhân viên bán hàng có thể kết nối với khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Ví dụ: Nhân viên bán hàng có thể liên hệ với khách hàng tiềm năng thông qua các kênh bao gồm điện thoại, email, trò chuyện trực tiếp, phương tiện truyền thông mạng xã hội và các biểu mẫu web.

Ngoài ra, với công cụ đa kênh, bạn có thể đo lường hiệu quả truyền thông của mình, tìm ra khoảng thời gian và kênh tốt nhất để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Để thực hiện giao tiếp đa kênh, Zoho tích hợp với một số ứng dụng kinh doanh, bao gồm Google Suite, Ring Central, Whats App, Eventbrite, Quickbooks, Proposeify, LinkedIn Sales Navigator, Mail Chimp, Facebook, Slack, Dropbox và SalesIQ.

Những tích hợp này cho phép giao tiếp với khách hàng tiềm năng qua email, điện thoại, phương tiện truyền thông mạng xã hội và cả các cuộc trò chuyện trực tiếp (live chat).

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips