Skip to main content

Thẻ: độc hại

Thay vì đuổi việc, đây là cách các Sếp làm để khiến nhân viên rời đi

Thay vì bị đuổi việc một cách công khai, một số nhân viên nhận ra rằng sếp của mình đang thay đổi hình thức bằng cách giảm tính hấp dẫn trong công việc khiến cho người lao động tự chọn rời đi.

Thay vì đuổi việc, đây là cách các Sếp làm để khiến nhân viên rời đi
Thay vì đuổi việc, đây là cách các Sếp làm để khiến nhân viên rời đi

Ben Wigert, giám đốc nghiên cứu chiến lược quản lý văn phòng tại công ty tư vấn quản lý Gallup, cho biết: “Sa thải trong âm thầm là khi cấp trên của bạn trở nên hờ hững, không có kỳ vọng rõ ràng, hỗ trợ hay phản ứng cụ thể nào trong công việc khiến cho bạn dần bị đẩy ra khỏi tổ chức”.

Vicki Salemi, chuyên gia về nghề nghiệp, cũng đồng tình rằng nhiều công ty không trực tiếp tiến hành sa thải mà tạo ra môi trường làm việc độc hại tới mức nhân viên phải xin thôi việc.

Salemi cho biết lý do khiến tình trạng này xảy ra có thể là vấn đề về ngân sách hoặc hiệu suất và thay vì giải quyết những vấn đề này, các công ty lại chọn âm thầm cắt giảm nhân lực.

Trước tình trạng việc “âm thầm sa thải” ngày càng phổ biến, Chip Cutter, phóng viên của tờ The Wall Street Journal, đã đưa ra mô tả cụ thể về xu hướng cho thôi việc một cách thầm lặng đang được áp dụng nhiều tại các văn phòng.

Hạn chế về không gian và thời gian làm việc.

Trường hợp bị yêu cầu phải tới văn phòng trong khi công ty không có giới hạn về nơi làm việc có thể là một dấu hiệu.

Theo Wigert, bắt buộc nhân viên phải đi làm nhiều hơn mức họ muốn là cách công ty tạo áp lực để xem họ có thực sự mong muốn gắn bó với tổ chức hay không. Một hình thức khác cũng thường được áp dụng đó là yêu cầu tuân thủ thời gian làm việc một cách cứng nhắc.

“Tuy nhiên, sử dụng những điều luật bó buộc này không phải là cách hay. Nếu chỉ ép mọi người đi làm như một cái máy có thể phản tác dụng bởi chúng giống như hình phạt hơn là một chiến lược ở nơi làm việc”, Wigert cho hay.

Hạn chế quyền lợi.

Việc loại bỏ dần các lợi ích và đặc quyền trong công việc của nhân viên là một cảnh báo điển hình trong việc gián tiếp sa thải họ.

Wigert chia sẻ: “Một nhân viên nếu phải hưởng ít quyền lợi hơn từ công ty, bất kể là trong bảo hiểm, phúc lợi hay quỹ hưu trí đều có thể đẩy nhanh quá trình nghỉ việc”.

Dù phương pháp này có thể khiến người lao động nhanh chóng rời đi nhưng nó cũng làm giảm giá trị của doanh nghiệp trong mắt những nhân viên ở lại.

Tăng cường giám sát hiệu suất công việc.

Đánh giá hiệu suất làm việc một cách thường xuyên giống như một hình thức cảnh cáo, khiến cho những người có biểu hiện chưa đủ tốt đi đến quyết định thôi việc.

Gần đây, Meta (công ty mẹ của Facebook) cũng đã thực hiện một số bài đánh giá năng lực và chỉ có khoảng 10% nhân viên được coi là “đạt chuẩn”. Phóng viên Cutter chia sẻ rằng những người đã quen với tình huống này có thể đều tự hiểu không đạt chuẩn đồng nghĩa với việc phải rời đi.

“Đó là kiểu đuổi việc mà không cần phải nói rằng chúng tôi yêu cầu bạn rời đi. Thay vì nói ra, những người làm việc kém hiệu quả phải đối mặt với lựa chọn hoặc là nhanh chóng cải thiện, hoặc là tìm một vị trí khác”, Wigert nói.

Không mang lại cơ hội thăng tiến.

Chuyên gia Salemi cho biết nhiều người dễ bỏ qua dấu hiệu mình đang bị âm thầm đuổi việc khi không được tăng lương hay nhận thêm quyền lợi dù luôn hoàn thành tốt công việc.

Trong khi đó, những đồng nghiệp khác vẫn có cơ hội thăng chức và nhận về nhiều đặc quyền.

Salemi chia sẻ thêm: “Thông thường, nếu bạn đã là đối tượng bị sa thải thầm lặng, bạn sẽ là người duy nhất chịu thiệt thòi trong khi mọi thứ xung quanh vẫn hoạt động bình thường”.

Phớt lờ nhân viên trong công việc.

Cách phổ biến nhất để một người quản lý tiến hành cho nhân viên nghỉ việc đó là bỏ bê hoặc không để họ tham gia vào những công việc lớn.

“Bạn vẫn đang làm nhiệm vụ của mình, bạn vẫn sẵn sàng nhưng không được mời tham gia bất cứ cuộc họp hay sự kiện quan trọng nào. Về cơ bản, bạn đang bị cho ra rìa. Bạn cũng có thể được giao việc nhiều hơn nhưng không được hỗ trợ và dần kiệt sức”, Salemi nói.

Thông thường, điều này sẽ rất khó nhận biết bởi người quản lý sẽ để nhân viên của mình thấy rằng họ không phù hợp với công ty và cuối cùng là dẫn dắt đưa ra quyết định về việc đi hay ở.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

6 cách đơn giản để xử lý những vị Sếp độc hại

Nếu bạn đang phải làm việc với những vị sếp độc hại, bạn bị bắt nạt, coi thường hay thậm chí là bị sỉ nhục, dưới đây là một số cách để bạn có thể vượt qua tình cảnh này.

Sếp độc hại
6 cách đơn giản để xử lý một vị Sếp độc hại

Thông thường, những ông chủ độc hại thích kiểm soát và không muốn ghi nhận các phản ứng cảm xúc từ nhân viên của mình. Họ sử dụng quyền lực hay quyền hạn của chính họ để thao túng người khác.

Trong khi những vị sếp độc hại này cũng có thể tạo ra những sự thành công cho doanh nghiệp bằng cách tạo ra những sự sợ hãi hay gây áp lực cho nhân viên, sự thành công đó thường ngắn ngủi và không bền vững.

Dưới đây là một số cách để bạn có thể vượt qua được các tình cảnh này trong trường hợp môi trường làm việc của bạn cũng có những dấu hiệu tương tự.

1. Chuyển sự tập trung của bạn từ sếp sang công việc.

Những vị sếp độc hại thường không muốn thay đổi hành vi của chính họ, vì vậy lựa chọn còn lại của bạn là cố gắng thay đổi hành vi của chính mình.

Thay vì tập trung mọi sự chú ý của bản thân vào sếp hay những người đang cố gắng bắt nạt bạn, hãy chỉ tập trung vào các chi tiết và nhiệm vụ chuyên môn trong doanh nghiệp.

Trong khi bạn khó có thể thay đổi cách sếp nhìn nhận về bạn, bạn có thể thay đổi hiệu suất làm việc của chính mình, hãy đảm bảo rằng bạn đang tập trung vào đúng công việc vì đó là công việc của bạn chứ không phải sếp của bạn.

Bạn càng để ý đến cảm xúc của sếp thì sếp càng muốn gây sự chú ý đến bạn.

Một khi bạn chuyên tâm với vai trò của mình, bạn sẽ có ít cảm giác sợ hãi hơn, tự tin nhiều hơn và tạo ra nhiều giá trị hơn.

2. Hiểu kẻ bắt nạt hay bối cảnh bị bắt nạt.

Những vị sếp độc hại hay thích bắt nạt là những người thích thao túng và không an toàn. Họ ích kỷ và “chưa trưởng thành”.

Trong khi bạn không hề muốn làm việc hay giao tiếp với họ, họ có một lượng quyền kiểm soát đáng kể đối với vị trí của bạn.

Để có thể luôn kiểm soát được vấn đề, bạn nên ghi chép lại những nội dung hay bối cảnh mà sếp của bạn đã trao đổi hay nói chuyện với bạn.

Điều này không chỉ giúp bạn thực hiện các công việc tốt hơn mà còn có đủ bằng chứng về những gì sếp đã nói, khi có vấn đề xảy ra, bạn có thể có đủ căn cứ để chứng minh.

Ngoài ra, việc thường xuyên ghi chú những gì sếp đã trao đổi cũng sẽ phần nào tạo ra cho sếp cảm giác dè chừng với những gì họ đã nói, ít nhất họ hiểu rằng bạn có thể đưa những thông tin đó đến những cá nhân hay bộ phận khác.

3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và đặt ra giới hạn im lặng.

Ngôn ngữ cơ thể cũng là một cách tuyệt vời để đối phó với những ông chủ độc hại.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tư thế hay tác phong bạn nói chuyện với sếp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế của bạn trong các cuộc trò chuyện.

Những vị sếp độc hại vốn thích người khác phải co mình lại, giữ thế bị động khi nói chuyện với họ, do đó, bằng cách cho họ thấy rằng bạn đang rất chủ động và tự tin, họ có ít cơ hội hơn để coi thường hay bắt nạt bạn.

Ngôn ngữ cơ thể và những khoảng lặng là phương thức giao tiếp hiệu quả trong trường hợp bạn phải đối mặt với những tình huống không thoải mái.

4. Đặt ra giới hạn về lời nói.

Một chiến thuật khác bạn có thể sử dụng là nói ít hơn và làm nhiều hơn. Một khi bạn có thể hoàn thành nhiều công việc hơn và giao tiếp với sếp ít hơn họ ít có cơ hội hơn để lạm dụng hay bắt nạt bạn. Càng lo lắng, con người càng có xu hướng nói nhiều hơn.

Khi bạn sở hữ trong tay nhiều thành tích hay các dữ kiện thực tế. Bạn không cần cố gắng thuyết phục sếp của mình cho bất cứ điều gì.

Kiến thức hay chuyên môn nền tảng là sức mạnh và dữ kiện thực tế là những thông tin bạn cần. Bạn phải cho sếp của mình biết rằng bạn sẽ không chấp nhận bất cứ sự tiêu cực nào mà họ cố ý “dành cho bạn”.

5. Xây dựng một mạng lưới.

Thay vì phải một mình chống chọi lại với mọi thứ, bạn có thể chủ động liên hệ với những đồng nghiệp hay nhân viên khác, những người cũng bị sếp của bạn đối xử tương tự.

Khi có càng nhiều người theo dõi hay ghi nhận sự độc hại của những vị sếp này, họ sẽ dần nhận ra và bớt “hung hăng” hơn.

Trong trường hợp bạn cần bằng chứng, rõ ràng là bạn cũng đang có nhiều lợi thế hơn.

6. Trao đổi với bộ phận nhân sự hay những người chịu trách nhiệm liên quan đến sự độc hại.

Với những thông tin mà bạn ghi nhận được, hay cả những đồng nghiệp khác cũng đang phải chịu tình cảnh tương tự, bạn có thể cung cấp thông tin cho các bộ phận liên quan để họ hiểu rằng bạn đã làm tất cả mọi thứ nhưng vẫn không thay đổi được tình thế.

Hãy cố gắng giải thích cách sự độc hại đã làm ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần làm việc của bạn như thế nào và năng suất làm việc của bạn ra sao.

Sau khi đã báo cáo vấn đề, dù cho kết quả sau đó như thế nào, bạn cũng đã hiểu rằng bạn cần làm gì tiếp theo với các quyết định đó.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Những nhà lãnh đạo độc hại thường nói những điều này

Nhà lãnh đạo độc hại là một trong những vấn nạn và trở thành cụm từ phổ biến trong những năm trở lại đây. Hậu quả lớn nhất từ các nhà lãnh đạo này là làm suy yếu tinh thần của nhân viên, từ đó làm giảm hiệu suất của doanh nghiệp. 

nhà lãnh đạo độc hại
Getty Images

Hãy bắt đầu với một sự thật “khó hiểu”: Nhiều người đảm nhận vai trò quản lý được thăng chức lên các vị trí quản lý dựa trên kết quả công việc hoặc thâm niên của cá nhân thay vì khả năng của họ trong việc lãnh đạo, phụng sự, thu hút nhân tài và thúc đẩy họ đạt được hiệu suất cao nhất của bản thân.

Với sự thật đang diễn ra này, một thực tế đáng tiếc rằng có quá nhiều nhà quản lý không được trang bị kiến thức và kỹ năng để truyền cảm hứng và động viên nhân viên của họ – đặc biệt là bằng lời nói.

Ở những môi trường làm việc độc hại, các cụm từ hoặc từ ngữ thô tục được sử dụng để tấn công và làm suy yếu tinh thần của nhân viên, điều sẽ làm cho mức độ căng thẳng ngày càng tăng cao, tinh thần sa sút và năng suất thấp.

Dưới đây là 6 cụm từ mà các nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ không bao giờ nói:

1. “Tôi không cần ý kiến ​​của bất kỳ ai khác. Đây là định hướng mà chúng ta phải đi.”

Bạn sẽ không bao giờ nghe thấy cụm từ đó đến từ những ông chủ tốt, những người đặt nhân viên hay đồng đội của họ lên hàng đầu. Họ tìm kiếm quan điểm từ nhiều góc độ.

Khi các tình huống khó khăn xảy ra, họ nói chuyện với nhiều người ở nhiều chức năng và phòng ban khác nhau – xem xét kỹ càng các cấp độ báo cáo để có được sự rõ ràng và xác định các đường lối hành động đúng đắn.

Khi họ đi đến một quyết định, đôi khi quyết định đó có thể không chính xác; nhưng nó luôn đúng vì họ đã tìm kiếm nhiều quan điểm và ý kiến ​​từ những người khác nhau.

2. “Tôi không chịu trách nhiệm về điều đó” – họ thường đổ lỗi cho người khác.

Các nhà lãnh đạo giỏi và nhiều lòng trắc ẩn thường có xu hướng chống lại việc đùn đẩy trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác để bảo vệ mình. Họ chấp nhận rằng họ không hoàn hảo và họ có thể mắc sai lầm. Vì vậy, khi họ mắc sai lầm, họ thừa nhận chúng.

Họ nhận ra rằng họ có trách nhiệm cả với những người khác bên dưới họ chứ không chỉ với những nhà lãnh đạo cao hơn. Khi các nhà lãnh đạo áp dụng kiểu lãnh đạo này, nhân viên của họ thường cảm thấy đủ an toàn để chấp nhận rủi ro, tự mắc sai lầm và đủ cởi mở để thừa nhận những sai lầm của bản thân.

3. “Tôi không cần phải được đào tạo mới có thể biết những thứ cần biết”.

Nhiều nhà lãnh đạo nghĩ rằng họ là trên hết, bao gồm cả nhu cầu của riêng họ để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn.

Những người sếp tốt sẵn sàng học hỏi và vui vẻ chấp nhận vai trò của những người học hỏi liên tục trong các thành viên trong đội nhóm của họ. Các nhà lãnh đạo này biết rằng họ có nhiều điều để học và mỗi người đều có một điều gì đó đáng để họ học hỏi.

Sự thật là, các nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng biết điều gì là cần thiết và nên phải làm gì. Họ vẫn sẵn sàng lắng nghe trước khi đưa ra đề xuất. Họ đặt câu hỏi và chân thành quan tâm đến câu trả lời.

4. “Đó là lý do tại sao tôi tuyển bạn.”

Đúng là các doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo tuyển những người thông minh và sáng tạo để làm những công việc phức tạp và khéo léo. Nhưng khi một nhân viên đến gặp bạn với mong muốn được hướng dẫn, các nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ tận dụng cơ hội đó để huấn luyện và dẫn dắt họ đến những thành tích tốt hơn.

Theo một nghiên cứu, chưa đầy 1/2 số tổ chức được khảo sát xem việc thực hiện huấn luyện nhân viên như là một phần của quy trình quản lý hiệu suất của họ.

5. “Đó là tất cả những gì tôi muốn nói…”

Khi bạn nghe thấy cụm từ trống rỗng này từ người sếp của mình, bạn có thể hình dung rằng họ vừa gạt bỏ điều gì đó quan trọng hoặc đáng để được thảo luận hơn là dừng lại.

Những người sếp tốt sẵn sàng lôi kéo người khác vào những cuộc trò chuyện sâu hơn để khám phá các giải pháp, ý tưởng mới hoặc giải quyết các vấn đề cùng nhau.

Mặc dù cụm từ này cũng có thể là điều bạn nói với bạn bè của mình, nhưng trong bối cảnh chuyên nghiệp với tư cách là một nhà lãnh đạo, nó khiến người nghe cảm thấy là người nói đang muốn “chốt” ý kiến và dừng thảo luận.

6. “Tôi không thể làm điều này cho bạn”… vì vậy đừng nên hỏi lại những câu tương tự.

Nói một cách thắng thắn theo cách nghĩ của nhân viên thì điều này có nghĩa là “Tôi không quan tâm đến bạn.”

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, việc sử dụng cụm từ “Tôi không thể… cho bạn” truyền tải rằng bạn đang không thể hiện hay đóng góp vai trò của chính mình để hoàn thành công việc vì lợi ích chung của mọi người.

Nó nói lên rằng bạn không muốn trao quyền cho các thành viên, hỗ trợ họ và làm cho họ trở nên tốt hơn qua thời gian.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh