Skip to main content

Thẻ: Google Play

Google xoá gần 900.000 ứng dụng khỏi Play Store

Giống như động thái của Apple gần đây, Google sẽ thực hiện các biện pháp để giải quyết các ứng dụng lỗi thời (cũ hoặc không nhận được bản cập nhật trong hai năm) trên Play Store.

Getty Images

Theo GizChina, với hành động này, Google được cho là sẽ loại khoảng 869.000 ứng dụng khỏi Play Store, trong khi Apple xóa khoảng 650.000 ứng dụng.

Báo cáo của CNET cho biết Google sẽ ẩn các ứng dụng này, khiến người dùng không thể tải xuống cho đến khi các nhà phát triển cập nhật chúng.

Lý do chính mà cả hai công ty đưa ra khi thực hiện các biện pháp này là để bảo vệ sự an toàn cho người dùng của họ.

Các ứng dụng lỗi thời không tận dụng được các thay đổi đối với Android và iOS, các API mới hoặc các phương pháp phát triển mới cung cấp khả năng bảo vệ nâng cao. Do đó, các ứng dụng lỗi thời có thể có các vấn đề bảo mật mà các ứng dụng mới hơn không có.

Một số nhà phát triển đã phàn nàn về kế hoạch gỡ bỏ các ứng dụng chưa được cập nhật trên Play Store trong hai năm. Họ cho rằng hành động của Apple và Google là không công bằng.

Trước đó, Google cũng đã đưa ra các hạn chế bổ sung đối với người dùng cửa hàng kỹ thuật số của hãng tại Nga khi các nhà phát triển sẽ không thể tải lên các ứng dụng trả phí và cập nhật cho chúng trong phiên bản tiếng Nga của Play Store.

Mặc dù vậy, người dùng vẫn có thể tải xuống các ứng dụng Android miễn phí từ Play Store tại Nga, trong khi các ứng dụng và trò chơi trả phí mà người dùng đã tải xuống trước đó tiếp tục hoạt động.

Cuối cùng, Google lưu ý tình hình hiện tại luôn có xu hướng thay đổi nhanh chóng, và các thay đổi tiếp của công ty vẫn có thể diễn ra trong tương lai không xa. Công ty sẽ thông báo đến người dùng về tất cả đổi mới trên trang hỗ trợ của họ.

 

CEO Epic Games muốn xóa sổ App Store và Google Play

Để giải quyết tình trạng độc quyền nền tảng, CEO Epic Games kêu gọi tạo ra kho ứng dụng thống nhất cho mọi hệ điều hành.

CEO Epic Games muốn xóa sổ App Store và Google Play
Source: Bloomberg

Tim Sweeney, CEO Epic Games tiếp tục chỉ trích Apple và Google do các chính sách độc quyền trên iOS và Android. Để giải quyết vấn đề này, ông kêu gọi tạo ra kho ứng dụng thống nhất cho tất cả hệ điều hành.

“Những gì thế giới cần bây giờ là cửa hàng duy nhất hoạt động với mọi nền tảng. Hiện tại, quyền sở hữu phần mềm bị phân mảnh với iOS App Store, Google Play Store, các kho ứng dụng trên Xbox, PlayStation, Nintendo Switch, sau đó đến Microsoft Store và Mac App Store”, Sweeney chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

Ngày 16/11, Sweeney có mặt ở Seoul (Hàn Quốc) để tham dự Hội nghị Toàn cầu về Cân bằng Hệ sinh thái Ứng dụng Di động. Tại đây, ông đã công khai phản đối chính sách độc quyền trên kho ứng dụng của iOS và Android.

“Apple đẩy hàng tỷ người dùng vào một kho ứng dụng và quy trình thanh toán. Apple đang tuân theo các chính sách của nước ngoài liên quan đến quyền riêng tư người dùng, tuy nhiên lại phớt lờ đạo luật do Hàn Quốc thông qua”, Sweeney cho biết.

Vào tháng 8, Hàn Quốc là nước đầu tiên thông qua luật cấm độc quyền thanh toán trên di động. Theo quy định mới, các công ty như Apple, Google phải mở cửa cho hệ thống thanh toán bên thứ ba thay vì buộc nhà phát triển sử dụng quy trình thanh toán độc quyền.

Google cũng bị CEO Epic Games chỉ trích do cắt phí các giao dịch không do công ty xử lý. Dan Jackson, phát ngôn viên Google cho biết chiết khấu trên Play Store không chỉ để xử lý giao dịch.

“Đó là cách chúng tôi cung cấp Android và Google Play miễn phí, đầu tư vào kênh phân phối, phát triển dịch vụ bảo mật cho lập trình viên, người dùng tại Hàn Quốc và trên thế giới”, Jackson khẳng định.

Tại Hàn Quốc, Sweeney bày tỏ quan điểm ủng hộ đất nước châu Á trong cuộc chiến chống lại hành vi độc quyền. “Tôi rất tự hào khi cùng các bạn đứng lên chống lại điều này. Tôi tự hào khi đứng cùng các bạn và nói rằng tôi là người Hàn Quốc”, CEO Epic Games cho biết.

Epic Games đã đệ đơn kiện Apple, Google vào năm 2020 sau khi Fortnite bị gỡ khỏi App Store và Play Store do áp dụng hệ thống thanh toán riêng, cập nhật mà không qua kiểm duyệt. Hãng game này chỉ trích chiết khấu 30% mà Apple, Google áp dụng cho nhà phát triển là quá cao.

Apple và Google nói rằng mức chiết khấu giúp tăng cường bảo mật cho người dùng và lập trình viên. Dù vậy, Sweeney vẫn chỉ trích sự độc quyền về hệ thống thanh toán trong các nền tảng.

“Có một thị trường cho các cửa hàng, thị trường cho thanh toán và nhiều thị trường liên quan. Điều quan trọng là quy định chống độc quyền không cho phép kẻ thống trị một thị trường sử dụng quyền lực để áp đặt lên các thị trường không liên quan”, Sweeney cho biết

Trong hồ sơ được nộp gần đây, Epic Games cáo buộc Google còn thành lập “Lực lượng đặc nhiệm Fortnite” từ năm 2018 khi Fortnite cho phép tải game từ Samsung Galaxy Store hoặc website mà không thông qua Google Play.

Epic Games cho rằng đội ngũ này họp hàng ngày, thậm chí gửi thông tin về lỗi trong game cho giới báo chí sau 9 ngày phát hiện, trong khi quy định phải là 90 ngày.

Phúc Thịnh | Theo Bloomberg.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Bạn có thể không cần đến cửa hàng ứng dụng của Apple và Google để tải ứng dụng

Quốc hội có thể tước bỏ sự thống trị cửa hàng ứng dụng của Apple và Google và cho phép bạn tải xuống ứng dụng từ một nơi khác.

Apple CEO Tim Cook and Google CEO Sundar Pichai. Mandel Ngan/Getty Images; Denis Balibouse/Reuters

Thật khó để có thể theo dõi chi tiết các dự luật của quốc hội được thiết kế để kiểm soát các công ty công nghệ.

Nhưng một trong số những dự luật đặc biệt hiện đang nhắm vào các cửa hàng ứng dụng của Apple (App Store) và Google (Google Play) – và nếu nó được bật đèn xanh, nó có thể thay đổi cách bạn tải xuống ứng dụng trên điện thoại thông minh của mình.

Được mệnh danh là đạo luật thị trường ứng dụng mở, nó sẽ cho phép bạn cài đặt ứng dụng từ những nơi khác ngoài cửa hàng ứng dụng của Apple và Google, cả hai đều được cài đặt sẵn trên iPhone và Android.

Ngành công nghiệp mới gọi đó là sideloading, và nếu nó được cho phép, sẽ đánh dấu một bước ngoặt mới về cách mọi người truy cập ứng dụng và sử dụng điện thoại của họ.

Google hiện đã cho phép người dùng của mình truy cập các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba (third-party app stores), nhưng Apple thì không.

Các ứng dụng sideloading có nghĩa là chúng sẽ không trải qua quá trình kiểm tra của Apple, đó là lý do tại sao Apple cho biết trong một bài đăng của họ rằng điều đó sẽ “khiến người dùng phải đối mặt với các rủi ro bảo mật nghiêm trọng” chẳng hạn như tội phạm mạng và các phần mềm độc hại.

Tuy nhiên, các kiến ​​trúc sư của dự luật nói rằng các sideloading apps sẽ bao gồm các bộ phận bảo vệ an toàn cho quyền riêng tư của mọi người.

Google và Apple, mà cụ thể là Apple, đã phải đối mặt với sự lên án lớn về những gì các nhà phê bình nói là ‘lợi thế không công bằng mà họ sử dụng’ với các cửa hàng ứng dụng của họ.

Theo Sensor Tower, các cửa hàng của Google và Apple đã tạo ra 111 tỷ USD doanh thu vào năm 2020.

Cả hai ứng dụng này đều cắt từ 15% đến 30% tất cả các giao dịch mua hàng được thực hiện trong ứng dụng, nhưng các ứng dụng của riêng họ thì được miễn phí.

Liên quan đến vấn đề này, CEO Elon Musk của Tesla cũng đã gọi khoản phí của Apple là “khoản thuế toàn cầu thực sự trên internet” – vì đã ‘hút’ quá nhiều doanh thu.

Tại phiên điều trần chống độc quyền tại Thượng viện vào tháng 4, Match Group cho biết khoản chi lớn nhất của họ trong năm 2020 là 30% phí cửa hàng ứng dụng – công ty này đã thu về 2,4 tỷ USD doanh thu vào năm ngoái và đã phải trả tới 500 triệu USD hoa hồng cho các cửa hàng ứng dụng.

Ngoài đạo luật thị trường ứng dụng mở, hai dự luật mới cũng là một phần của gói chống độc quyền gồm năm dự luật đã được công bố từ tháng Sáu.

Đạo luật trực tuyến về sự lựa chọn và đổi mới của Mỹ và Đạo luật về chống độc quyền nền tảng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Apple.

Và ngay sau khi Thượng viện ban hành Đạo luật Thị trường Ứng dụng Mở (Open App Markets Act), các nhà làm luật của Hạ viện cũng đã đưa ra dự luật mới của riêng họ nhằm thiết lập ranh giới chặt chẽ hơn cho các công ty công nghệ trong việc vận hành các cửa hàng ứng dụng của riêng họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần

Elon Musk gọi khoản phí của Apple trên App Store là ‘một khoản thuế toàn cầu thực sự trên Internet’

Những sự kiện giữa Apple, Epic, Elon Musk và Tim Cook đang trở thành tâm điểm của giới truyền thông trong thời gian gần đây.

Elon Musk gần đây đã thẳng thừng phủ nhận về việc ông nói chuyện với CEO của Apple Tim Cook liên quan đến việc cáo buộc ông yêu cầu đảm nhận vị trí CEO của Apple như một phần của đề nghị mua lại từ Apple.

Từ trang cá nhân của mình trên Twitter, Elon Musk hiện đã tweet để ủng hộ cuộc chiến của Epic Games nhằm chống lại Apple. Cụ thể là về chính sách của Apple trên App Store.

Ông nói: “Các khoản phí trên App Store của Apple là ‘một loại thuế toàn cầu thực sự trên Internet’. Epic đã đúng.”

Liên quan đến hãng Game Epic, hiện công ty này đang vướng vào một cuộc chiến pháp lý với Apple, Epic cho rằng các quy tắc của App Store khi cho phép Apple hưởng hoa hồng đến 30% trên nhiều giao dịch trên App Store là không công bằng và phi cạnh tranh.

Có lẽ nhằm tận dụng sự chú ý lớn mà Elon Musk đang mang đến, CEO của Epic Games, Ông Tim Sweeney, người từng là đối thủ lớn của Apple trên Twitter, đã đăng bài mới nhất của mình nhằm chống lại nhà sản xuất iPhone này.

Ông nói: “Khoản thuế của Apple nguy hại hơn thực tế rất nhiều. Hiện nó chỉ áp dụng cho các hàng hoá số trên iOS. Nhưng trong tương lai, khi tất cả hàng hóa vật lý đều sẽ có sự hiện diện kỹ thuật số, và Apple sẽ tiếp tục đánh thuế. Apple cần phải dừng lại.”

Epic đã đối mặt với Apple tại tòa án trong nhiều lần vào tháng 5, và trong khi vụ kiện vẫn chưa có các phán quyết cụ thể. Epic hiện cũng đã đệ đơn kiện chống độc quyền nhằm chống lại các chính sách của Google đối với Google Play.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google sẽ xoá bỏ các ứng dụng hẹn hò ‘sugar dating’ ra khỏi Google Play

Chính sách mới của Google sẽ cấm các ứng dụng tập trung vào các ‘mối quan hệ tình dục được bù đắp’ kể từ ngày 1 tháng 9 sắp tới.

Các ứng dụng hẹn hò vì lợi ích (Sugar dating) sẽ không được phép xuất hiện trên cửa hàng ứng dụng Google Play cho các thiết bị Android từ ngày 1 tháng 9, Google đã thông báo điều này như một phần của loạt thay đổi chính sách đối với nền tảng.

Theo báo cáo từ Android Police, Google đặc biệt nghiêm cấm các ứng dụng liên quan đến “các mối quan hệ tình dục được bù đắp”.

Google cũng cho biết nền tảng này đang thưc hiện một loạt các hành động bao gồm một cuộc đàn áp mới đối với các tài khoản của các nhà phát triển không hoạt động.

Thông thường, các mối quan hệ hẹn hò kiểu vì lợi ích qua lại liên quan đến việc những người lớn tuổi hơn, giàu có hơn hẹn hò và tặng quà cho những ‘đối tác’ trẻ tuổi hơn.

Như Android Police lưu ý, không thiếu các ứng dụng trên Google Play được thiết kế xoay quanh việc thiết lập các mối quan hệ kiểu này.

Các chính sách mới của Google sẽ cấm các ứng dụng quảng bá “các dịch vụ có thể được hiểu là cung cấp các hành vi tình dục để đổi lấy một khoản tiền bù đắp tương ứng”.

Nhưng định nghĩa này có thể bao gồm “các hẹn hò được thoả thuận hoặc sự sắp xếp tình dục nơi một người tham gia kỳ vọng được cung cấp tiền, quà tặng hoặc hỗ trợ tài chính cho một người tham gia khác (Sugar dating).

Hiện Google không nói rõ lý do tại sao các ứng dụng kiểu này đang bị cấm.

Tuy nhiên hành động này của Google được diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàn áp hoạt động mại dâm trực tuyến của các nền tảng sau dự luật FOSTA-SESTA ở Mỹ.

Ngoài những thay đổi về quy tắc của các ứng dụng hẹn hò, gã khổng lồ tìm kiếm cũng đang giới thiệu một chính sách mới sẽ xóa các tài khoản của các nhà phát triển nếu chúng không hoạt động trong vòng một năm.

Google cho biết họ sẽ đưa ra các ngoại lệ đối với các tài khoản có ứng dụng có hơn một nghìn lượt cài đặt hoặc với những lượt mua hàng trong ứng dụng gần đây, nhưng nếu nhà phát triển không tải lên ứng dụng hoặc đăng nhập vào Google Play Console trong suốt 12 tháng, thì tài khoản của họ sẽ có nguy cơ bị xóa.

Các bản cập nhật chính sách của Google cũng cung cấp thêm thông tin về những thay đổi đã thông báo trước đây của Google liên quan đến nạn spam Google Play và chọn không sử dụng các ID theo dõi quảng cáo.

Họ sẽ sớm cập nhật các chính sách để cấm “những đồ hoạ và văn bản (text) spam trong tiêu đề ứng dụng, biểu tượng (icons) và tên nhà phát triển”.

Chính sách quảng cáo của Google cũng sẽ được cập nhật để phản ứng tới những thay đổi về ID quảng cáo vào ngày 4 tháng 10 tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo The Verge

Google giảm 50% phí trên Google Play

Google đã cắt giảm phí dịch vụ cho các nhà phát triển Android đang bán các dịch vụ và hàng hóa kỹ thuật số trong ứng dụng trên Google Play.

Cụ thể, Google Play sẽ giảm phí dịch vụ từ 30% xuống 15% cho 1 triệu USD doanh thu đầu tiên mà mỗi nhà phát triển kiếm được mỗi năm từ ứng dụng.

Google cho biết:

“Với thay đổi này, 99% nhà phát triển trên toàn cầu bán hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số với Google Play sẽ được giảm 50% phí.

Đây là những hỗ trợ có thể giúp các nhà phát triển mở rộng quy mô ở giai đoạn quan trọng của sự phát triển của họ bằng cách tuyển thêm kỹ sư, bổ sung thêm nhân viên marketing, tăng công suất máy chủ và hơn thế nữa.”

Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu Sensor Tower cho thấy Google Play đã kiếm được khoảng 38,6 tỷ USD doanh thu vào năm 2020.

Google cho biết: “Đối với hàng nghìn nhà phát triển ở Ấn Độ đã sử dụng Google Play để bán hàng hóa kỹ thuật số, họ có thể bắt đầu nhận được những lợi ích của thay đổi này ngay sau khi nó có hiệu lực vào tháng 7.”

Google cho biết những khoản hỗ trợ này là quan trọng nhất khi các nhà phát triển đang trong giai đoạn tăng trưởng, việc mở rộng quy mô ứng dụng không dừng lại khi đối tác đạt doanh thu 1 triệu USD.

Google chia sẻ thêm:

“Chúng tôi đã nghe từ các đối tác của mình, dù họ kiếm được 2 triệu USD, 5 triệu USD và thậm chí 10 triệu USD mỗi năm thì họ vẫn đang trên con đường duy trì, chưa lợi nhuận.

Do đó, chúng tôi sẽ giảm khoản phí này trên 1 triệu USD đầu tiên trong tổng doanh thu kiếm được mỗi năm cho mọi nhà phát triển sử dụng hệ thống thanh toán của Google Play, bất kể quy mô nào.”

Khi các nhà phát triển xác nhận một số thông tin cơ bản để giúp google hiểu bất kỳ tài khoản liên kết nào mà họ có và đảm bảo Google áp dụng đúng mức 15%, khoản chiết khấu này sẽ tự động gia hạn mỗi năm.

Năm ngoái, Google đã làm rõ các yêu cầu trong chính sách thanh toán của Google Play, trong đó họ giải thích rằng phí dịch vụ cho Google Play chỉ áp dụng cho các nhà phát triển bán dịch vụ và hàng hóa kỹ thuật số trong ứng dụng.

Hiên tại, có hơn 97% ứng dụng trên toàn cầu không bán hàng hóa kỹ thuật số và do đó họ không phải trả bất kỳ khoản phí dịch vụ nào kể cả cho Google Play.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips