Skip to main content

Thẻ: Google Search Console

Google Search Console vừa ra mắt diện mạo mới

Google vừa ra mắt giao diện mới cho Google Search Console nhằm cải thiện khả năng tiếp cận và trải nghiệm người dùng.

Google Search Console ra mắt diện mạo mới

Nếu bạn đăng nhập vào tài khoản Google Search Console của mình tại google.com/search-console, bạn sẽ thấy giao diện mới như bên dưới.

Google Search Console ra mắt diện mạo mới

Theo Google:

“Nâng cấp thiết kế mới nhằm nỗ lực cải thiện khả năng tiếp cận và trải nghiệm người dùng. Trong vài tháng tới, bạn sẽ tiếp tục thấy những thay đổi nhỏ khác trong sản phẩm của chúng tôi với mục tiêu tương tự, chúng tôi hy vọng bạn sẽ thích nó.”

Search Console là một công cụ phân tích và hiểu dữ liệu được những người làm SEO sử dụng nhiều lần mỗi ngày. Với giao diện mới gọn gàng hơn và sắp tới là có thêm nhiều tính năng hơn, Google đang muốn thu hút nhiều người dùng hơn đến và ở lại với nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google Analytics 4 cập nhật kiểu phân bổ theo hướng dữ liệu và mô hình máy học mới

Google chưa cho biết khi nào sẽ ngừng sử dụng Universal Analytics (UA), nhưng các cập nhật mới gần đây cho thấy rằng những người làm marketing nên chuẩn bị cho sự thay đổi.

Google Analytics 4 cập nhật kiểu phân bổ theo hướng dữ liệu và mô hình máy học mới

Theo Google, những cập nhật mới lần này về tích hợp Search Console mới, phân bổ theo hướng dữ liệu (data-driven attribution) và mô hình học máy mới nhằm mục tiêu lấp đầy khoảng trống đo lường trong Google Analytics 4 (GA4).

Google chưa cho biết khi nào các chủ sở hữu website sẽ phải chuyển từ Universal Analytics (UA) sang GA4, nhưng các tính năng mới cập nhật này và khuyến khích của Google trong việc nên sử dụng GA4 cho các website mới cho chúng ta thấy rằng Google đang chuẩn bị cho sự thay đổi và sẽ sớm thay thế UA bằng GA4.

Tiếp theo, Google cũng thông báo việc tích hợp mới trong Search Console. Tích hợp Search Console mới cho phép các nhà marketer xem các dữ liệu chẳng hạn như xếp hạng website của họ và các truy vấn đã dẫn đến việc nhấp chuột ngay từ trong GA4.

Tính năng phân bổ theo hướng dữ liệu cũng đã đến với GA4. Trong những tuần tới, phân bổ theo hướng dữ liệu sẽ có sẵn trong các báo cáo phân bổ.

Bản cập nhật này theo sau thông báo mới đây của Google trong việc nền tảng này sẽ loại bỏ kiểu phân bổ theo lần nhấp cuối cùng và đặt kiểu phân bổ theo hướng dữ liệu thành cài đặt mặc định cho tất cả chiến dịch chuyển đổi trong Google Ads.

Chuyển đổi được nhóm theo kênh khi sử dụng phân bổ theo hướng dữ liệu (data-driven attribution). Ảnh: Google

Tính năng phân bổ theo hướng dữ liệu sẽ khả dụng ở cấp độ thuộc tính, do đó, người quản lý website sẽ có thể thấy doanh thu được phân bổ và chuyển đổi trong báo cáo chuyển đổi (Conversions report) và trong phần Khám phá (Explorations) của GA4.

Các mô hình máy học (Machine learning models) cũng được cập nhật để giải quyết các lỗ hổng đo lường của các nhà quảng cáo.

Theo đó, Google đang đưa hai khả năng xây dựng mô hình mới là mô hình chuyển đổi (conversion modeling) và mô hình hành vi (behavioral modeling) vào GA4, cập nhật này có thể giúp các nhà tiếp thị lấp đầy khoảng trống về mức độ hiểu biết của họ về hành vi của khách hàng khi không có cookies hoặc các chỉ số nhận dạng khách hàng khác.

Mô hình chuyển đổi hiện được sử dụng trong các báo cáo phân bổ, báo cáo chuyển đổi và mục khám phá để xác định nơi chuyển đổi đang được tạo ra và thúc đẩy nó trên các kênh phù hợp của Google.

Tại sao những người làm marketing đặc biệt là digital nên quan tâm.

Phân bổ theo hướng dữ liệu có thể cung cấp cho bạn một tổng quan chính xác hơn về vai trò của các kênh khác nhau trong việc hỗ trợ chuyển đổi.

Điều đó có thể cho phép bạn đưa ra các quyết định đầu tư tốt hơn ở những nơi đáng giá hơn, do đó, bạn sẽ có nhiều chuyển đổi hơn.

Việc tích hợp Search Console có thể giúp những người làm marketing dễ dàng truy cập dữ liệu từ trong GA4 mà không cần phải mở Search Console của họ.

Google cho biết:

“Các chuyển đổi được mô hình hóa (modeled conversions) cho phép Google cung cấp báo cáo một cách chính xác hơn, tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo và cải thiện việc đặt giá thầu tự động hiệu quả hơn.”

Chúng tôi khuyên bạn nên thử nghiệm các tính năng này và phân tích dữ liệu trước khi đưa ra quyết định dựa trên chúng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Google giải thích tại sao một website lại được xếp hạng cho những từ khoá bất thường

Google giải thích lý do tại sao các từ khóa không liên quan có thể hiển thị trong báo cáo Google Search Console của một website.

Google giải thích tại sao một website lại được xếp hạng cho những từ khoá bất thường
Google Search Console

Dưới đây là chia sẻ từ chuyên gia của Google giải thích lý do tại sao một website có thể hiển thị cho các từ khóa có vẻ như bất thường hoặc không liên quan đến những nội dung của một website nhất định.

Chia sẻ từ Google cũng một phần phản hồi lại câu hỏi được đặt ra gần đây là: “Website của tôi có các nhấp chuột từ các từ khóa mà tôi không thể tìm thấy trên website của mình. Sao có thể như thế được?”

Chuyên gia của Google giải thích về cách xếp hạng cho các từ khóa ngẫu nhiên.

Nếu một website đang hiển thị cho các truy vấn tìm kiếm không mong muốn và kết quả không thể dễ dàng bị thay thế, thì các lý do rất có thể là do việc cá nhân hóa và/hoặc nhắm mục tiêu cục bộ.

“Thông thường đó là việc cá nhân hóa và nhắm mục tiêu cục bộ theo địa phương.

Bạn có thể kiểm tra các truy vấn xem có được số lượng hiển thị lớn hay không và website của bạn có được xếp hạng ở các vị trí cao hơn hay không, nhưng chắc chắn, nó chỉ nhận được rất ít lần hiển thị và xuất hiện riêng lẻ trong một số ngày (thay vì thường xuyên).”

Chuyên gia này tiếp tục nói rằng hình ảnh là một lý do khác khiến điều này có thể xảy ra.

Có thể hình ảnh của website đang được kéo vào một hộp xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm hoặc ‘bảng tri thức’ (knowledge panels) xuất hiện ở tay phải bên cạnh.

Google giải thích tại sao một website lại được xếp hạng cho những từ khoá bất thường

Khi một hình ảnh được hiển thị trong một hộp (ngẫu nhiên) hoặc ‘bảng tri thức’, hình ảnh đó sẽ được ghi lại dưới dạng một lần hiển thị trong Search Console.

Nếu một từ khóa riêng lẻ có số lượng hiển thị lớn, vị trí xếp hạng cao và ít nhấp chuột, thì hình ảnh có thể là lý do tại sao website được xếp hạng cho những truy vấn tìm kiếm đó.

Theo Chuyên gia từ Google:

“Một số truy vấn đôi khi làm hiển thị một hộp hình ảnh (có nhiều hình ảnh ở đầu trang kết quả) và nếu hình ảnh từ các trang của bạn được hiển thị ở đó, bạn sẽ thấy đó là một lần hiển thị trong Google Search Console.

Điều tương tự cũng xảy ra nếu hình ảnh được hiển thị trong phần ‘bảng tri thức’ ở bên cạnh. Sự thật là, không nhiều trong số những hình ảnh này nhận được nhấp chuột, vì vậy có thể website có số lượng hiển thị lớn, vị trí cao, nhưng lại có ít nhấp chuột cho những truy vấn đó.”

Cuối cùng, Google khuyên bạn nên thực hiện một cách tiếp cận khác để phân tích dữ liệu trong Search Console nhằm tìm ra nguồn gốc của các lần hiển thị tương tự.

Bạn nên xác định xuất xứ của các truy vấn theo quốc gia, sau đó điều chỉnh cài đặt tìm kiếm nâng cao của Google để hiển thị kết quả từ các quốc gia đó. Giờ đây, bạn sẽ có bản trình bày rõ hơn về những gì người dùng đang nhìn thấy.

“Khi bạn cài đặt và xem báo cáo này, hãy đảm bảo bạn sẽ đi sâu vào báo cáo theo quốc gia và sử dụng cài đặt tìm kiếm nâng cao thích hợp cho quốc gia đó để bạn hiểu rõ nhất có thể về những gì người dùng nhìn thấy.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

‘Google Search Console Insights’ hiện đã có sẵn cho tất cả các tài khoản

Google đã chính thức ra mắt báo cáo Google Search Console Insights cho tất cả những tài khoản đã được xác minh trong Search Console.

Bạn có thể truy cập báo cáo thông tin chi tiết của Search Console ngay tại: search.google.com/search-console/insights.

Search Console Insights là gì.

Theo Google, Search Console Insights được thiết kế dành riêng cho nhà sáng tạo và nhà xuất bản nội dung nhằm giúp họ hiểu cách đối tượng mục tiêu của mình đang khám phá nội dung website và điều gì đang gây được ấn tượng với họ.

Báo cáo Search Console Insights được cung cấp bởi dữ liệu từ cả Google Search Console và Google Analytics.

Search Console Insights lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2020 và sau đó Google chỉ mở quyền truy cập hạn chế cho một số nhà sáng tạo nội dung nhất định.

Vào thời điểm đó, Google cho biết “đó là một cách để cung cấp cho nhà sáng tạo nội dung dữ liệu họ cần để đưa ra các quyết định và cải thiện nội dung của họ tốt hơn”.

Dưới đây là ảnh chụp màn hình của một báo cáo từ khoá.

Các báo cáo trong Search Console Insights nhằm mục đích trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Phần nội dung đang hoạt động tốt nhất của bạn là gì?
  • Các phần nội dung mới của bạn đang hoạt động như thế nào?
  • Mọi người đang khám phá nội dung trên website của bạn bằng cách nào?
  • Mọi người tìm kiếm gì trên Google trước khi họ truy cập nội dung của bạn?
  • Bài viết nào giúp giới thiệu người dùng đến website và nội dung của bạn?

Hiện tại bạn có thể truy cập trang báo cáo này từ trang tổng quan trong Search Console,  truy cập trực tiếp tại Link, hoặc từ ứng dụng Google dành cho iOS (và cũng sẽ sớm có mặt trên ứng dụng Android).

Google khuyên bạn nên liên kết Google Analytics với Google Search Console liên quan để có được trải nghiệm đầy đủ và thông tin chi tiết tốt nhất về nội dung của bạn.

Bạn cũng cần lưu ý rằng, Search Console Insights chỉ hỗ trợ các thuộc tính của Google Analytics Universal (ID bắt đầu bằng “UA-“), và hiện chưa hỗ trợ cho Google Analytics 4.

Tại sao những người làm marketing cần quan tâm cập nhật này:

Bạn có nhiều dữ liệu hơn, nhiều thứ để xem hơn và hiểu hiệu suất nội dung của bạn hơn.

Bên cạnh đó báo cáo cũng có thể giúp bạn tối ưu nhiều hơn cho SEO cũng như cung cấp nhiều ý tưởng hơn cho các hoạt động marketing của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Google cập nhật thêm 12 hình thức ‘phạt’ thủ công mới

Các hành vi vi phạm chính sách của Google News và Google Discover có thể bị phạt thông qua hình thức thủ công.

Google thêm 12 loại hình phạt hành động thủ công mới liên quan đến xử phạt vi phạm chính sách của Google News và Google Discover.

Hành động này đánh dấu lần đầu tiên một website có thể bị phạt thủ công vì vi phạm chính sách ‘Tin tức’ và ‘Khám phá’. Trước đây, các thao tác thủ công chỉ được giới hạn trong các trường hợp vi phạm ‘Google Tìm kiếm’.

Điều đó không có nghĩa là Google đã không thực thi các chính sách của mình với ‘Google Tin tức’ và ‘Google Khám phá’. Mà chỉ là các chính sách trước đây được thực hiện tự động hoá thay vì thủ công như bản cập nhật lần này.

Hình phạt thủ công, không giống như hình phạt tự động, chúng được đưa ra bởi người đánh giá của Google. Hình phạt được áp dụng sau khi người đánh giá xác định website nào đó không tuân thủ các nguyên tắc của Google.

Theo truyền thống, hình phạt thủ công dẫn đến các trang (webpages) hoặc website bị xếp hạng thấp hơn trong ‘Google Tìm kiếm’ (Search).

Đến hiện tại, hậu quả khi bị phạt thủ công vì vi phạm các chính sách của ‘Google Tin tức’ và ‘Google Khám phá’ vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Trang trợ giúp của Google không nêu rõ liệu các trang sẽ chỉ bị hạ hạng hay xóa khỏi ‘Khám phá’ và ‘Tin tức’ cũng như hình phạt liệu có kéo dài sang ‘Google Tìm kiếm’.

Tuy nhiên, lợi ích tốt nhất của mỗi chủ sở hữu website là tránh những hình phạt này. Hành động thủ công là hành động nghiêm trọng nhất trong số tất cả các hình phạt của Google và cần nỗ lực khắc phục nghiêm túc.

Hãy cùng xem xét 12 hình phạt thao tác thủ công mới dành riêng cho ‘Google Tin tức’ và ‘Google Khám phá’.

Một số hình phạt thủ công mới của Google dành riêng cho ‘Tin tức’, một số hình phạt dành riêng cho ‘Khám phá’ và một số liên quan đến cả ‘Tin tức’ lẫn ‘Khám phá’.

Một hình phạt thủ công dành riêng cho ‘Google Tin tức’ là do vi phạm chính sách minh bạch.

  • Một website có thể bị phát hiện vi phạm chính sách này nếu nó xuất hiện trong Google Tin tức và không cung cấp ngày tháng và dòng nội dung rõ ràng, cũng như thông tin về tác giả, ấn phẩm, nhà xuất bản, công ty và thông tin liên hệ.

Có 02 hình phạt thủ công dành riêng cho Google Khám phá. Chúng bao gồm:

  • Nội dung có chủ đề người lớn: Google đã phát hiện thấy nội dung chứa ảnh khỏa thân, hành vi tình dục, hoạt động khiêu dâm hoặc tài liệu khiêu dâm.
  • Nội dung gây hiểu lầm: Google đã phát hiện thấy nội dung có vẻ như đánh lừa người dùng bằng cách hứa hẹn một chủ đề hoặc câu chuyện không được phản ánh trong nội dung bài viểt chi tiết.

Có 09 hình phạt thủ công đối với các vi phạm chính sách được chia sẻ giữa Google Tin tức và Google Khám phá. Chúng bao gồm:

  • Nội dung nguy hiểm: Google đã phát hiện thấy nội dung có thể gây hại nghiêm trọng và tức thì cho người hoặc động vật.
  • Nội dung quấy rối: Google đã phát hiện thấy nội dung chứa nội dung quấy rối, bắt nạt hoặc đe dọa.
  • Nội dung gây thù địch: Google đã phát hiện thấy nội dung kích động thù địch.
  • Phương tiện bị thao túng: Google đã phát hiện thấy nội dung âm thanh, video hoặc hình ảnh đã bị thao túng để lừa dối, lừa gạt hoặc gây hiểu lầm đến ai đó.
  • Nội dung liên quan đến Y tế: Google đã phát hiện thấy nội dung nhằm cung cấp lời khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị Y tế cho mục đích thương mại.
  • Nội dung khiêu dâm: Google đã phát hiện thấy nội dung chứa hình ảnh hoặc video khiêu dâm chủ yếu nhằm mục đích kích thích tình dục.
  • Nội dung khủng bố: Google đã phát hiện thấy nội dung kích động các hành động khủng bố hoặc cực đoan, bao gồm lôi kéo, kích động bạo lực hoặc các cuộc tấn công khủng bố.
  • Nội dung bạo lực và máu me: Google đã phát hiện thấy nội dung kích động hoặc ca ngợi bạo lực. Google không cho phép các tài liệu có hình ảnh quá khích hoặc bạo lực nhằm mục đích làm người khác kinh tởm.
  • Ngôn từ tục tĩu: Google đã phát hiện thấy nội dung chứa những lời tục tĩu hoặc vô lý.

Khi Google đưa ra các hình phạt thủ công, Google sẽ gửi một thông báo đến chủ sở hữu website thông qua Search Console.

Thông báo trong Search Console sẽ chứa thông tin chi tiết về cách khôi phục sau hình phạt. Quá trình khôi phục thường sẽ bao gồm việc xóa nội dung vi phạm và gửi yêu cầu xem xét lại với phía Google.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google Search Console cập nhật báo cáo khám phá với dữ liệu từ Chrome

Báo cáo khám phá (Discover Report) trong Google Search Console hiện đã bao gồm dữ liệu từ trình duyệt Chrome.

Google đang cập nhật báo cáo khám phá trong Search Console để bao gồm dữ liệu từ trình duyệt Chrome dành cho thiết bị di động.

Trước đây, báo cáo Khám phá của Search Console chỉ giới hạn trong dữ liệu từ ứng dụng Google trên Android và iOS.

Một nơi khác mà mọi người thường truy cập Google Khám phá hay Google Discover là khi họ mở một tab mới trong Chrome. Cho đến nay, dữ liệu đó vẫn chưa được đưa vào Search Console.

Google cho biết dữ liệu phần ‘Khám phá’ từ Chrome sẽ được thêm vào Search Console trong vài tháng tới.

Hãy kiểm tra dữ liệu xuất hiện dần dần trong báo cáo hiệu suất Search Console Discover của bạn.

Với dữ liệu mới được thêm vào, hãy lưu ý rằng mức lưu lượng truy cập được báo cáo trên website của bạn có thể tăng lên so với trước đây.

Một bản cập nhật khác mà Google đang dần tung ra là nguồn liên kết giới thiệu gốc (origin referrer) mới cho lưu lượng truy cập phần ‘Khám phá’ từ Chrome.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Cách thực hiện Digital Marketing Audit cho Website

Thực hiện audit digital marketing cho website của bạn là cách tốt nhất để có một cái nhìn tổng quan rõ ràng nhất về hiệu suất hiện tại, giúp bạn ‘chẩn đoán’ bất kỳ vấn đề quan trọng nào mà website đang gặp phải.

audit digital marketing
Cách thực hiện Digital Marketing Audit cho Website

Tuy nhiên, mục đích của digital marketing audit không chỉ là để thực hiện các nhiệm vụ này. Mà nó cũng nên tạo ra các đề xuất có thể hành động để có thể biến thành các chiến lược dựa trên dữ liệu cho các kênh digital khác nhau của bạn.

Những đề xuất này phải luôn luôn gắn liền với các mục tiêu kinh doanh cốt lõi và mục tiêu tăng trưởng của bạn.

Sau đây là 7 nội dung chính cho phép bạn hoàn thành một bản Digital Marketing Audit toàn diện và có thể hành động:

  • Các công cụ cần thiết để thực thi hoạt động kiểm tra
  • SEO kỹ thuật – Technical SEO
  • Nội dung – Content
  • SEO ngoài trang – Off-Page SEO
  • PPC – Pay Per Click
  • Theo dõi và báo cáo – Tracking and Reporting
  • Thực hiện kiểm tra hoạt động tiếp thị kỹ thuật số- Digital Marketing Audit

1. Công cụ để thực hiện digital marketing audit

Các nhà marketing cần đi sâu vào dữ liệu hiệu suất của website và cần có sự hiểu biết ssu sắc về cách các hiệu suất này được đo lường so với KPI của bạn. Có một số công cụ miễn phí có sẵn để giúp bạn thực hiện việc này một cách hiệu quả:

  • Google Analytics: Để biết thông tin chi tiết về cách website của bạn nhận được lưu lượng truy cập (traffic), cách khách hàng tương tác với nội dung của bạn và đây cũng là nơi bạn có để đo lường ROI (return on invest).
  • Google Search Console: Để theo dõi và khắc phục sự các sự cố của website cũng như việc theo dõi sự hiện diện tự nhiên của website trong các kết quả tìm kiếm của Google.
  • Google Keyword Planner: Để tiến hành nghiên cứu từ khóa, tìm hiểu nhu cầu tìm kiếm và tính toán các dự báo.
  • Ahrefs (bản dùng thử miễn phí 7 ngày): Để hiểu Khả năng hiển thị của website của bạn, nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, theo dõi thứ hạng từ khóa và phân tích backlink.
  • Screaming Frog (có phiên bản miễn phí): Giúp thu thập dữ liệu các trang (webpages) trên website của bạn để chẩn đoán các vấn đề trên trang (onsite) liên quan đến SEO kỹ thuật và nội dung.

2. SEO kỹ thuật – Technical SEO

Bằng cách cải thiện nền tảng kỹ thuật của website của bạn theo đúng cách, bạn có thêm cơ hội được tìm thấy, thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng cao hơn bởi một công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google.

Kiểm tra SEO kỹ thuật của website chủ yếu nên tập trung vào khả năng thu thập dữ liệu và khả năng lập chỉ mục của các trang (web pages) trên website.

Thu thập dữ liệu trên website là một quá trình ‘tốn kém’ đối với Google, do đó, điều quan trọng là làm cho website của bạn dễ dàng và hiệu quả để thu thập dữ liệu nhanh nhất có thể. Điều này sẽ giúp nội dung của bạn được thu thập thường xuyên và giúp nội dung mới được phát hiện nhanh chóng hơn.

Duy trì việc kiểm soát các trang trên website của bạn có thể được lập chỉ mục cũng là phương án nên được quan tâm. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng tất cả các trang (pages) bạn muốn người dùng truy cập đều có thể được lập chỉ mục.

Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn chỉ lập chỉ mục nội dung có giá trị cho người dùng và sẽ không gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm khi chọn trang nào để xếp hạng.

Những thứ như khả năng sử dụng trên thiết bị di động (mobile friendly) và thời gian tải trang đều được Google tính đến và cũng là các yếu tố xếp hạng trên kết quả tìm kiếm. Do đó, việc thực hiện các bước để cải thiện các khía cạnh của trải nghiệm người dùng sẽ được Google ưu tiên hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.

3. Nội dung – Content

Khi kiểm tra nội dung trên website của bạn, bạn nên xem xét hiệu suất của website một cách thật tỉ mỉ và sử dụng những hiểu biết (insights) này để tạo ra một chiến lược hành động phù hợp với các hoạt động khác của bộ phận Marketing.

Để đánh giá xem nội dung của bạn đang hoạt động như thế nào, có một số số liệu bạn nên xem xét. Thứ nhất, Website của bạn hiện tại đang xếp hạng như thế nào đối với các từ khóa mà bạn đang tập trung.

Từ khóa tập trung có thể là từ khóa có dung lượng (volume search) tìm kiếm cao, giá trị thương mại cao. Bạn có các trang nào không được lập chỉ mục không, hoặc có nội dung nào bị trùng lặp không?

Thứ hai, sử dụng Google Analytics để kiểm tra số lượng phiên (sessions) tự nhiên trên website và xem xét các trang nào đang chiếm phần lớn các phiên này.

Dữ liệu nhấp chuột và hiển thị từ Google Search Console cũng hữu ích cho việc này, vì bạn không những có thể hiểu rõ hơn ở cấp độ trang mà còn hiểu thêm các truy vấn tìm kiếm riêng lẻ.

Và thứ ba, đào sâu vào các chuyển đổi tự nhiên của bạn. Tỷ lệ chuyển đổi của bạn khác nhau như thế nào giữa các chuyên mục con khác nhau trên website?

Về cơ bản, tất cả lưu lượng truy cập đều rất tốt cho website của bạn, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng lượng truy cập đó có thể dẫn đến ROI thực sự.

4. SEO ngoài trang – Off-Page SEO

Backlink (danh sách các liên kết từ các website khác đến website của bạn) là một yếu tố thiết yếu cho sự thành công của website của bạn.

Trong một thế giới nơi mỗi liên kết mới được tính như là một ‘phiếu bầu’ cho website của bạn, tuy nhiên không phải tất cả các ‘phiếu bầu’ này đều bằng nhau. Backlink từ những website hay thương hiệu tốt (tương tác nhiều) và tự nhiên sẽ được đánh giá cao hơn.

Điều này được thấy rõ kể từ khi Google phát hành bản cập nhật thuật toán Penguin nhằm mục tiêu ‘phá vỡ’ các chiến thuật xây dựng liên kết spam cũng như thao túng backlink.

Ahrefs là một công cụ tuyệt vời để nghiên cứu và phân tích backlink của bạn, Ahrefs cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan rõ ràng về các backlink của bạn, các tên miền giới thiệu (referral domain) và bảng xếp hạng tên miền.

Xếp hạng tên miền này là số liệu của bên thứ ba nhằm mục đích báo hiệu sức mạnh của backlink trên website theo thang điểm từ 0 đến 100.

Cách "Audit" Digital Marketing cho bất kì website nào (P2)

5. PPC – Pay Per Click

Sau đây là một số khía cạnh chính mà bạn cần quan tâm:

  • Khả năng hiển thị (số lần hiển thị, chia sẻ hiển thị, tỉ lệ đầu trang…)
  • Khả năng sinh lời (CPC, CPA, ROAS, ROI)
  • Chất lượng quảng cáo (Click, CTR, điểm chất lượng)

Khi thực hiện kiểm tra tài khoản quảng cáo, tốt hơn hết là bạn nên xác định các khu vực chi tiêu không hiệu quả, cắt giảm ngân sách các khu vực này đồng thời tăng cường chi tiêu trong các khu vực có hiệu suất cao.

Lãng phí ở đây có thể được hiểu là CPC cao, chuyển đổi thấp, từ khoá không liên quan…

Bằng cách này, bạn sẽ thúc đẩy khách hàng tiềm năng và doanh thu mà bạn cần, trong khi tối đa hóa lợi nhuận của bạn cho chi tiêu quảng cáo (ROAS) và từ đó lợi nhuận đầu tư tổng thể (ROI) của bạn cũng sẽ tăng lên.

Khi bạn đang kiểm tra các cơ hội PPC của mình, bạn cũng nên xem xét các từ khóa không hiệu quả theo góc nhìn của một SEOer. Quảng cáo trả phí PPC có thể hiệu quả trong thời gian ngắn trong khi công việc SEO được thực hiện để cải thiện các thứ hạng tự nhiên trong dài hạn.

6. Theo dõi và báo cáo

Theo dõi chính xác là yếu tố rất quan trọng để có thể hiểu được hiệu suất của hoạt động marketing trên tất cả các kênh, đồng thời theo dõi và kiểm tra cũng có thể cung cấp những insights quan trọng cho các điểm thành công và điểm thất bại của một chiến dịch cũng như ngành hàng bạn đang làm.

Bạn nên nhận thức được các chiến dịch digital marketing của bạn trên các kênh khác nhau đang tác động lẫn nhau như thế nào (funnels).

Hãy xem dữ liệu chuyển đổi được hỗ trợ trong Google Analytics (Chuyển đổi> phễu đa kênh> Chuyển đổi được hỗ trợ). Hiểu đường dẫn chuyển đổi (conversion path) của khách hàng của bạn là chìa khoá chính để hiểu mức độ tiềm năng của từng kênh riêng lẻ trong một bức tranh digital marketing toàn diện.

Cách "Audit" Digital Marketing cho bất kì website nào (P2)

7. Thực hiện kiểm tra và sửa đổi Digital Marketing

Digital Marketing Audit chỉ tốt khi nó được đi kèm với một bản kế hoạch hành động hiệu quả. Giai đoạn này sẽ giúp bạn phác thảo các nhiệm vụ gắn liền với các kế hoạch chi tiết về những ảnh hưởng tiềm ẩn và nguồn lực cần thiết.

Bạn cũng có thể sử dụng đây như là nguồn tư liệu để làm việc với các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và tăng cường vai trò của hoạt động digital marketing.

Khi bạn đã tập hợp được một lộ trình chiến lược của mình thông qua những dữ liệu hiệu suất và mục tiêu rõ ràng, bạn có thể bắt đầu thực hiện các thay đổi với mục tiêu mang lại những lợi ích từ các nguồn lực này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà Anh | MarketingTrips