Mục tiêu vào năm 2025, kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng lên 30% vào năm 2030.
Hãng thông tấn Anh Reuters nhấn mạnh rằng, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 20% mỗi năm trong giai đoạn 2023 – 2025 và tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á – vốn là một khu vực có Internet phát triển nhanh nhất thế giới.
Tờ The Star có bài viết với nhan đề “Việt Nam vẫn là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất”. Tờ báo này phân tích, thanh toán kỹ thuật số sẽ tăng tốc khi ngân hàng trung ương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa.
Ngoài ra, sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, đầu tư của các ngân hàng cũng như việc sử dụng rộng rãi và phổ biến mã QR tiếp tục thúc đẩy việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số ở Việt Nam cũng như thanh toán giữa các nước trong khu vực.
“Nếu đồng tiền Việt Nam có thể sử dụng tại Thái Lan, Indonesia và ngược lại thông qua mã QR, thì sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD. Thứ hai, vì không cần khâu trung gian, nên chi phí giảm đi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thực hiện trao đổi sản phẩm trong ASEAN”, ông Bernardino Moningka Vega, Chủ tịch luân phiên Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp ASEAN (ASEAN BAC), cho biết.
Tân hoa xã nhấn mạnh thương mại điện tử, một trong những lĩnh vực đóng góp chính cho nền kinh tế số của Việt Nam, được dự báo sẽ tăng trưởng 22%, đạt 24 tỷ USD vào năm 2025. Ngoài ra, Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất về dịch vụ tài chính kỹ thuật số trong khu vực.
“Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh tế số của Việt Nam là một ví dụ điển hình. Các công ty Nhật Bản muốn góp vốn và công nghệ trong lĩnh vực này. Tôi nghĩ đó là sự hợp tác tốt. Hơn nữa, Việt Nam là một thị trường kinh tế số tăng trưởng nhanh, với quy mô dân số 100 triệu người, đó là tiềm năng lớn”, GS. Ryo Ikebe, Đại học Senshu, Nhật Bản, nhận định.
Mạng lưới kiến thức và tin tức Ấn Độ (KNN) nhấn mạnh kinh tế số của Việt Nam được dự báo tăng trưởng từ 30 tỷ USD trong năm nay lên khoảng 45 tỷ USD vào năm 2025, nhờ thương mại điện tử (eCommerce) và du lịch trực tuyến.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng tìm hiểu các khái niệm như kinh tế số hay nền kinh tế số là gì, các thông tin cơ bản về nền kinh tế số và hơn thế nữa.
Trong khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế, khái niệm nền kinh tế số là gì nổi lên như một câu hỏi lớn cho những người làm kinh doanh nói chung và marketing nói riêng.
Kinh tế số hay nền kinh tế số là gì?
Có nhiều các định nghĩa khác nhau về cái gọi là nền kinh tế số hoặc nền kinh tế kỹ thuật số.
Theo định nghĩa chung của nhóm cộng tác kinh tế số của Oxford, Nềnkinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet.”
Nền kinh tế số đôi khi cũng được gọi là nềnkinh tế internet (Internet Economy), nền kinh tế mới (New Economy) hoặc nền kinh tế mạng (Web Economy).
Còn theo Wikipedia, nền kinh tế số hay nền kinh tế kỹ thuật số bao gồm các thị trường kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số để tạo cho việc giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua thương mại điện tử (chẳng hạn như nền kinh tế nhà sáng tạo).
Việc mở rộng các khu vực kỹ thuật số là một động lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế những năm gần đầy, và việc chuyển hướng đến một số thế giới kỹ thuật số có nhiều tác động với xã hội được mở rộng hơn thay vì chỉ riêng công nghệ kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, theo D. Tapscott, khái niệm kinh tế số được khởi nguồn vào tháng 11 năm 1994 với sự kiện chíp Pentium – sản phẩm chiến lược của Intel – bị công bố có lỗi vào ngày 30/10/1994 và mãi tới ngày 20/12/1994, Intel mới thừa nhận lỗi được phát hiện.
Sự chậm hiểu về thị trường số và hạ thấp vấn đề đã đưa Intel tới một hậu quả đau đớn là phải thu hồi toàn bộ chíp Pentium của hãng.
D. Tapscott nhận định rằng câu chuyện về chíp Pentium đánh dấu một bước ngoặt kinh tế mới, theo đó thị trường số (digital market) là khác biệt lớn so với thị trường truyền thống (physical market) ở một số khía cạnh: mua sắm so sánh không có giới hạn, các công ty có sản phẩm thực sự khác biệt hoặc hiệu năng giá cả tốt hơn sẽ nhanh chóng nổi lên trên còn những công ty không có sẽ thất bại.
Trong các thị trường số, mọi doanh nghiệp đều đứng ở cùng một ngã tư đường.
Sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi của Internet vạn vật (IoT) vào kinh doanh kéo theo việc hình thành và phát triển tốc độ cao của các hoạt động kinh tế liên quan đã dẫn tới sự đa dạng và phong phú các định nghĩa về kinh tế số.
R. Bukht và R. Heeks tổng hợp 21 định nghĩa điển hình về kinh tế số, cho biết định nghĩa đầu tiên về kinh tế số xuất hiện từ năm 1999 và ngày càng có thêm các định nghĩa mới.
Các nhà nghiên cứu đồng thuận một nhận định là chưa có một định nghĩa được đồng thuận về kinh tế số.
Trên cơ sở nhìn nhận mối quan hệ giữa sự xuất hiện của công nghệ đột phá với sự phát triển lý thuyết kinh tế học và quản lý trong suốt quá trình tiến hóa công nghệ của loài người, X. Zhu cho rằng cộng đồng nghiên cứu về kinh tế số nên cố gắng tạo ra các đột phá nền tảng mới trong nghiên cứu lý thuyết về kinh tế học và quản lý để nắm bắt và phát triển kinh tế số.
Một số thông tin cơ bản cần hiểu về nền kinh tế số hay kinh tế kỹ thuật số là gì?
Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác nữa về kinh tế số. Với sự lan tỏa của “số hóa” vào nền kinh tế thì việc phân định rạch ròi kinh tế số không đơn giản.
Tuy nhiên, có thể khái quát, kinh tế số bao gồm các hiện tượng mới nổi, như công nghệ chuỗi khối (blockchain), nền tảng số, các nền tảng truyền thông mạng xã hội, doanh nghiệp điện tử (ví dụ như thương mại điện tử, các ngành truyền thống như sản xuất hoặc nông nghiệp có sử dụng công nghệ số hỗ trợ);
Các doanh nghiệp liên quan đến phát triển phần mềm, ứng dụng, phát triển nội dung số và truyền thông, các dịch vụ và đào tạo liên quan, cùng với các doanh nghiệp tham gia sản xuất và phát triển thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông.
Ở Việt Nam, tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, nền kinh tế số được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới.
Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động.
Theo dự báo của tạp chí Forbes được thực hiện trong năm 2016, đến năm 2025, nền kinh tế số toàn cầu có giá trị khoảng 23.000 tỷ USD, chiếm khoảng 24.3% nền kinh tế toàn cầu.
Còn tại các quốc gia ASEAN, giá trị này đạt khoảng 150 tỉ USD, tương đương 6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia thành viên.
Kết luận.
Khi toàn cầu đang hướng tới Metaverse, với nhiều các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào các hoạt động kinh doanh, nền kinh tế số hay kinh tế kỹ thuật số được xem là động lực phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Bằng cách hiểu bản chất của nền kinh tế số là gì, các doanh nghiệp tự trang bị thêm cho mình nhiều cơ hội hơn trong bối cảnh kinh tế mới.
Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam năm nay dự kiến đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với năm ngoái, nhờ sự tăng trưởng của thương mại điện tử.
Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á – Tiếng gầm thập kỷ 20: Thập kỷ kỹ thuật số Đông Nam Á ra mắt phiên bản thứ sáu bởi Google, Temasek và Bain & Company, cho biết năm nay, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên 21 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng 53% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái, dù thị trường du lịch trực tuyến đang thu hẹp, và dự kiến tiếp tục đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.
Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm tám triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với hơn một nửa trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn. Người tiêu dùng kỹ thuật số trước đại dịch trung bình đã sử dụng thêm bốn dịch vụ kỹ thuật số kể từ khi đại dịch bắt đầu.
99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai; cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ kỹ, sản phẩm thuật số của người dùng Việt Nam.
Về các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đông Nam Á, báo cáo cho biết một trong ba thương gia kỹ thuật số của Việt Nam tin rằng họ sẽ không thể sống sót sau đại dịch nếu không có các nền tảng kỹ thuật số.
Tại Việt Nam, các dịch vụ tài chính kỹ thuật số cũng đang trở thành yếu tố thúc đẩy quan trọng với 95% doanh nghiệp kỹ thuật số hiện chấp nhận thanh toán kỹ thuật số và 67% chấp nhận cho vay kỹ thuật số.
Hơn nữa, 7 trong 10 doanh nghiệp kỹ thuật số dự kiến sẽ tăng cường sử dụng các công cụ tiếp thị kỹ thuật số của họ trong 5 năm tới.
Việt Nam vẫn là một trung tâm đổi mới hấp dẫn khi nguồn vốn toàn cầu tiếp tục đổ vào. Hoạt động thương vụ, đầu tư tăng vọt trong nửa đầu năm 2021 đạt mức cao kỷ lục 1,37 tỷ USD, vượt qua các khoản đầu tư cả năm của những năm gần đây, được thúc đẩy bởi sự quan tâm đầu tư vào các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số trong lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce), tài chính (fintech), sức khỏe (healthtech) và giáo dục (edtech).
“Qua đại dịch, tôi đã tận mắt chứng kiến người dân Việt Nam kiên cường như thế nào và họ có thể trở thành những người tiếp nhận công nghệ mới nhanh chóng và sáng tạo ra sao.
Sự điều chỉnh mới cho dự báo về nền kinh tế Internet của Việt Nam đến năm 2030 cho chúng ta thấy tiềm năng to lớn của đất nước khi Việt Nam tăng tốc chuyển đổi số”, bà Trâm Nguyễn, Giám đốc Google phụ trách thị trường Lào, Cambodia và Việt Nam, cho biết.
Theo bà Trâm Nguyễn, các dự án mới nhất của Google như Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 và Lập trình Tương lai cùng Google đã cung cấp hiệu quả các khóa đào tạo kỹ năng kỹ thuật số và các buổi lập trình cho gần một triệu người tại Việt Nam là bằng chứng thực tế cho cam kết của chúng tôi trong việc hỗ trợ đất nước phát triển kỹ thuật số.
Với góc nhìn triển vọng 10 năm, báo cáo e-Conomy SEA năm 2021 nhấn mạnh khu vực này đang trên con đường trở thành nền kinh tế kỹ thuật số trị giá một nghìn tỷ USD vào năm 2030, trong đó Việt Nam có thể đạt ngưỡng 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV).
Được thúc đẩy bởi nền tảng người tiêu dùng và doanh nghiệp kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, sự tăng tốc trong Thương mại điện tử, Giao thức ăn và Dịch vụ tài chính kỹ thuật số, Đông Nam Á (SEA) ước tính đạt 174 tỷ USD (GMV) vào cuối năm 2021.
Con số này dự kiến sẽ vượt qua 360 tỷ USD vào năm 2025, vượt xa dự báo trước đó là 300 tỷ USD.
Báo cáo dự đoán rằng Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam đang bước vào ‘Thập kỷ kỹ thuật số’ khi Internet ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng.
Khu vực này hiện có hơn 440 triệu người dùng Internet và quan trọng là 350 triệu trong số đó là người tiêu dùng kỹ thuật số, tức là người dùng Internet đã sử dụng ít nhất một dịch vụ trực tuyến.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, SEA đã có thêm 60 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, trong đó 20 triệu người tham gia chỉ trong nửa đầu năm 2021.
Được thúc đẩy bởi đại dịch, người tiêu dùng kỹ thuật số hiện tại đã chi tiêu nhiều hơn vào các dịch vụ trực tuyến, giao dịch trung bình trong bốn ngành mới kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.
Người dùng hiện tại cũng tăng tần suất sử dụng và chi tiêu trên hầu hết các ngành dịch vụ. Việc áp dụng các dịch vụ kỹ thuật số ngày càng tăng này không có dấu hiệu đổi chiều và cứ 10 người dùng mới trong năm 2020 thì có 9 người tiếp tục sử dụng trong năm 2021.
Trong phần mở đầu của báo cáo về các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đông Nam Á cho thấy các thương gia kỹ thuật số đã phải chuyển sang các nền tảng kỹ thuật số để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục.
Các dịch vụ tài chính kỹ thuật số nổi lên như những yếu tố hỗ trợ quan trọng với hơn 90% người bán hiện chấp nhận thanh toán kỹ thuật số. Trong 5 năm tới, cứ 10 người trong số họ thì có 8 người dự đoán hơn một nửa hoạt động mua và bán nguồn cung ứng của họ sẽ đến từ các nguồn trực tuyến.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các khái niệm như Digital Economy là gì, các thông tin cơ bản về nền kinh tế số Digital Economy và hơn thế nữa.
Trong khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế, khái niệm Digital Economy là gì nổi lên như một câu hỏi lớn cho những người làm kinh doanh nói chung và marketing nói riêng.
Digital Economy là gì?
Có nhiều các định nghĩa khác nhau về cái gọi là Digital Economy hay Nền kinh tế số.
Theo định nghĩa chung của nhóm cộng tác kinh tế số của Oxford, Digital Economy là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet.”
Digital Economy đôi khi cũng được gọi là Internet Economy (Nền kinh tế internet), New Economy (Nền kinh tế mới) hoặc Web Economy (Nền kinh tế mạng).
Còn theo Wikipedia, digital economy hay nền kinh tế kỹ thuật số bao gồm các thị trường kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số để tạo cho việc giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua thương mại điện tử (chẳng hạn như Creator Economy).
Việc mở rộng các khu vực kỹ thuật số là một động lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế những năm gần đầy, và việc chuyển hướng đến một số thế giới kỹ thuật số có nhiều tác động với xã hội được mở rộng hơn thay vì chỉ riêng công nghệ kỹ thuật số (Digital Technology).
Bên cạnh đó, theo D. Tapscott, khái niệm Digtal Economy được khởi nguồn vào tháng 11 năm 1994 với sự kiện chíp Pentium – sản phẩm chiến lược của Intel – bị công bố có lỗi vào ngày 30/10/1994 và mãi tới ngày 20/12/1994, Intel mới thừa nhận lỗi được phát hiện.
Sự chậm hiểu về thị trường số và hạ thấp vấn đề đã đưa Intel tới một hậu quả đau đớn là phải thu hồi toàn bộ chíp Pentium của hãng.
D. Tapscott nhận định rằng câu chuyện về chíp Pentium đánh dấu một bước ngoặt kinh tế mới, theo đó thị trường số (digital market) là khác biệt lớn so với thị trường truyền thống (physical market) ở một số khía cạnh: mua sắm so sánh không có giới hạn, các công ty có sản phẩm thực sự khác biệt hoặc hiệu năng giá cả tốt hơn sẽ nhanh chóng nổi lên trên còn những công ty không có sẽ thất bại.
Trong các thị trường số, mọi doanh nghiệp đều đứng ở cùng một ngã tư đường.
Sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi của Internet vạn vật (IoT) vào kinh doanh kéo theo việc hình thành và phát triển tốc độ cao của các hoạt động kinh tế liên quan đã dẫn tới sự đa dạng và phong phú các định nghĩa về kinh tế số.
R. Bukht và R. Heeks tổng hợp 21 định nghĩa điển hình về kinh tế số, cho biết định nghĩa đầu tiên về Digital Economy xuất hiện từ năm 1999 và ngày càng có thêm các định nghĩa mới.
Các nhà nghiên cứu đồng thuận một nhận định là chưa có một định nghĩa được đồng thuận về kinh tế số.
Trên cơ sở nhìn nhận mối quan hệ giữa sự xuất hiện của công nghệ đột phá với sự phát triển lý thuyết kinh tế học và quản lý trong suốt quá trình tiến hóa công nghệ của loài người, X. Zhu cho rằng cộng đồng nghiên cứu về Digital Economy nên cố gắng tạo ra các đột phá nền tảng mới trong nghiên cứu lý thuyết về kinh tế học và quản lý để nắm bắt và phát triển kinh tế số.
Một số thông tin cơ bản về Digital Economy là gì?
Ngoài các định nghĩa nói trên về Digital Economy, thuật ngữ này còn có nhiều định nghĩa khác nữa. Với sự lan tỏa của “số hóa” vào nền kinh tế thì việc phân định rạch ròi Digital Economy không đơn giản.
Tuy nhiên, có thể khái quát, Digital Economy bao gồm các hiện tượng mới nổi, như công nghệ chuỗi khối (blockchain), nền tảng số, các nền tảng truyền thông mạng xã hội, doanh nghiệp điện tử (ví dụ như thương mại điện tử, các ngành truyền thống như sản xuất hoặc nông nghiệp có sử dụng công nghệ số hỗ trợ);
Các doanh nghiệp liên quan đến phát triển phần mềm, ứng dụng, phát triển nội dung số (Digital Content) và truyền thông, các dịch vụ và đào tạo liên quan, cùng với các doanh nghiệp tham gia sản xuất và phát triển thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông.
Ở Việt Nam, tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, Digital Economy được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển Digital Economy là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới.
Trong Digital Economy, các doanh nghiệp sẽ đổi mới qui trình sản xuất, kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động.
Theo dự báo của tạp chí Forbes được thực hiện trong năm 2016, đến năm 2025, nền kinh tế số toàn cầu (Global Digital Economy) có giá trị khoảng 23.000 tỷ USD, chiếm khoảng 24.3% nền kinh tế toàn cầu.
Còn tại các quốc gia ASEAN, giá trị này đạt khoảng 150 tỉ USD, tương đương 6% tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của các quốc gia thành viên.
Kết luận.
Khi toàn cầu đang hướng tới Metaverse, với nhiều các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào các hoạt động kinh doanh, Digital Economy được xem là động lực phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Bằng cách hiểu bản chất của Digital Economy là gì, các doanh nghiệp tự trang bị thêm cho mình nhiều cơ hội hơn trong bối cảnh kinh tế mới.