Skip to main content

Thẻ: Kodak

Đừng mắc sai lầm tương tự như Kodak, Xerox và Nokia khi sự gián đoạn xảy ra

Các nhà lãnh đạo phải hiểu rõ ngành của mình hiện đang ở đâu và tưởng tượng nó sẽ ở đâu trong tương lai để ứng phó khi sự gián đoạn (disruption) xảy ra.

Đừng mắc sai lầm tương tự như Kodak, Xerox và Nokia khi sự gián đoạn xảy ra
Đừng mắc sai lầm tương tự như Kodak, Xerox và Nokia khi sự gián đoạn xảy ra

Một khi các công ty mang tính biểu tượng một thời như Nokia, Kodak, Blockbuster và Xerox, biến mất khỏi thị trường vì không tồn tại được trong thời kỳ gián đoạn.

Một bài học lớn được rút ra là các nhà lãnh đạo không được coi bất kỳ thành tựu nào của tổ chức là điều hiển nhiên và sẽ tồn tại bền vững. Thay vào đó, họ nên chuẩn bị tinh thần để tận dụng sự gián đoạn của thị trường một cách hiệu quả.

Sự gián đoạn không phải là một hiện tượng mới.

Trong môi trường kinh doanh toàn cầu hiện nay, tất cả các lĩnh vực đều có thể bị gián đoạn và thay thế – ở cả các ngành công nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Ngành công nghiệp máy ảnh kỹ thuật số (Digital cameras) đã làm gián đoạn hay phá vỡ ngành máy ảnh truyền thống (analog cameras), và điều tương tự cũng đã xảy ra khi iPhone đã thay thế Blackberry và cả Nokia.

Chúng ta cũng có thể thấy những biến động thị trường này từ việc sử dụng máy tính để bàn, máy tính xách tay đến điện thoại thông minh.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã phá vỡ các phương thức kiếm tiền và lối sống truyền thống bằng năng lượng hơi nước và sản xuất cơ giới hóa.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã phá vỡ cái thứ nhất bằng cách thay đổi lối sống thông qua năng lượng điện và sản xuất hàng loạt mang tính quốc tế.

Và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã phá vỡ cái thứ hai bằng phương thức tự động hóa sản xuất.

Ở thời điểm hiện tại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chẳng hạn như sự đổi mới và kỹ thuật số đang đưa ra vô số những thách thức và cơ hội mới cho nhân loại, chúng đang phát triển với tốc độ theo cấp số.

Con người tiến hóa từ thời kỳ đồ đá sang thời đại không gian, chủ yếu là do sự gián đoạn, và chúng ta phải tiếp tục chấp nhận sự thay đổi để tồn tại cả về vật chất lẫn kinh tế.

Tương tự như vậy, các doanh nghiệp phải đón nhận những thay đổi nhanh chóng này bằng cách liên tục đổi mới, liên tục dự đoán và chuẩn bị.

Một số ngành công nghiệp đáng chú ý bị thách thức gần đây nhất là giáo dục, máy tính, ngân hàng, xuất bản và truyền thông in ấn, bảo hiểm, bất động sản, xây dựng và cả chăm sóc sức khỏe.

Một báo cáo năm 2017 của McKinsey Global Institute ước tính rằng có khoảng 400 triệu đến 800 triệu công việc ngày nay sẽ được tự động hóa vào năm 2030.

Vai trò của CEO trong những thời kì gián đoạn.

Trong thời đại kỹ thuật số này, những đổi mới công nghệ nhỏ cũng có thể thay đổi một ngành công nghiệp hoặc tổ chức lớn.

Với sự ra đời của trí tuệ nhân tạo và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc dự đoán sự gián đoạn trong tương lai cũng trở nên đặc biệt khó khăn hơn.

Do đó, các CEO phải chuẩn bị tâm lý cho những thay đổi trong ngành và tổ chức mình.

Bạn phải chuẩn bị để vượt qua sự biến động, sự bất ổn, phức tạp và cả mơ hồ.

Bạn phải thay đổi các mô hình kinh doanh cốt lõi của mình và truyền đạt chúng một cách hiệu quả cho tất cả các bên liên quan.

Bạn phải xây dựng năng lực và khả năng của mình. Bạn phải trở thành ‘nhà vô địc’h của sự thay đổi và đổi mới.

Có một thức tế là các CEO thường nhấn mạnh đến các mục tiêu ngắn hạn như cải thiện lợi nhuận hơn là các mục tiêu dài hạn là sự dự đoán và chuẩn bị.

Tuy nhiên, bạn cũng phải có chiến lược dài hạn để đón nhận sự thay đổi: lựa chọn công nghệ phù hợp; nhấn mạnh yếu tố văn hóa; sự phối hợp giữa các phòng ban khác nhau; thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược và thực thi; và thúc đẩy sự nhanh nhẹn để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

Sự gián đoạn hay đổi mới đột phá (Disruptive Innovation) thường được tạo ra bởi những đối thủ mới tham gia ngành, công nghệ và tốc độ là hai yếu tố quyết định của sự gián đoạn. Hãy nhìn vào Grab, để xem cách nó đã phá vỡ ngành taxi truyền thống vốn đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm.

Vai trò của CEO trong việc dẫn dắt sự thay đổi về mặt chiến lược.

Các giám đốc điều hành doanh nghiệp có vô số thách thức về mặt tổ chức.

Một trong số đó là đón nhận sự thay đổi và gián đoạn một cách hiệu quả. Điều này nói thì dễ nhưng làm thì rất khó vì có rất nhiều nhiệm vụ liên quan đến quá trình này.

Một là cải tiến quy trình, thủ tục và đổi mới thương hiệu nhưng không ảnh hưởng đến thương hiệu cốt lõi.

Bạn có thể mắc sai lầm khi tập trung vào quá nhiều thứ cùng một lúc. Thay vào đó, mục tiêu chính là sự chọn lọc, chọn lọc để thay đổi một cách khôn ngoan.

Các lý do khác khiến CEO có thể thất bại trong việc tiếp nhận sự thay đổi bao gồm: không sẵn sàng đối phó với các yếu tố công nghệ, mục tiêu không rõ ràng, giao tiếp không hiệu quả và kỹ năng quản lý dự án kém.

Không có bất cứ một công thức thành công nào để quản lý sự thay đổi; thay vào đó, bạn cần nhấn mạnh vào một mô hình linh hoạt và khả năng tùy chỉnh một cách nhanh nhẹn.

Các công ty như Apple, Google, Facebook và YouTube đã sửa đổi mô hình kinh doanh của mình theo thời gian và công nghệ cũng liên tục thay đổi. Amazon, Walt Disney, Netflix và Spotify cũng không phải là ngoại lệ.

Sự thay đổi thường bao gồm cả sự không chắc chắn, thách thức trong giao tiếp và cả sự hỗn loạn mà doanh nghiệp có thể không lường trước được.

Với tư cách là CEO hay các nhà lãnh đoạ, bạn phải ‘lôi kéo’ tất cả các bên liên quan tham gia vào quá trình thay đổi – bạn phải minh bạch, xây dựng lòng tin – và loại bỏ các rào cản về thể chế, nếu có.

Coi sự gián đoạn như là một cơ hội, thay vì là một mối đe dọa.

The International Data Corporation báo cáo rằng 60% GDP toàn cầu sẽ đến từ các tổ chức kỹ thuật số vào năm 2022.

Thống kê đáng ngạc nhiên này cũng là một cơ hội tiềm tàng nếu được nhìn nhận một cách lạc quan và tận dụng một cách hiệu quả.

Do đó, thay vì coi các cuộc cách mạng công nghệ là mối đe dọa hay thách thức, các CEO phải coi chúng là cơ hội và xây dựng chiến lược mới để tận dụng chúng.

Các công ty từ Apple, IBM đến Nestle và Hyundai đều đã tận dụng sự gián đoạn đó và phát triển mạnh mẽ.

Alibaba, Airbnb và cả Uber cũng đã làm điều tương tự với những gã khổng lồ truyền thống.

Các giải pháp nhằm phá vỡ những mô hình cũ nằm ở tư duy vượt trội, đổi mới theo thời gian và tận dụng công nghệ. Bạn nên nắm lấy chúng !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Kodak: Cổ phiếu tăng 300% sau khi Tổng thống Trump kí thoả thuận sản xuất thuốc

Cổ phiếu của Công ty Eastman Kodak (thường được gọi ngắn là Kodak) đã tăng vọt mức 300% vào ngày 29/7 ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố ký thỏa thuận hợp tác để sản xuất các thành phần trong thuốc generic nhằm đối phó với đại dịch Covid-19.

Kodak: Cổ phiếu tăng 300% sau khi Tổng thống Trump kí thoả thuận sản xuất thuốc

Cụ thể, cổ phiếu của Kodak đã tăng 318% lên khoảng 25.26 USD trên một cổ phiếu, đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay của ‘gã khổng lồ’ chuyên sản xuất máy ảnh này.

Giao dịch cổ phiếu của Kodak đã bị dừng 20 lần trong phiên giao dịch ngày 29/7 do biến động quá lớn.

Vào ngày 28/7, cổ phiếu của thương hiệu này đã tăng 203% sau khi chính phủ Hoa Kỳ trao cho công ty này khoản vay 765 triệu USD để bắt đầu sản xuất các thành phần thuốc dưới sự kiểm soát của Defense Production Act (Môt đạo luật về quốc phòng liên bang Mỹ được ban hành từ năm 1950).

Tổng thống Donald Trump cho biết: “Việc sử dụng đạo luật Defense Production Act lần thứ 33 của chúng tôi sẽ huy động Kodak sản xuất các thành phần dược phẩm. Chúng tôi sẽ lấy lại sứ mệnh của mình và chúng tôi sẽ biến nước Mỹ thành nhà sản xuất và cung cấp y tế hàng đầu thế giới”.

Kodak: Cổ phiếu tăng 300% sau khi Tổng thống Trump kí thoả thuận sản xuất thuốc

Kodak cho biết họ sẽ sản xuất các thành phần dược phẩm đã được xác định là thiết yếu nhưng hiện đã rơi vào tình trạng thiếu thốn, theo xác nhận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (Food and Drug Administration).

Vào ngày 29/7, cổ phiếu của Kodak đã tăng hơn 1.300%, đạt mức vốn hóa hơn 1,5 tỷ USD. trong khi ở ngày 28/7 nó có giá trị thị trường chỉ 115 triệu USD.

Công ty này cũng cho biết họ sẽ mở rộng các cơ sở hiện có ở Rochester, New York và St. Paul, Minnesota dưới tư cách là một nhánh dược phẩm mới thuộc Kodak.

Ông Jim Kodenza, Chủ tịch Kodak chia sẻ: “Kodak tự hào là một phần trong việc tăng cường khả năng tự cung cấp của Mỹ trong việc sản xuất các thành phần dược phẩm chính mà chúng ta cần để giữ an toàn cho công dân của mình.

Kodak sẽ tận dụng những cơ sở hạ tầng rộng lớn, chuyên môn sâu về sản xuất hoá học, về đổi mới và chất lượng, Kodak sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự trở lại của chuỗi cung ứng dược phẩm đáng tin cậy của Mỹ”.

Công ty mang tính biểu tượng 131 tuổi này đã nộp đơn xin phá sản vào năm 2012 khi việc chuyển sang máy ảnh kỹ thuật số đã tàn phá doanh nghiệp này. Việc chuyển sang sản xuất thuốc có thể đánh dấu một cơ hội ‘chiến đấu’ mới cho cho doanh nghiệp này.

Đây không phải là lần đầu tiên Kodak bước chân vào ngành công nghiệp dược phẩm. Vào những năm 1990, Kodak đã từng tham gia sản xuất các loại thuốc không cần kê toa như aspirin. Cuối cùng nó đã bán lại cho gã khổng lồ chăm sóc sức khỏe SmithKline Beecham với giá 2.925 tỷ USD vào năm 1994.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips