Skip to main content

Thẻ: lợi nhuận

3 chiến thuật Marketing mà doanh nghiệp có thể thích ứng để thúc đẩy lợi nhuận

Trong một thế giới khi mà mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng, các thương hiệu cần học cách thích ứng nhanh hơn với các chiến thuật marketing mới nhằm thúc đẩy lợi nhuận.

chiến thuật marketing
Source: ShutterStock

Các quy tắc kinh doanh hay “luật chơi” đang thay đổi. Cookies của bên thứ ba đang dần bị loại bỏ, thương mại xã hội (social commerce) bùng nổ và người tiêu dùng thì muốn kiểm soát nhiều hơn cách dữ liệu của họ được sử dụng trên các nền tảng trực tuyến.

Mặc dù hành vi của người tiêu dùng, các hoạt động đo lường hay trải nghiệm của khách hàng sẽ tiếp tục cung cấp những nền tảng quan trọng cho các quyết định về ngân sách quảng cáo trong tương lai, nhưng “cách thức” cung cấp thì sẽ thay đổi.

Việc hiểu được các tác động của những thay đổi này sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong cách bạn đảm bảo chiến lược quảng cáo của mình vẫn hiệu quả và mang lại lợi nhuận.

Trong khi bạn cần hiểu được đâu là kênh thực sự hiệu quả nhất và kênh nào thì không. Khi nhu cầu của khách hàng ngày càng phát triển và các giới hạn về dữ liệu ngày càng có sức ảnh hưởng, các quyết định chi tiêu cho quảng cáo càng trở nên khó khăn hơn.

Những kênh truyền thông nào đang thực sự thúc đẩy doanh số bán hàng cho thương hiệu? Nó là TV, radio và email trực tiếp, các công cụ tìm kiếm như Google hay các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và TikTok.

Hiểu được bối cảnh kỹ thuật số đang thay đổi và cách chúng có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của thương hiệu là yêu cầu mang tính bắt buộc của các doanh nghiệp nếu họ muốn tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.

Dưới đây là 03 chiến thuật marketing có thể giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương (local business) tìm kiếm, tương tác và đo lường sự thành công.

1. Thúc đẩy doanh số bán hàng ngắn hạn với các quảng cáo thương hiệu (brand advertising).

Để minh họa cách yếu tố cảm xúc của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến việc mua hàng, hãy xem xét điều này: Lần cuối cùng bạn mua một sản phẩm mới nào đó mà bạn chưa bao giờ nghe nói, chạm vào hoặc dùng thử nó là khi nào?

Có lẽ điều này sẽ rất hiếm hoặc không bao giờ xảy ra (ngay cả khi giá của các sản phẩm hay dịch vụ đó đang rất cạnh tranh). Ngược lại, lần cuối cùng bạn mua một sản phẩm nào đó (ngay cả khi nó đang được bán với giá cao) vì quảng cáo (xem quá hay) là khi nào?

Chắc chắn điều này hoàn toàn có thể xảy ra đúng không. Đó là sức mạnh của tiếp thị thương hiệu (brand marketing).

Khi các nhà tiếp thị đang tìm cách thúc đẩy doanh số bán hàng ngắn hạn, họ thường có xu hướng tập trung vào các kênh ở phần cuối của phễu bán hàng (MoFu hoặc BoFu), chẳng hạn như các chiến dịch phản hồi trực tiếp có hiển thị giá, khuyến mãi…

Mặc dù các chiến dịch phản hồi trực tiếp là cần thiết, nhưng nó cũng có thể bỏ lỡ các cơ hội lớn nếu không kết hợp chúng cùng với các chiến dịch thương hiệu vốn tập trung nhiều hơn vào các câu chuyện thương hiệu.

Trên thực tế, trong một nghiên cứu gần đây của Facebook, có 94% các chiến dịch chạy quảng cáo thương hiệu trên Facebook và Instagram đã nhận thấy sự gia tăng chuyển đổi so với các chiến dịch phản hồi trực tiếp.

Dưới đây là một ví dụ về quảng cáo thương hiệu của đại lý ô tô Webb Chevrolet. Họ từng đổ 100% ngân sách quảng cáo của mình vào các chiến dịch tập trung bán hàng, chạy quảng cáo với thông điệp tập trung hoàn toàn vào giá cả và sản phẩm.

Sau khi làm việc với Agency, xem hiệu suất hiện tại và họ đã quyết định phân bổ lại 50% ngân sách để chạy quảng cáo thương hiệu, chủ yếu nói về các câu chuyện thương hiệu.

50% ngân sách còn lại sẽ tiếp tục chạy các chiến dịch quảng cáo như cũ, tức là tập trung vào bán hàng và hiệu suất.

Kết quả có được: Hãng ô tô này có thêm 49% số lần hiển thị với chi phí trên mỗi 1000 lần hiển thị (CPM) thấp hơn 40%, chi phí mỗi lượt truy cập website (click) thấp hơn 29% và lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) cao gấp 11 lần.

Quảng cáo bên trái tập trung vào thương hiệu và quảng cáo bên phải tập trung vào bán hàng.

2. Triển khai các hoạt động thương mại đối thoại (conversational commerce) để kết nối sâu hơn với khách hàng.

Sau khi bạn đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng bằng một loạt các câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, hãy cùng xem xét đến giai đoạn tiếp theo của phễu bán hàng – giai đoạn tương tác với khách hàng.

Mặc dù ý tưởng về các thông điệp trực tiếp không phải là một khái niệm mới, nhưng các thương hiệu trong không gian kỹ thuật số về cơ bản chỉ mới bắt đầu nhận ra những giá trị to lớn của nó.

Nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương muốn bước sang một trang mới của sự tương tác với khách hàng trên các nền tảng trực tuyến, đã đến lúc bạn cần làm quen với thuật ngữ: “thương mại đối thoại”, hay còn được gọi là “c-commerce”.

Hãy thử tưởng tượng nếu bạn bước vào một cửa hàng và người đại diện bán hàng ngay lập tức yêu cầu bạn điền vào một biểu mẫu có tên, email và số điện thoại của bạn, bạn sẽ phản ứng như thế nào? Có lẽ bạn sẽ vô cùng khó chịu hoặc có thể bỏ đi ngay lập tức đúng không? Môi trường trực tuyến về cơ bản cũng tương tự.

Trong thế giới kỹ thuật số luôn luôn biến động và mơ hồ, việc tạo ra một hành trình mua hàng thuận tiện, an toàn và dễ dàng sẽ giúp bạn là người thắng cuộc.

Trong một nghiên cứu gần đây của Facebook, 58% số người được khảo sát cho biết họ cân nhắc sự tiện lợi bên cạnh giá cả khi quyết định nơi mua sắm và 69% cho biết việc có thể nhắn tin trực tiếp cho một doanh nghiệp sẽ giúp họ cảm thấy tin tưởng hơn về thương hiệu.

Để đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng này của khách hàng, các thương hiệu hiện đang nhanh chóng dựa vào các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, WhatsApp và Instagram Direct để đáp ứng khách hàng theo những cách thuận tiện nhất.

3. Suy nghĩ lại về việc đo lường trong một tương lai không có hoặc rất ít Cookies.

Sự phổ biến của các trình chặn quảng cáo (ad blockers), các quy định như CCPA và GDPR cùng nhiều cập nhật khác về cách thu thập thông tin người dùng trên nền tảng iOS và Android đều ngụ ý rằng – những người làm marketing nói chung cần phải suy nghĩ lại về cách họ đo lường sự thành công của các chiến dịch quảng cáo và marketing, đồng thời phải đảm bảo tôn trọng sự lựa chọn của mọi người về quyền riêng tư.

Việc sử dụng các phương pháp tiếp cận linh hoạt và chủ động trong cách thu thập dữ liệu là điều bắt buộc khi nói đến việc tối ưu hóa chi tiêu marketing.

Nếu bạn không suy nghĩ lại hay thay đổi cách tiếp cận của mình, có thể bạn sẽ thiếu hụt dữ liệu hoặc thu thập những dữ liệu không chính xác, thứ sẽ giúp bạn ra các quyết định marketing của mình một cách đúng đắn hơn.

Một câu hỏi đặt ra là, làm thế nào bạn có thể chuyển đổi doanh nghiệp của mình để vừa tôn trọng quyền riêng tư của mọi người trong khi vẫn thu thập những thông tin chi tiết có ý nghĩa để phục vụ khách hàng của bạn tốt hơn?

Câu trả lời nằm ở mô hình Marketing-Mix (MMM).

MMM là một công cụ phân tích thống kê từ lâu đã được các nhà quảng cáo sử dụng để hiểu cách các chiến thuật marketing của họ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và mô hình này đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tạo ra những hiểu biết chính xác về các phương tiện tuyền thông.

Để hiểu cách hoạt động của mô hình này, hãy xem ví dụ bên dưới từ Bayside Mitsubishi. Vào tháng 3 năm 2021, đại lý ô tô này đã phân bổ một phần lớn ngân sách của mình vào các kênh tiếp thị truyền thống (traditional marketing channels) và đã không tạo ra được mức lợi nhuận mà một đại lý như Mitsubishi cần.

Khi kết hợp với Agency, họ đã triển khai phương pháp MMM nhằm mục tiêu xem xét tổng thể các hoat động marketing hỗn hợp (marketing mix) – thay vì xem riêng lẻ ở từng kênh.

Bayside Mitsubishi sau đó đã chuyển chi tiêu truyền thông từ các kênh cũ (chủ yếu là radio và gửi thư trực tiếp) sang quảng cáo Facebook và Google. Kết quả là, đại lý ô tô đã tăng doanh số bán hàng của mình lên 55% chỉ trong vài tháng trong khi ngân sách chi tiêu lại giảm đi 23%.

Nhìn lại mọi thứ, marketing và quảng cáo luôn là một trò chơi của sự thích ứng và phát triển. Thử nghiệm, khám phá và đo lường quảng cáo kỹ thuật số từ lâu đã đóng vai trò là nền tảng then chốt để thúc đẩy kết quả kinh doanh.

Trong một thế giới mới tràn ngập sự cạnh tranh từ các thương hiệu đang cố giành lấy khách hàng về tay mình, điều quan trọng bạn cần nhớ là:

Một thương hiệu có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai là thương hiệu tập trung vào các kết nối cảm xúc thông qua thương hiệu, tạo ra những trải nghiệm khách hàng liền mạch thông qua thương mại đối thoại và tôn trọng quyền riêng tư của mọi người.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nielsen & TikTok SEA Report: Định lượng tỉ suất lợi nhuận đầu tư của quảng cáo TikTok trong 2022

Nielsen vừa kết hợp với TikTok cho ra mắt báo cáo định lượng tỉ suất lợi nhuận đầu tư của quảng cáo TikTok trong 2022 và hơn thế nữa.

Nielsen & TikTok SEA Report: Định lượng tỉ suất lợi nhuận đầu tư của quảng cáo TikTok 2022
ShutterStock

Theo số liệu từ TikTok và Nielsen, vào năm 2021, TikTok có hơn 240 triệu người dùng tại khu vực Đông Nam Á (SEA), tạo ra hơn 800 triệu video và hơn một nghìn tỷ lượt xem trên nền tảng mỗi tháng.

Nắm bắt được điều này, những người làm marketing đã bắt đầu tận dụng được các cơ hội để nâng cao nhận thức về thương hiệu cũng như mức độ tương tác với người tiêu dùng của họ.

Bằng cách sử dụng mô hình tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) và phân tích theo hướng dữ liệu (data-driven insights), TikTok đã kết hợp với Nielsen nhằm mục tiêu khám phá ra cách các thương hiệu có thể tối ưu hoá tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên chi tiêu quảng cáo (ROAS).

Tại sao ROAS lại quan trọng.

ROAS (return-on-advertising spend) là thước đo hiệu quả truyền thông cho biết mức doanh thu tăng thêm có được trên mỗi đơn vị ngân sách quảng cáo đã được chi tiêu.

ROAS là chỉ số chính mà người làm marketing hay quảng cáo sử dụng để đo lường tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) cho các chiến dịch quảng cáo, họ sử dụng chỉ số này để xem liệu các chiến dịch hay ngân sách mà họ đã chi tiêu có thực sự mang lại doanh số bán hàng cho doanh nghiệp hay không.

Theo báo cáo “Dự báo các xu hướng tiêu dùng chính trong năm 2022” của GWI, một trong những thách thức lớn nhất của các marketer trong năm 2022 là dành được sự chú ý ngày càng giảm của người tiêu dùng trong bối cảnh mới.

Khi ngày càng nhiều thương hiệu đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số hay số hoá doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh này sẽ ngày càng gay gắt hơn, và khi này, doanh nghiệp sẽ tập trung theo dõi ROAS nhiều hơn để đảm bảo các chiến lược truyền thông của họ đang được triển khai một cách hiệu quả.

Những mẹo nhỏ mà các nhà quảng cáo hay nhà tiếp thị có thể sử dụng để tối đa hóa ROAS trên TikTok.

Theo dữ liệu báo cáo của Nielsen, các thương hiệu có thể khám phá nhiều giá trị mới trên TikTok để thúc đẩy tăng trưởng vào năm mới 2022.

Cụ thể, các hình thức quảng cáo có trả phí (paid media) trên TikTok mang lại ROAS cao hơn 1,6 lần so với các nền tảng khác. Điều quan trọng ở đây là hãy nghĩ về TikTok như một nền tảng có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh thông qua phương thức tiếp cận toàn kênh (full funnel marketing).

Các nhà quảng cáo hay thương hiệu cần nhìn xa hơn các chỉ số như nhận thức về thương hiệu (brand awareness) hay mức độ tương tác, đồng thời lập chiến lược cho các hoạt động marketing tại các giai đoạn khác nhau của hành trình mua hàng như ‘Cân nhắc’, ‘Mua hàng’ và cả ‘Ủng hộ’ (sau mua hàng), với các chiến dịch quảng cáo đa định dạng.

Trên thực tế, số liệu phân tích của Nielsen cũng chỉ ra rằng ROAS của các thương hiệu có thể tăng gấp đôi từ các chiến dịch quảng cáo có trả phí với định dạng ‘Thử thách gắn hashtag có thương hiệu’ (Branded Hashtag Challenge – HTC).

HTC là một trong những định dạng quảng cáo đã thúc đẩy ROAS tốt nhất tại khu vực Đông Nam Á trong những năm vừa qua và khiến nó trở thành tùy chọn quảng cáo được ưu tiên số một khi nói đến các mục tiêu gia tăng doanh số bán hàng.

Các mẹo chính mà nhà quảng cáo có thể sử dụng:

Bằng cách kết hợp nhiều định dạng quảng cáo trong chiến dịch, các thương hiệu có thể chứng kiến mức tăng ROAS lên tới 12%.

Để có thể tận dụng được sức mạnh tổng hợp của phương pháp tiếp cận “đa sắc thái quảng cáo”, nhà quảng cáo thể kết hợp các chiến dịch HTC với các quảng cáo hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu (In-Feed Ads) để tối đa hóa khả năng tiếp cận và tương tác với người dùng.

Vào năm 2021, TikTok đã ra mắt một loạt các định dạng quảng cáo mới như quảng cáo bộ sưu tập (Collection Ads) hay quảng cáo động (Dynamic Showcase Ads), bạn có thể xem thêm tại Link.

Tiếp đó, cũng theo dữ liệu phân tích, Nielsen nhận thấy rằng các chiến dịch quảng cáo kéo dài hơn 7 tuần đã có thể thúc đẩy ROAS cao hơn đến 14%, đồng thời, các thương hiệu chạy ít nhất từ 2 đến 3 chiến dịch HTC trong 1 năm có ROAS cao hơn 20% so với các thương hiệu chỉ chạy một chiến dịch (hoặc không chạy).

Bạn có thể tải đầy đủ bản báo cáo tại: Nielsen & TikTok SEA Report 2022

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen