Skip to main content

Thẻ: lương

Mức lương của các Marketers tại Apple, WPP, Netflix, Google hay Spotify

Nếu bạn là các marketers tại các thương hiệu hàng đầu như Apple, Netflix, Google hay thậm chí các Agency như WPP hay Edelman, mức lương có thể lên đến 500.000 USD mỗi năm.

Ngay cả khi nhiều ngành nghề hay doanh nghiệp đã phải sa thải nhân sự vì đại dịch, các công ty lớn từ Apple đến WPP vẫn đang liên tục tuyển dụng những tài năng quảng cáomarketing để hoàn thiện bộ máy của mình.

Theo dữ liệu từ tổ chức BLS, ngành quảng cáo và các cộng việc liên quan đã tuyển dụng khoảng 447.300 nhân sự trong tháng 8, tăng 3,2% so với năm trước.

Dưới đây là mức thu nhập ước tính trong năm 2020 và 2021 của các marketers nói chung theo ghi nhận từ BusinessInsider.

Nhân viên marketing và bán hàng tại Snap (sở hữu Snapchat) có thể nhận mức lương lên tới 110.000 USD mỗi năm.

Snap Inc, doanh nghiệp đứng sau ứng dụng nhắn tin Snapchat, đã tăng cường lực lượng nhân sự khi phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh khác trong các lĩnh vực như thực tế tăng cường (AR), video dạng ngắn và các chương trình gốc (original shows).

Mức lương cơ bản hàng năm mà các nhân viên marketing và bán hàng có thể nhận rơi vào mức từ 78,000 đến 110,000 USD.

Spotify trả cho các marketers từ 95.000 đến 190.000 USD tiền lương cơ bản.

Mức lương của các Marketer tại apple netflix google wpp spotify

Nền tảng podcast lớn nhất thế giới liên tục tuyển dụng nhân sự mới với tham vọng chiếm lĩnh và tăng trưởng trong lĩnh vực podcast của mình.

Spotify đưa ra mức lương cơ bản hàng năm cho các nhân viên marketing từ mức 94.000 đến 190.000 USD.

Marketers tại Netflix có thể kiếm được 330.000 USD.

Bất chấp sự ảnh hưởng của đại dịch, Netflix vẫn liên tục phát triển mạnh. Không giống như các công ty công nghệ khác, Netflix không trả thưởng theo hiệu suất đạt được mà thay vào đó trả lương cao.

Dựa trên dữ liệu có được, Netflix đưa ra mức lương cơ bản hàng năm từ 68.000 đến 850.000 USD, với mức trung bình là 330.000 USD cho các vai trò marketing và 345.000 cho trung bình các công việc khác.

Giám đốc sáng tạo là một trong những vị trí được trả lương cao nhất tại WPP, một trong những agency quảng cáo lớn nhất thế giới.

Khi chi tiêu quảng cáo phát triển trở lại, các agency toàn cầu đang tìm kiếm các vị trí điều hành cấp cao để lấp đầy các vị trí mới với mức lương rất ấn tượng.

Ví dụ, WPP đã trả cho các nhà lập kế hoạch quảng cáo (ad planners) mức lương lên tới 180.000 USD và các giám đốc sáng tạo (creative directors) là hơn 200.000 USD.

Các chuyên gia PR cũng được trả lương khá cao.

Quan hệ công chúng (PR) là một trong những vị trí được ưu tiên hàng đầu trong các lĩnh vực nóng như dữ liệu (data), quản lý khủng hoảng (crisis management) và tư vấn chăm sóc sức khỏe (healthcare).

Tại Edelman, công ty PR lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, đã chi trả lên đến 280.000 USD cho các vị trí cấp cao, trong khi các vị trí điều hành tại các công ty thuộc sở hữu của công ty mẹ Ketchum có thể kiếm được tới 500.000 USD mỗi năm.

Các nhà tiếp thị của Apple có thể kiếm được tới 325.000 USD.

Những gã khổng lồ công nghệ như Meta (Facebook), Google, Amazon, Uber và Airbnb đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, một phần điều này là nhờ vào các hoạt động marketing của họ.

Với vị trí chuyên viên marketing (marketing specialist) tại Amazon bạn có thể kiếm được 95.000 USD mỗi năm và 325.000 USD là con số cho vị trí giám đốc marketing cấp cao (senior marketing director) tại Apple.

Các công ty khởi nghiệp như Peloton, Grubhub…trả bao nhiêu cho các vị trí marketing.

Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực DTC (bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng) vẫn là lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia marketing, với mức lương từ 132.000 USD cho vị trí giám đốc marketing tại Grubhub và 231.000 USD cho giám đốc tiếp thị thương hiệu cấp cao (senior director of brand marketing) tại Peloton.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Mức lương của người làm Marketing thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào

Khi nói đến mức lương của người làm marketing, có thể cùng một vị trí nhưng lại có các mức lương rất khác nhau, vậy đâu là những lý do tạo nên sự khác biệt này.

Mức lương của người làm Marketing thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào
Mức lương của người làm Marketing thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào. Photo Source: Forbes

Theo ghi nhận của MarketingTrips, dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của marketer và điều khiến cho việc các marketer tuy có cùng số năm kinh nghiệm và vị trí nhưng mức lương hay thu nhập lại rất khác nhau.

Những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương hay thu nhập của người làm marketing.

Yếu tố đầu tiên và cũng thường là điểm được cân nhắc nhiều nhất đối với những nhà tuyển dụng đó là kinh nghiệm làm việc của ứng viên.

Kinh nghiệm ở đây thường không xem xét nhiều đến số năm làm việc của ứng viên mà thay vào đó liên quan nhiều hơn đến các công việc cụ thể mà ứng viên từng triển khai.

Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí Content Marketing (tổng hợp) chẳng hạn, thì việc bạn từng đảm nhận vai trò đó ở các doanh nghiệp trước đây 3 hay 4 năm không quan trọng bằng việc mức độ đa dạng của các công việc mà bạn từng làm.

Ví dụ bạn từng phát triển nội dung cho website (blogs), phát triển nội dung cho các nền tảng mạng xã hội, phát triển nội dung PR, viết bài quảng cáo, am hiểu nội dung cho SEO, viết thông báo báo chí, nội dung cho các video…cùng nhiều các công cụ hỗ trợ khác như chỉnh sửa ảnh, chỉnh sửa video.

Việc bạn làm và trải nghiệm càng nhiều, tức mức độ đa dạng của các công việc thường tỉ lệ thuận với mức lương hay thu nhập mà bạn nhận được.

Yếu tố tiếp theo đó là những thành tích trong quá khứ của bản thân. Có thể ở các công ty trước bạn rất cố gắng, bạn làm rất nhiều, nhưng những sự nỗ lực đó có mang lại hiệu quả cho công ty không mới là yếu tố quyết định cuối cùng.

Khái niệm hiệu quả ở đây có thể được chia thành hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. Hiệu quả trực tiếp là những công việc của bạn đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số, như lượng khách hàng tiềm năng hay lượng đơn hàng…và hiệu quả gián tiếp liên quan đến những chỉ số có thể gián tiếp thúc đẩy doanh số.

Cũng là ví dụ liên quan đến vị trí Content Marketing ở trên, hiệu quả trực tiếp là nội dung của bạn giúp doanh nghiệp có thêm được khách hàng tiềm năng (Lead) hay các chuyển đổi bán hàng trực tiếp (conversion). Còn hiệu quả gián tiếp là lượng người tương tác (like, share, comment) hay xem (view) bài viết của bạn.

Bạn càng tạo ra nhiều hiệu quả trực tiếp đến doanh số của doanh nghiệp thì mức lương hay thu nhập của bạn càng cao.

Yếu tố quan trọng thứ ba là độ lớn của những kết quả hay thành tích mà một marketer tạo ra (chủ yếu liên quan đến lượng khách hàng và doanh số).

Có thể trong quá khứ, bạn làm rất tốt, tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng cũng như mức tăng trưởng doanh số rất ấn tượng (Vì marketing và sales là 2 bộ phận trực tiếp ảnh hưởng đến doanh số nên mức độ trách nhiệm hay tỉ lệ đóng góp thường cao hơn so với các bộ phận khác như kế toán hay tài chính, trừ một số ngành nghề khi mà marketing không ảnh hưởng nhiều).

Nhưng con số cụ thể mà bạn tạo ra lại là yếu tố quyết định tất cả. Có thể bạn giúp doanh nghiệp tăng trưởng 300% lượng khách hàng tiềm năng và 100% doanh số bán hàng, tuy nhiên nếu doanh số cuối cùng mà doanh nghiệp có được chỉ là 1 tỷ chẳng hạn thì mức thu nhập mà bạn có được có thể thấp hơn so với việc bạn chỉ cần giúp công ty tăng trưởng 10% doanh số nhưng con số mang về là 5 tỷ.

Một cách khác để bạn có thể tự liên hệ đến điều này đó là độ khó của các nhiệm vụ, mục tiêu hay công việc bạn đang phụ trách. Bạn càng thực hiện các mục tiêu khó (lớn) thì giá trị đóng góp của bạn càng cao.

Nói chung, bạn càng mang về (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhiều doanh số thì mức lương hay thu nhập của bạn càng lớn.

Liên quan đến điều này, không ít các nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về mức doanh số (mặc dù trong một số trường hợp nhà tuyển dụng vì yếu tố bảo mật nên họ sẽ không hỏi trực tiếp nhưng họ có thể hỏi những thông tin liên quan để dự báo) mà công ty cũ bạn có được hay mức doanh số mà bạn hay đội nhóm của bạn có thể tác động đến.

Yếu tố cuối cùng, ngoài những yếu tố trên (chủ yếu áp dụng cho các công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà các marketer có nhiều sức ảnh hưởng trực tiếp hay quyền ra quyết định hơn) thì còn một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến mức lương hay thu nhập của các marketer (thường áp dụng ở các doanh nghiệp khá lớn hay các công ty đa quốc gia (Global/MNCs).

Về cơ bản đối với các doanh nghiệp lớn, khi mà mọi hệ thống, quy trình, khách hàng, trị trường hầu như đã đi vào ổn định (thậm chí là bão hoà), thì vai trò của từng cá nhân, không chỉ là marketer mà còn với các thành viên ở các bộ phận khác hầu như không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến sự phát triển nói chung của doanh nghiệp đó.

(đây cũng là sự khác biệt về sức ảnh hưởng của môt marketer hay cá nhân trong các doanh nghiệp nhỏ và lớn trừ khi các công ty lớn đang “khởi nghiệp một lần nữa”).

Khi này, thường thì mức lương của các vị trí đã có chính sách sẵn (quota) trừ một số trường hợp đặc biệt như bạn đang đảm nhận một vai trò chưa từng có trước đây hay đang phụ trách phát triển một dự án mới.

Bởi vì về cơ bản hạn ngạch lương của bạn đã có sẵn (bỏ qua những yếu tố khác đã nêu, các doanh nghiệp càng có cùng mức quy mô và doanh số thì mức lương cho các vị trí tương ứng càng giống nhau) thì mức nên vấn đề của các nhà tuyển dụng thường không nằm nhiều ở việc deal lương mà là tìm được ứng viên phù hợp.

Nếu bạn đã từng làm ở Unilever chẳng hạn thì bạn sẽ là ứng viên vô cùng tiềm năng ở P&G và ngược lại.

Tại sao cùng một số năm kinh nghiệm và trị trí nhưng mức lương lại khác nhau?

Nhiều bạn thắc mắc rằng, tại sao giữa 2 người, rõ ràng là họ cùng số năm kinh nghiệm làm việc, cùng vị trí là Digital Manager chẳng hạn, nhưng mức lương của họ lại rất khác nhau, thậm chí là chênh lệch rất nhiều ở 2 công ty khác nhau.

Bỏ qua những yếu tố liên quan đến khả năng ‘deal lương’ khi phỏng vấn, vì cơ bản điều này (nếu có) chỉ có thể đảm bảo bạn nhận được một mức thu nhập tốt hơn trong ngắn hạn, sau khi làm việc thực tế, nếu bạn không chứng minh được những giá trị mà bạn có thể tạo ra thì điều này không những không có lợi mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và con đường thăng tiến của chính bạn.

Theo các phân tích ở trên, dưới đây là những yếu tố giải thích vì sao 2 người cùng kinh nghiệm và vị trí nhưng mức lương hay thu nhập khác nhau.

  • Khối lượng công việc (task, goal, KPIs, OKRs…) phải hoàn thành là khác nhau.
  • Mức độ đóng góp (trực tiếp và gián tiếp) đến doanh số hay sự phát triển của doanh nghiệp là khác nhau.
  • Chế độ đãi ngộ nhân viên (có sẵn) của mỗi doanh nghiệp là khác nhau.
  • Mức doanh số của các doanh nghiệp là khác nhau (mặc dù không phải tất cả công ty lớn đều có mức lương hay thu nhập tốt hơn các công ty nhỏ).
  • Định hướng chiến lược hay tầm nhìn của các doanh nghiệp khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 “chiến thuật” thương lượng lương mà bạn cần biết

Thương lượng lương cũng như đánh trận, bạn không biết cách bày binh bố trận thì rất dễ rơi vào “lưới giặc” đấy!

Một thực tế mà chúng ta ai cũng hiểu rõ, nhảy việc là cơ hội để tăng lên mức lương mà bản thân mong chờ đã lâu.

Nhưng nếu bạn bước vô vòng phỏng vấn mà vẫn “gà mờ”, chưa nắm rõ các chiến thuật khi thương lượng lương thì đừng mong lần nhảy việc mới này sẽ đạt được mức lương kịch trần nhé!

Và các bạn đang muốn “yên bình” bước qua mùa nhảy việc bằng cách ngồi yên một chỗ cũng đừng cho rằng bản thân không cần phải thỏa thuận lương.

Nếu bạn không chủ động đề xuất và thương lượng để được tăng lương, thì hãy tự ngẫm xem sau một thời gian, liệu mức lương của bạn đang giảm đi bao nhiêu phần trăm nhé!

Đừng vội “Say yes” ngay lần đầu

Ngay sau khi nhận được offer từ nhà tuyển dụng trong lần đầu, bạn cần trả lời email sớm nhất có thể. Tuy nhiên, đừng vội Say Yes. Thay vào đó, email này mang tính chất thông báo rằng bạn đã nhận được thông tin và hẹn sẽ hồi đáp lại trong vòng 1-2 ngày tới.

Trong thời gian đó, bạn sẽ suy nghĩ thật nghiêm túc về JD và mức lương đã được đề xuất xem đã thực sự phù hợp với bản thân hay chưa.

Nếu cảm thấy chưa thật sự thỏa mãn, bạn có thể đề xuất trực tiếp hoặc 1 cuộc hẹn khác để trao đổi cùng người quản lý cũng như đơn vị tuyển dụng để thương lượng lương với mức mà bạn cho là hợp lý hơn.

Không chia sẻ mức lương nếu chưa được hỏi 

Nhiều ứng viên thật thà đến nỗi chia sẻ thẳng thắn mức lương ngay trong “buổi dạo đầu” của cuộc phỏng vấn, thậm chí ngay cả khi người tuyển dụng còn chưa đề cập đến mức lương.

Bạn biết không, lương của bạn phải được cộng hưởng từ cả 2 phía: phía của bạn và phía của nhà tuyển dụng.

Vì thế, hãy cùng nhau ngồi trao đổi để nắm các thông tin về nhau. Sau đó, đàm phán lương mới là công việc cuối cùng sau khi bạn đã hiểu rõ về yêu cầu của công ty và khả năng đáp ứng cũng như tạo ra giá trị của chính bạn thân mình khi làm việc tại đó.

Kiểm soát được cảm xúc của bạn 

Công cuộc đàm phán lương quả thực còn căng thẳng hơn cả lúc công ty “tra hỏi” về chuyên môn của bạn.

Bởi lương, trong văn hóa của người Việt, có thể vẫn còn làm một yếu tố nhạy cảm và bản thân người ứng tuyển vẫn còn thái độ khá rụt rè khi đề cập đến vấn đề ngày cùng nhà tuyển dụng.

Trong buổi đàm phán, bạn không nên để lộ sự thiếu tự tin khiến cho nhà tuyển dụng nắm thóp được điểm yếu. Bạn cũng không nên quá cứng nhắc và đẩy giá trị bản thân lên đến con số vô lý khiến họ cảm thấy ngán ngẩm.

Nói tóm lại, điều bạn cần là giữ một thái độ thực sự thiện chí, vui vẻ, tích cực và đôi bên công bằng. Ngay cả khi không thỏa thuận được như mong đợi, bạn cũng đừng tỏ ra bực dọc hay thể hiện sự mất hứng thú vì như thế thật sự rất thiếu chuyên nghiệp.

Đừng quên những chính sách và phúc lợi ngoài lương 

Đúng! Lương rất quan trọng. Nhưng nếu chưa thể thỏa thuận đến mức lương như bạn kỳ vọng, nhà tuyển dụng vẫn sẵn sàng đáp ứng những phúc lợi vượt sự mong đợi của bạn. Và điều đó thực sự rất quan trọng.

Những ngày nghỉ có lương, chính sách chăm sóc sức khỏe cá nhân và người thân, cơ hội được đào tạo miễn phí, khoản thưởng vào các ngày Lễ Tết hoặc thưởng hiệu quả kinh doanh, thời gian xem xét tăng lương…

Đấy chính là những chính sách và phúc lợi mà nếu cộng hưởng vào thì có thể còn hơn cả mức lương mà bạn đề xuất cùng với nhà tuyển dụng đấy.

Tìm điểm chung giữa những gì bạn đáng có được và những gì công ty có thể chi trả cho bạn 

Đàm phán lương cần giữa trên một nguyên tắc: sự hợp lý. Hợp lý ở đây là gì? Là mức lương hợp lý với giá trị của bạn. Là mức lương hợp lý với định mức của công ty.

Bạn không nên làm việc ở một nơi mà nhà tuyển dụng không đánh giá đúng giá trị của bạn và luôn kỳ kèo với những đóng góp thật sự có ý nghĩa. Thế nhưng bạn cũng không thể đòi hỏi một mức lương quá cao so với những gì mình có thể làm được.

Chỉ cần bạn hiểu rõ chính mình, xác định chính xác giá trị của mình, định hướng sự nghiệp tương lai và hiểu rõ thứ tự ưu tiên là bạn đã xác định được phần nào mức lương phù hợp.

Còn ở buổi phỏng vấn, đây chỉ là cơ hội để bạn nắm bắt hạn mức chi lương của công ty như thế nào? Kết hợp cùng 5 “chiến thuật” trên, bạn sẽ có thể đưa ra một con số hợp lý khiến nhà tuyển dụng có khả năng xem xét lại và đồng ý tiếp tục thương thảo cùng bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips