Skip to main content

5 “chiến thuật” thương lượng lương mà bạn cần biết

15 Tháng Tư, 2021

Thương lượng lương cũng như đánh trận, bạn không biết cách bày binh bố trận thì rất dễ rơi vào “lưới giặc” đấy!

Một thực tế mà chúng ta ai cũng hiểu rõ, nhảy việc là cơ hội để tăng lên mức lương mà bản thân mong chờ đã lâu.

Nhưng nếu bạn bước vô vòng phỏng vấn mà vẫn “gà mờ”, chưa nắm rõ các chiến thuật khi thương lượng lương thì đừng mong lần nhảy việc mới này sẽ đạt được mức lương kịch trần nhé!

Advertisement

Và các bạn đang muốn “yên bình” bước qua mùa nhảy việc bằng cách ngồi yên một chỗ cũng đừng cho rằng bản thân không cần phải thỏa thuận lương.

Nếu bạn không chủ động đề xuất và thương lượng để được tăng lương, thì hãy tự ngẫm xem sau một thời gian, liệu mức lương của bạn đang giảm đi bao nhiêu phần trăm nhé!

Đừng vội “Say yes” ngay lần đầu

Ngay sau khi nhận được offer từ nhà tuyển dụng trong lần đầu, bạn cần trả lời email sớm nhất có thể. Tuy nhiên, đừng vội Say Yes. Thay vào đó, email này mang tính chất thông báo rằng bạn đã nhận được thông tin và hẹn sẽ hồi đáp lại trong vòng 1-2 ngày tới.

Trong thời gian đó, bạn sẽ suy nghĩ thật nghiêm túc về JD và mức lương đã được đề xuất xem đã thực sự phù hợp với bản thân hay chưa.

Advertisement

Nếu cảm thấy chưa thật sự thỏa mãn, bạn có thể đề xuất trực tiếp hoặc 1 cuộc hẹn khác để trao đổi cùng người quản lý cũng như đơn vị tuyển dụng để thương lượng lương với mức mà bạn cho là hợp lý hơn.

Không chia sẻ mức lương nếu chưa được hỏi 

Nhiều ứng viên thật thà đến nỗi chia sẻ thẳng thắn mức lương ngay trong “buổi dạo đầu” của cuộc phỏng vấn, thậm chí ngay cả khi người tuyển dụng còn chưa đề cập đến mức lương.

Bạn biết không, lương của bạn phải được cộng hưởng từ cả 2 phía: phía của bạn và phía của nhà tuyển dụng.

Vì thế, hãy cùng nhau ngồi trao đổi để nắm các thông tin về nhau. Sau đó, đàm phán lương mới là công việc cuối cùng sau khi bạn đã hiểu rõ về yêu cầu của công ty và khả năng đáp ứng cũng như tạo ra giá trị của chính bạn thân mình khi làm việc tại đó.

Advertisement

Kiểm soát được cảm xúc của bạn 

Công cuộc đàm phán lương quả thực còn căng thẳng hơn cả lúc công ty “tra hỏi” về chuyên môn của bạn.

Bởi lương, trong văn hóa của người Việt, có thể vẫn còn làm một yếu tố nhạy cảm và bản thân người ứng tuyển vẫn còn thái độ khá rụt rè khi đề cập đến vấn đề ngày cùng nhà tuyển dụng.

Trong buổi đàm phán, bạn không nên để lộ sự thiếu tự tin khiến cho nhà tuyển dụng nắm thóp được điểm yếu. Bạn cũng không nên quá cứng nhắc và đẩy giá trị bản thân lên đến con số vô lý khiến họ cảm thấy ngán ngẩm.

Nói tóm lại, điều bạn cần là giữ một thái độ thực sự thiện chí, vui vẻ, tích cực và đôi bên công bằng. Ngay cả khi không thỏa thuận được như mong đợi, bạn cũng đừng tỏ ra bực dọc hay thể hiện sự mất hứng thú vì như thế thật sự rất thiếu chuyên nghiệp.

Advertisement

Đừng quên những chính sách và phúc lợi ngoài lương 

Đúng! Lương rất quan trọng. Nhưng nếu chưa thể thỏa thuận đến mức lương như bạn kỳ vọng, nhà tuyển dụng vẫn sẵn sàng đáp ứng những phúc lợi vượt sự mong đợi của bạn. Và điều đó thực sự rất quan trọng.

Những ngày nghỉ có lương, chính sách chăm sóc sức khỏe cá nhân và người thân, cơ hội được đào tạo miễn phí, khoản thưởng vào các ngày Lễ Tết hoặc thưởng hiệu quả kinh doanh, thời gian xem xét tăng lương…

Đấy chính là những chính sách và phúc lợi mà nếu cộng hưởng vào thì có thể còn hơn cả mức lương mà bạn đề xuất cùng với nhà tuyển dụng đấy.

Tìm điểm chung giữa những gì bạn đáng có được và những gì công ty có thể chi trả cho bạn 

Đàm phán lương cần giữa trên một nguyên tắc: sự hợp lý. Hợp lý ở đây là gì? Là mức lương hợp lý với giá trị của bạn. Là mức lương hợp lý với định mức của công ty.

Advertisement

Bạn không nên làm việc ở một nơi mà nhà tuyển dụng không đánh giá đúng giá trị của bạn và luôn kỳ kèo với những đóng góp thật sự có ý nghĩa. Thế nhưng bạn cũng không thể đòi hỏi một mức lương quá cao so với những gì mình có thể làm được.

Chỉ cần bạn hiểu rõ chính mình, xác định chính xác giá trị của mình, định hướng sự nghiệp tương lai và hiểu rõ thứ tự ưu tiên là bạn đã xác định được phần nào mức lương phù hợp.

Còn ở buổi phỏng vấn, đây chỉ là cơ hội để bạn nắm bắt hạn mức chi lương của công ty như thế nào? Kết hợp cùng 5 “chiến thuật” trên, bạn sẽ có thể đưa ra một con số hợp lý khiến nhà tuyển dụng có khả năng xem xét lại và đồng ý tiếp tục thương thảo cùng bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement