Marketer là gì? Một ngày làm việc của Marketer giỏi có gì?
Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Marketer (Người làm Marketing) như: Marketer là gì, Marketer là ai và làm những công việc chính là gì, vai trò của các Marketer trong doanh nghiệp, các kỹ năng và tố chất cần thiết để trở thành một Marketer chuyên nghiệp. Một ngày làm việc của một Marketer giỏi gồm những gì hay làm thế nào để trở thành một marketer giỏi.
Theo dự báo của các nền tảng việc làm như LinkedIn, Marketer hay các nhà tiếp thị là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất của các thương hiệu và nhu cầu này có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:
- Marketer là gì? hay họ là ai?
- Phân biệt Marketer với Marketeer.
- Phân loại Marketer.
- T-Shape Marketer là gì?
- Vai trò của các Marketer đối với các doanh nghiệp.
- Thành công của một Marketer đến từ đâu?
- Marketer và những người hướng nội – Introvert.
- Những lầm tưởng cơ bản về khái niệm Marketer.
- Những kỹ năng cần có của một Marketer là gì?
- Những trách nhiệm hay công việc chính mà một Marketer có thể làm là gì?
- Những câu hỏi các Marketer thường thắc mắc.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Marketer là gì?
Marketer trong tiếng Việt tạm dịch là Nhà tiếp thị, khái niệm đề cập đến những người làm các công việc liên quan đến ngành Marketing.
Trong khi cũng tương tự như các khái niệm hay công việc về marketing, vị trí marketer trong thực tế cũng khá đa dạng với nhiều “chân dung” khác nhau.
Có thể ở doanh nghiệp này, marketer là những người chạy quảng cáo, nhưng cũng có thể ở các doanh nghiệp khác, marketer lại đóng tròn vai hơn.
Mặc dù, khái niệm marketer có thể được gắn liền với nhiều tên gọi hay công việc khác nhau, mục tiêu chính của họ là kết nối thương hiệu với khách hàng để từ đó bán được nhiều hàng hơn.
Phân biệt Marketer với Marketeer.
Trong khi có không ít người nhầm lẫn các thuật ngữ này với nhau và coi chúng là một, thực tế là chúng có những ý nghĩa rất khác nhau.
Theo từ điển Oxford, khác với Marketer là những người làm Marketing nói chung ở cấp độ rộng lớn và chuyên nghiệp hơn, Marketeer là khái niệm dùng để chỉ những người bán các sản phẩm hay dịch vụ trong một kiểu thị trường (cụ thể) nhất định.
Theo một góc nhìn khác, Marketer làm nhiều các công việc có trong Marketing và hướng đến lợi nhuận chung của tổ chức, Marketeer chịu trách nhiệm cho một hoặc một số sản phẩm hoặc thị trường đặc biệt nào đó.
Phân loại một số kiểu (vai trò) Marketer thường gặp trong các doanh nghiệp.
Cũng tương tự như các cách phân loại marketing ví dụ như Traditional Marketing và Digital Marketing hay Brand Marketing và Performance Marketing, Marketer cũng có thể được phân chia thành các kiểu tương ứng.
- Brand Marketer: Những người làm các công việc marketing với mục tiêu chính là xây dựng và phát triển giá trị hay tài sản thương hiệu như độ nhận biết thương hiệu, mức độ yêu thích thương hiệu (Brand Love) hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).
- Performance Marketer: Mục tiêu chính của các nhà tiếp thị này là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
- Digital Marketer là gì: Chủ yếu làm việc trên các nền tảng kỹ thuật số như website, Google Analytics, Facebook hay Google, Digital Marketer gắn liền với các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số và thường là chịu trách nhiệm cho cả Brand Marketing và Performance Marketing.
- Content Marketer là gì: Có nghĩa là các nhà tiếp thị nội dung làm các công việc liên quan đến Content Marketing, tức sản xuất và phân phối nội dung (Content) để đạt được các mục tiêu Marketing.
- Social Media Marketer: Chịu trách nhiệm chủ yếu các hoạt động Social Media và Social Media Marketing, các nhà tiếp thị này tập trung vào việc thúc đẩy mức độ tương tác trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.
- PR Marketer: Những người làm các công việc liên quan đến quan hệ công chúng và giới truyền thông. Bạn có thể xem PR là gì để hiểu sâu hơn về khái niệm này.
- Full Stack Marketer là gì: Là một trong những “từ khoá” khó nhằn nhất, các Full Stack Marketer thường là những người có kinh nghiệm làm việc trên nhiều các phạm vi công việc hay vai trò khác nhau. Ví dụ thay vì chỉ tập trung vào Content Marketing hay Social Media, Full Stack Marketer đảm nhận hết (hoặc nhiều nhất) các công việc này.
- B2C Marketer: Những người làm marketing trong các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (cuối).
- B2B Marketer: Những người làm marketing trong các doanh nghiệp bán hàng đến các doanh nghiệp thay vì là người tiêu dùng cuối.
T-Shape Marketer là gì?
T-Shaped Marketer hay một nhà tiếp thị hình chữ T là người có chuyên môn sâu trong khoảng từ 1-3 khía cạnh chính của marketing.
Ví dụ, bạn có thể giỏi về content marketing. Bạn từng trải qua các vị trí và công việc content marketing khác nhau và cũng dành được không ít những thành tích với nó.
Nhưng bạn cũng hiểu biết (và thực hành) về các khía cạnh marketing khác như email marketing, các kênh quảng cáo có trả phí (paid media), social media, xây dựng cộng đồng và SEO chẳng hạn. Chỉ là với những thứ này bạn không thực sự giỏi và nhiều thành tích như chuyên môn chính và sâu của bạn.
Đây là mô hình về một t-shaped markter.
Optimizer Marketer là gì hay họ là ai?
Hiểu một cách đơn giản, Optimizer Marketer là kiểu Marketer tập trung vào các hoạt động hướng đến mục tiêu là tối ưu các chiến dịch hay công việc đang làm. Đó có thể là tối ưu chi phí quảng cáo hay tối ưu chi phí để có được một khách hàng tiềm năng.
Game Changer Marketer là gì hay họ là ai?
Gần như là ngược lại hoàn toàn với những gì mà các Optimizer Marketer coi là ưu tiên hàng đầu, Game Changer Marketer mô tả chân dung của một Marketer trong đó người này luôn tìm cách để thay đổi cuộc chơi (Game Changer), thay đổi vị thế, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện hay khác biệt hoá so với các đối thủ cạnh tranh.
Vai trò của các Marketer đối với các doanh nghiệp.
Là một trong những vị trí “HOT” nhất tại các doanh nghiệp, đặc biệt trong những năm trở lại đây khi hầu hết các thương hiệu hay doanh nghiệp đều tập trung vào chuyển đổi số và thương mại điện tử (eCommerce).
Dưới đây là một số vai trò chính mà các Marketer có thể mang lại.
Thúc đẩy mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu.
Cũng tương tự như khái niệm marketing và thương hiệu, marketer được ra đời trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cùng bán những sản phẩm giống hoặc tương tự nhau.
Khi mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp không chỉ là theo cơ chế trao đổi hay 1-1, khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn về các sản phẩm hay dịch vụ họ cần, xây dựng mối quan hệ với khách hàng trở thành mục tiêu quan trọng hơn bao giờ hết.
Dù cho bạn là Brand Marketer hay Digital Marketer thì bản chất vai trò của bạn vẫn là tăng mức độ tương tác với khách hàng, xây dựng mối quan hệ với họ trên nhiều điểm chạm, và từ đó hướng họ thực hiện nhiều hành động có lợi cho thương hiệu (và cả chính họ).
Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu.
Như đã phân tích ở trên, khi khách hàng hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng là yếu tố then chốt.
Bằng cách gặp gỡ và đáp ứng nhu cầu cũng như sở thích của họ trên nhiều nền tảng khác nhau, doanh nghiệp xây dựng nên cho mình được những lợi thế cạnh tranh nhất định, thứ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua hàng của khách hàng.
Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Với sứ mệnh là làm hài lòng khách hàng thông qua những nội dung, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, marketer đóng vai trò chính (bên cạnh đội ngũ bán hàng) trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng.
Ví dụ, nếu bạn là một Social Media Marketer, khi bạn có thể hiểu và cung cấp những nội dung phù hợp với các nhóm đối tượng mục tiêu của mình trên Facebook hay TikTok, họ sẽ dần trở thành người ủng hộ thương hiệu và cân nhắc mua các sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.
Thành công của một Marketer đến từ đâu?
Có lẽ là một trong những câu hỏi “khó” có câu trả lời chính xác nhất và cũng được nhiều bạn marketer quan tâm nhất (đặc biệt là các bạn mới có ý định bước vào nghề marketing) đó là đâu là những yếu tố góp phần tạo nên thành công của một marketer.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể và cách định nghĩa “thành công”, dưới đây là những yếu tố chính giúp xây dựng nên một marketer giỏi mà bạn có thể tham khảo.
Sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Bạn hiểu thế này, vì đa số các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cơ bản là có sẵn và không nhiều marketer có khả năng hay quyền hạn để thay đổi nó, một sản phẩm có khả năng đáp ứng được (tối ưu nhất) nhu cầu của khách hàng có thể dẫn đến kết quả là sản phẩm đó dễ bán hơn, và hiển nhiên vì marketer là người đang bán nó, thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của họ.
Marketer giỏi không có nghĩa là bạn phải cố gắng để bán những thứ mà người tiêu dùng không cần và cho rằng mình không có năng lực khi mọi thứ thất bại.
Chiến lược giá bán.
Giả sử bạn đang là marketer trong một doanh nghiệp có sản phẩm rất tốt tuy nhiên vì một lý do nào đó khách hàng không chấp nhận mức giá mà doanh nghiệp đưa ra, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hiệu quả của công việc của bạn.
Nếu bạn có quyền hạn để thay đổi chiến lược giá hoặc bạn có thể để xuất với các bên liên quan để thay đổi, bạn nên làm như vậy.
Marketer giỏi hay thành công là marketer linh hoạt với mọi tình huống hay bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp chứ không phải an bài với những thứ đang có.
Mức độ đầu tư vào các hoạt động Marketing và bán hàng.
Cách đây khoảng 8 năm vào năm 2014, khi mình đảm nhận vai trò Digital Marketer cho một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ (SaaS), vì mọi thứ đều rất mới, công ty cũng ít có ngân sách đầu tư vào marketing và bán hàng, công việc chủ yếu của mình là “Organic Marketing” với ngân sách có thể nói là bằng 0.
Dù kết quả có được khá ấn tượng tuy nhiên với những nguồn lực đã đầu tư, bạn có thể hiểu rằng hiệu ứng bán hàng hay tốc độ tăng trưởng lại không được như kỳ vọng.
Marketer không phải là thần thánh, cũng không phải biến từ không thành có, tất cả kết quả có được đều tương ứng với một nguồn lực đầu tư nhất định.
Trách nhiệm của chính Marketer.
Cũng như bất cứ công việc nào khác như kế toán, bán hàng hay công nghệ, người làm marketing muốn thành công thì cần sự nỗ lực và trách nhiệm rất lớn từ bản thân.
Trách nhiệm giúp bạn hình dung rằng, bạn đang làm cho chính mình chứ không chỉ là cho doanh nghiệp, trách nhiệm khiến bạn tập trung và cố gắng hoàn thành công việc thay vì đổ lỗi cho người khác.
Thành công hay thất bại, dù là marketer hay bất kỳ ai, vẫn là vấn đề của chính bạn, một phần do bạn quyết định chứ không phải do bất cứ ai khác.
Đam mê với nghề.
Có một thực tế là không ít các bạn marketer đến với nghề vì tò mò, vì bạn bè rủ rê hay bất cứ lý do nào khác chứ không phải vì đam mê của chính họ.
Bạn thử hình dung xem, bạn có thể làm được bao nhiêu giờ mỗi ngày, nỗ lực được không nếu những gì bạn đang làm không khiến bạn vui và cố gắng nhiều hơn mỗi ngày.
Trong khi bạn có thể có được một công việc về marketing mà không cần phải đam mê hay thứ gì đó to tát hơn, liệu bạn có đủ năng lượng hay nhiệt huyết để đi xa hơn, vượt qua nhiều thách thức hơn, và cuối cùng có được các vị trí cao hơn?
Dù cho bạn học gì, ở đâu và trường nào hay bạn được ai hướng dẫn, nếu bạn không đam mê tìm tòi nghiên cứu và học hỏi mỗi ngày, thành công chỉ là một cơn gió thoáng qua.
Năng lực của bản thân Marketer.
Khi nói đến năng lực nghề nghiệp nói chung, trong khi bạn có thể nỗ lực để cải thiện các kỹ năng hay năng lực của bản thân, mỗi người thường chỉ có một số sở trường hay tố chất nhất định, chọn nghề mình mạnh nhất là một trong những cách để giúp bạn thành công hơn, dù cho đó là marketing hay bất cứ ngành nào khác.
Tiếp đến, một khi bạn đã chọn để trở thành một marketer, thì sẽ ai sẽ là người quyết định năng lực của chính bạn?
Hiển nhiên câu trả lời đó là chính bạn, giả sử bạn gặp được những người sếp, những thầy cô hay người hướng dẫn nào đó cho bạn nhiều kiến thức hay hoặc tư duy tốt, liệu bạn có thành công được không nếu bạn không không ngừng làm việc và rèn luyện?
Marketer giỏi cần có khả năng tự nghiên cứu, thử nghiệm và học hỏi.
Marketer và những người hướng nội – Introvert.
Theo một nghiên cứu từ Harvard, bởi bản chất người hướng nội có khả năng tập trung cao, họ lắng nghe nhiều hơn là nói, đồng thời họ cũng tập trung vào ý nghĩa của các sự kiện xung quanh, họ có khả năng kết nối tốt hơn với khách hàng.
Một chuyên gia biết: “Nếu tôi phải đặt cược, những marketer giỏi nhất của tương lai sẽ là những người hướng nội. Những người sẽ dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe, suy ngẫm sâu sắc và thúc đẩy các mối quan hệ có ý nghĩa.”
Những lầm tưởng cơ bản nhất về khái niệm Marketer là gì?
Marketer là chạy quảng cáo.
Trong khi chạy quảng cáo có thể là một trong số các công việc của marketer, tuy nhiên như đã phân tích ở trên, nhân viên chạy quảng cáo hay Advertiser không phải là Marketer.
Theo các cấu trúc và mô hình marketing, khi người làm marketing hay marketer sẽ phải làm các công việc từ nghiên cứu thị trường, phân khúc và định vị thị trường mục tiêu đến các hoạt động khác như tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), quảng cáo chỉ là 1 phần rất nhỏ trong Marketing-Mix chứ không phải là công việc chính hay những gì marketer hướng tới.
Marketer là người chịu trách nhiệm chính cho việc bán hàng.
Bán hàng là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào và đó cũng là mục tiêu hàng đầu của các marketer, tuy nhiên doanh số bán hàng có được ảnh hưởng từ nhiều bộ phận và vị trí khác nhau như bán hàng, chăm sóc khách hàng, công nghệ hay sản phẩm…
Từ góc nhìn này, marketer không thể là người chịu trách nhiệm chính cho doanh số.
Marketer là nhà tiếp thị.
Như đã đề cập đến từ các phần đầu, Marketer hay Marketing sẽ không chính xác và rõ nghĩa khi dịch ra là Nhà tiếp thị hay Tiếp thị.
Nếu tiếp thị được hiểu theo nghĩa chào bán hay giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng, tiếp thị chỉ là một công việc nhỏ trong phần Xúc tiến (P4) của toàn bộ quá trình quản trị marketing tổng thể.
Những kỹ năng chính cần có của một Marketer là gì?
Trong khi cũng tuỳ thuộc vào từng vị trí công việc hay cấp độ cụ thể, hoặc tuỳ thuộc vào từng bối cảnh thị trường khác nhau, các marketer có thể cần có những bộ tố chất và kỹ năng khác nhau, dưới đây là một số kỹ năng chính.
Sáng tạo.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), sáng tạo là kỹ năng quan trọng thứ ba mà nhân viên cần có để phát triển trong tương lai khi tự động hóa tiếp tục xâm nhập vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Tiếp đó thì giải quyết các vấn đề phức tạp và tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng đầu tiên và thứ hai.
Với Marketer, khi thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh hơn đồng thời hành vi hay sở thích của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi, bên cạnh đó là hàng loạt các công cụ và nền tảng quảng cáo đang có xu hướng tự động hoá nhiều hơn thông qua AI và công nghệ máy học (Machine Learning), sáng tạo là yếu tố quan trọng quyết định mức độ thành công của các thương hiệu cũng như người làm marketing.
Tự nhận thức và tự nghiên cứu.
Nếu sáng tạo có thể giúp các marketer khác biệt hoá thương hiệu của họ với đối thủ cạnh tranh hay thu hút nhanh hơn sự chú ý của đối tượng mục tiêu.
Khả năng tự nhân thức và tự nghiên cứu có thể giúp marketer trả lời các câu hỏi các câu hỏi mà những người khác không thể hỗ trợ hay khách hàng không tự nói ra.
Chẳng hạn để kiểm tra xem một ý tưởng nội dung nào đó mà bạn cho rằng khách hàng có thể thích, thông qua các số liệu phân tích có được bạn có thể tự xác nhận các ý tưởng hay đề xuất ban đầu của mình.
Xây dựng nội dung (Content Creation).
Dù cho bạn đang là một Content Marketer hay Brand Marketer hoặc Performance Marketer, dù cho bạn đang thực hiện các hoạt động marketing trên nền tảng nào, thứ cuối cùng mà khách hàng nhìn thấy cũng chỉ là nội dung (Content).
Để khách hàng có thể tương tác lại với thương hiệu, các kỹ năng như hiểu nền tảng, hiểu công cụ hay hiểu sản phẩm là chưa đủ, các marketer cần cung cấp các thông điệp phù hợp với họ (trong từng tình huống hay hành trình khách hàng cụ thể).
Phân tích dữ liệu (Data Analysis).
Data Driven Marketing hay làm marketing được định hướng và dẫn dắt bởi dữ liệu là từ khoá của bối cảnh kinh doanh mới, data hay dữ liệu là tài sản của mọi doanh nghiệp.
Với tư cách là những marketer, chúng ta thử nghĩ rằng liệu mình có thể làm được gì nếu cứ mãi xây dựng các chiến lược theo các ý niệm chủ quan của bản thân?
Liệu khách hàng có nghe những gì chúng ta nói nếu chúng ta không cung cấp mọi thứ từ sản phẩm, dịch vụ đến các thông điệp thương hiệu theo nhu cầu cá nhân của họ và theo cách chúng ta thấu hiểu họ?
Bằng cách thu thập nhiều nhất các dữ liệu từ nhiều các điểm chạm hay nền tảng khác nhau, các marketer đang cho chính họ thêm cơ hội để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Quảng cáo.
Liên quan đến khái niệm quảng cáo, môt phần nhiều người đồng nghĩa Marketer với Advertiser (Nhà quảng cáo) vì đối với không ít các doanh nghiệp, quảng cáo là động lực chính thúc đẩy họ tăng trưởng.
Mặc dù không phải là tất cả những gì marketer cần làm trong suốt quá trình làm việc, tuy nhiên, khi doanh nghiệp tiếp tục coi quảng cáo là kênh chính để tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng, marketer nên trang bị sẵn cho mình các kỹ năng cần thiết.
Marketing trên công cụ tìm kiếm (SEO và SEM).
Suốt quá trình diễn ra Covid-19, khi mọi người bao gồm cả người tiêu dùng ở nhà và tìm kiếm nhiều hơn, gặp gỡ khách hàng trên các công cụ tìm kiếm là một điểm chạm cần có.
Bằng cách hiểu và tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm (SEO), đồng thời tiếp cận khách hàng thông qua các công cụ quảng cáo có trả phí (Google Ads), những gì mà các marketer có thể mang lại cho thương hiệu là rất lớn.
Trải nghiệm.
Mặc dù có rất ít người quan tâm đến kỹ năng này, tuy nhiên theo góc nhìn của MarketingTrips, vì những gì marketer cần làm và thuyết phục nằm ở phía khách hàng và thị trường, một marketer có trải nghiệm sống, trải nghiệm ngành hàng, trải nghiệm các bối cảnh kinh doanh càng nhiều thì họ càng có nhiều cơ hội thành công.
Tư duy (Mindset) và trí tưởng tượng.
Một trong những sai lầm lớn nhất của các marketer mới đó là quá tập trung vào công cụ (chẳng hạn như cách set up quảng cáo…) trong những ngày đầu bước chân vào nghề.
Nhiều bạn cho rằng chỉ cần ai đó “cầm tay chỉ cách chạy quảng cáo” hay nắm được cách sử dụng công cụ (tools) là có thể trở thành một marketer.
Sự thật là, như đã phân tích ở trên, một marketer thành công là marketer có tư duy tốt về khách hàng, kinh doanh, sản phẩm, đối thủ, thị trường và cả khả năng dự báo hay tưởng tượng về những thứ mà khách hàng có thể đón nhận. Công cụ, nền tảng hay thực thi chỉ là cách thể hiện hay hiện thực hoá các tư duy nói trên.
Bạn cứ thử hình dung rằng, nếu bạn hiểu được, tư duy được thì bạn mới từng bước thực thi được, còn một khi bạn không biết mình nên và cần làm gì thì liệu bạn có làm được gì hay tools sẽ giúp ích bạn như thế nào?
Những trách nhiệm hay công việc chính mà một Marketer có thể làm là gì?
Như đã phân tích ở trên, dựa theo các kiểu hay vai trò Marketer khác nhau, họ có thể tập trung hoặc đảm nhận các trách nhiệm công việc khác nhau như:
- Xây dựng chiến lược tổng thể cho các hoạt động marketing.
- Xây dựng nội dung trên mạng xã hội (Social Media Marketing).
- Xây dựng nội dung cho quảng cáo.
- Xây dựng nội dung chuẩn SEO cho các công cụ tìm kiếm (SEO Content).
- Vận hành và tối ưu quảng cáo trên các nền tảng khác nhau (Google, Facebook, TikTok…).
- Nghiên cứu thị trường.
- Xây dựng thương hiệu.
- Phân tích các dữ liệu có được.
- Quản trị và tối ưu website.
- Và nhiều công việc khác.
Những câu hỏi các Marketer thường thắc mắc.
- Nếu học trái ngành và muốn gia nhập ngành marketing hay muốn trở thành một marketer, mình nên bắt đầu từ đâu?
Nếu bạn đã hiểu bản chất của marketer là gì và nó khác với các nhà quảng cáo như thế nào, có thể bạn đã bắt đầu có được những hình dung đúng.
Để có thể bước vào ngành marketing và trở thành một marketer chuyên nghiệp, bạn cần bắt đầu học từ những kiến thức và tư duy căn bản về marketing (từ các mô hình quản trị marketing), thấu hiểu các thuật ngữ và có được nền tảng căn bản về xây dựng nội dung.
Sau khi đã có được những tư duy đúng và hình dung được các công việc cần làm của một marketer (bạn không nhất thiết phải làm được việc và ra kết quả trong những ngày đầu), bạn có thể cần bắt đầu tiếp cận các nền tảng kỹ thuật số như website, fanpage hay các nền tảng quảng cáo phổ biến khác.
Đến giai đoạn này, khi bạn đã bắt đầu có thể tự thực thi các công việc đơn giản của một marketer, bạn cần LÀM nhiều hơn và liên tục để học hỏi và rút ra kinh nghiệm.
Lặp lại quá trình này liên tục trong tương lai.
Có một số quan điểm sai lầm của không ít các bạn mới là chỉ cần học công cụ quảng cáo là có thể trở thành marketer hay tập trung quá nhiều vào công cụ ở những ngày đầu gia nhập ngành, kết quả là họ thường sẽ không đi xa hơn với công cụ trong tay vì cái họ cần là những tư duy “nhập môn” đúng và bài bản ngay từ đầu còn công cụ hay thực thi có thể dần dần thử nghiệm sau trong quá trình làm việc.
Chúng ta cứ thử hiểu rằng, chúng ta có thể thử và làm gì nếu chúng ta không biết việc để làm hoặc tư duy sai về cách làm, đây là lúc mà tư duy (Mindset) thể hiện rõ vai trò của nó.
- Modern Marketer là gì?
Modern Marketer có nghĩa là người làm marketing hiện đại (Modern Marketing). Trái ngược với khái niệm Traditional Marketer, các Modern Marketer tập trung vào khách hàng mục tiêu và các chỉ số kinh doanh cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng.
- Brand Marketer là gì?
Brand Marketer trong tiếng Việt có nghĩa là nhà tiếp thị thương hiệu, những người thuộc bộ phận marketing hoặc thương hiệu chuyên làm các công việc liên quan đến Brand Marketing hay tiếp thị thương hiệu.
- Performance Marketer là gì?
Performance Marketer trong tiếng Việt có nghĩa là Nhà tiếp thị hiệu suất, khái niệm mô tả chân dung của một người làm các công việc liên quan đến Performance Marketing nói riêng và marketing nói chung trong doanh nghiệp.
Cũng như các vị trí khác trong ngành marketing, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, ngành hàng khác nhau hay mục tiêu chiến lược khác nhau, vai trò và nhiệm vụ của các Performance Marketer có thể rất khác nhau.
- Content Marketer là gì?
Content Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer, khái niệm được hiểu đơn giản là những người sản xuất, phân phối và tối ưu nội dung (content) với mục đích cuối cùng là đạt được các mục tiêu marketing.
Content Marketer khác với Content Creator và Copywriter. Trong khi đều là những người làm về Content, các vai trò này cũng có những điểm khác nhau.
- Digital Marketer là gì?
Digital Marketer cũng tương tự các vị trí khác trong ngành Marketing như Content Marketer, Full Stack Marketer hay Brand Marketer, Marketer là tên gọi gốc dùng để chỉ những người làm Marketing, còn tuỳ thuộc vào việc công việc của họ tập trung vào phương thức tiếp cận nào, họ sẽ được gắn liền với các tên gọi tương ứng.
Digital Marketer chính là những người làm Digital Marketing.
- Full Stack Marketer là gì?
Cũng có phần tương tự như các Stack trong ngành khoa học máy tính hoặc lập trình, tức sẽ chứa nhiều các phần tử dữ liệu con khác nhau, trọng phạm vi kinh doanh mà cụ thể là marketing, Stack được hiểu là một bộ (một set) các kiến thức và kinh nghiệm khác nhau.
Từ góc nhìn này, Full Stack Marketer hay những thuật ngữ liên quan khác như Full Stack Marketing, Full Stack Digital Marketing…dùng để chỉ các marketer có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ và công việc khác nhau liên quan đến Marketing nói chung.
- Hybrid Marketer là gì?
Một Hybrid Marketer hay hiểu đơn giản là nhà tiếp thị đa năng là những người làm marketing được trang bị kiến thức chuyên môn đầy đủ về thương hiệu, hiểu biết sâu sắc về PR, am hiểu yếu tố kỹ thuật số và các phương pháp phát triển các nền tảng như website hay ứng dụng để đáp ứng nhiều nhu cầu của một môi trường tiếp thị tích hợp.
- T Shaped Marketer là gì?
T-Shaped Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer hình chữ T, là người có chuyên môn sâu trong khoảng từ 1-3 khía cạnh chính của marketing.
- Search Marketer là gì?
Search Marketer là những người làm marketing chuyên về tối ưu hoá công cụ tìm kiếm thông qua cả công cụ có trả phí (Paid Search) lẫn tự nhiên (SEO) với mục tiêu cuối cùng là giúp website có thứ hạng cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
- Marketer làm gì?
Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau trong từng giai đoạn cụ thể mà các doanh nghiệp có các yêu cầu khác nhau, bên cạnh đó là tuỳ vào từng marketer, họ cũng có thể lựa chọn các công việc mà họ muốn làm nhất.
Đó có thể là chạy quảng cáo, sáng tạo nội dung, nghiên cứu thị trường, quản trị website, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization), xây dựng thương hiệu và hơn thế nữa.
Kết luận.
Trở thành một Marketer chuyên nghiệp là một quá trình rèn luyện lâu dài chứ không phải là một hành động hay sự kiện nhất thời.
Bằng cách xác định đúng mục tiêu của mình với nghề nghiệp ngay từ đầu, hiểu bản chất của Marketer là gì và trang bị những tư duy đúng đắn, bạn có thể phát triển và đi hơn trong nghề sau quá trình làm việc và học hỏi thực tế.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tra Nguyen | MarketingTrips
Nguồn: MarketingTrips