Skip to main content

Thẻ: Personalized Marketing

Một vài chiến thuật Personalized Marketing đơn giản giúp tăng Sales

Cùng khám phá một vài chiến thuật Personalized Marketing đơn giản có thể giúp tăng Sales và cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng.

Một vài chiến thuật Personalized Marketing đơn giản giúp tăng Sales
Một vài chiến thuật Personalized Marketing đơn giản giúp tăng Sales

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, việc tìm kiếm các giải pháp hay những cách thức hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) và giữ chân khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu. Personalized Marketing hay Marketing được cá nhân hoá là một trong số đó.

Personalized Marketing là gì?

Personalized Marketing có thể được hiểu là Marketing được cá nhân hoá hoặc Tiếp thị cá nhân hoá, là một phương thức tiếp cận Marketing theo hướng cá nhân hoá giúp tăng mức độ tương tác với khách hàng thông qua việc sử dụng đúng thông điệp vào đúng thời điểm cho đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Personalized Marketing hiệu quả vì đơn giản là nó khiến cho khách hàng cảm thấy những gì mà thương hiệu chia sẻ là “dành riêng cho họ”, giúp họ giải quyết các vấn đề cá nhân.

Một số chiến thuật sử dụng Personalized Marketing để tăng Sales và cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh khác nhau, các thị trường khác nhau, doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược tiếp cận khác nhau, dưới đây là một số cách mà bạn có thể tận dụng Personalized Marketing để tăng Sales và giữ chân khách hàng.

Cá nhân hóa email với dữ liệu khách hàng.

Cá nhân hóa email với tập dữ liệu có sẵn của khách hàng từ lâu đã trở thành một cách hiệu quả để tăng tỷ lệ mở email hay thậm chí là tăng tỷ lệ email được đưa vào inbox (hộp thư đến). Việc sử dụng các thông tin khách hàng trong email có thể giúp tạo ra các ưu đãi phù hợp, dành riêng cho cá nhân, thứ có thể giúp khách hàng cảm thấy gần gũi hơn với thương hiệu.

Bạn có nhiều cách khác nhau để cá nhân hoá email ví dụ như cá nhân hoá theo tên khách hàng, cá nhân hoá theo các nhóm sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng từng mua, hay cá nhân hoá theo các khu vực nơi khách hàng sinh sống.

Sử dụng các quảng cáo được nhắm mục tiêu để tiếp cận đúng đối tượng.

Với các khoản ngân sách thường là bị giới hạn, một yêu đặt ra với nhiều nhà quảng cáo là làm thế nào để có thể hiển thị quảng cáo tới đúng nhóm khách hàng mục tiêu, những người sẵn sàng mua các sản phẩm của doanh nghiệp.

Các quảng cáo được nhắm mục tiêu (Targeted Ads) là giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.

Những mẫu quảng cáo được nhắm mục tiêu có thể được tùy chỉnh để tập trung vào các đặc điểm riêng lẻ của khách hàng, chẳng hạn như vị trí, nhân khẩu học hay sở thích. Điều này giúp thu hẹp đối tượng mục tiêu tiềm năng của doanh nghiệp, hạn chế việc hiển thị quảng cáo với những nhóm khách hàng ít nhu cầu và hơn thế nữa.

Vì được nhắm mục tiêu, vì bạn cũng hiểu là bạn đang muốn tiếp cận ai, nó cũng có thể giúp bạn xác định thông điệp nào là phù hợp với từng nhóm khách hàng.

Quảng cáo được nhắm mục tiêu cũng là một cách để tiết kiệm chi phí quảng cáo khi nhà quảng cáo hạn chế tiếp cận những khách hàng không tiềm năng.

Xây dựng nội dung dựa trên sở thích của người dùng.

Dù doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, bán sản phẩm gì hay đối tượng mục tiêu là ai, có một thứ sẽ không bao giờ thay đổi đó là thứ mà khách hàng nhìn thấy chỉ là nội dung (Content).

Trong khi nội dung là thứ có khả năng quyết định sự liên quan hay mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu, việc chủ động xây dựng các nội dung phù hợp với sở thích của người dùng là một giải pháp hiệu quả.

Nhà quảng cáo hay người làm marketing cần nỗ lực không ngừng để tìm hiểu xem loại nội dung nào là phù hợp với tập khách hàng của mình, hay nội dung nên được trình bày ra sao — một số cuộc nghiên cứu thị trường có thể giúp giải mã điều này.

Sau khi hiểu rõ loại nội dung nào có khả năng thu hút người dùng của mình, hãy tập trung vào việc tạo ra nhiều phần nội dung từ tổng quan đến chi tiết với các vấn đề liên quan, đừng quên khái niệm Unique Selling Point khi xây dựng nội dung.

Bạn cũng cần nhớ rằng những nội dung do người dùng tạo ra (UGC) như các cuộc thăm dò ý kiến, khảo sát, gamification hay câu đố cũng có thể giúp thu hút khách hàng một cách hiệu quả khi khách hàng được chia sẻ quan điểm cá nhân của họ.

Tận dụng yếu tố tự động hóa để gửi các thông điệp có liên quan.

Các tin nhắn hay nội dung được gửi tự động là một cách hữu hiệu để duy trì mối quan hệ và tương tác với khách hàng (và cả những người theo dõi thương hiệu). Tự động hóa quy trình này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn cho phép bạn tiếp cận khách hàng theo cách tức thời nhất.

Nhiều doanh nghiệp ngày nay đang tìm kiếm các cơ hội mới bằng cách tận dụng công nghệ tự động hóa để xác định sở thích và thói quen mua hàng của khách hàng, điều này cho phép doanh nghiệp chủ động gửi các thông điệp được cá nhân hóa nhiều hơn.

Sử dụng phương pháp thử nghiệm phân tách (A/B Testing) để thúc đẩy tương tác với khách hàng.

Để có được vị thế trên thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên tương tác với khách hàng của họ, tương tác ở đây không mang ý nghĩa là doanh nghiệp chủ động tiếp cận khách hàng mà là khách hàng phải chủ động tương tác lại.

Thử nghiệm phân tách hay còn được gọi là A/B Testing là một phương pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng.

A/B Testing liên quan đến việc tạo ra hai hoặc nhiều biến (tham số) khác nhau liên quan đến các tài sản quảng cáo như nội dung, đối tượng nhắm mục tiêu hay nơi quảng cáo sẽ được hiển thị.

Sau đó, từ các kết quả có được, nhà quảng cáo hay người làm marketing có thể kiểm tra xem tham số nào đang mang lại hiệu suất tốt hơn, ví dụ Landing Page A có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn Landing Page B chẳng hạn.

Thử nghiệm A/B cũng giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp không bỏ lỡ các cơ hội tương tác quan trọng từ những dữ liệu mà họ có thể sử dụng để đưa ra quyết định về cách họ nên tiếp cận khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

“Bùng nổ” marketing cá nhân hóa

Chiến lược marketing này hứa hẹn sẽ đem đến những lợi ích lớn chưa từng có, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp.

Mỗi khách hàng một phân khúc

Xu hướng marketing cá nhân hoá đang trở thành “điều bình thường mới” của các thương hiệu nổi tiếng ngày nay. Thay vì cố gắng bán sản phẩm cho khách hàng, các thương hiệu cố gắng xây dựng những mối quan hệ thân thiết với những người theo dõi. Và cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ thân thiết này chính là quan hệ 1-1, hay cá nhân hoá.

Mới đầu, xu hướng này chỉ có thể áp dụng cho những hàng hoá có giá trị lớn, như bán buôn, vé máy bay, bất động sản… Tuy nhiên, từ khi Internet và công nghệ phát triển, chiến lược này trở nên dễ tiếp cận cả với những ngành hàng bán lẻ.

marketing cá nhân hoá

Marketing cá nhân hoá đã giúp doanh nghiệp thể hiện sự đồng cảm và trân trọng của mình dành cho khách hàng: Ảnh: “We Accept” (Chúng tôi chấp nhận) của Airbnb để phản đối đạo luật của các nước về người nhập cư và người tị nạn.

Bắt đầu của xu hướng này chỉ là những email với dòng “Thân gửi quý khách” được đổi thành “Thân gửi tên khách hàng cụ thể”, các chuyên viên tư vấn phải nhớ thông tin chi tiết từng khách hàng, rồi đến các phần mềm CRM (quản trị quan hệ khách hàng).

Big data nổi lên giúp doanh nghiệp dễ dàng truyền thông cụ thể tới từng đối tượng phù hợp, tuỳ chỉnh các chiến dịch marketing riêng cho từng người, đề xuất những sản phẩm/dịch vụ mà họ đang cần, và hậu mãi vượt qua cả mong đợi.

Theo đó, khái niệm phân khúc dần dần biến mất trên thị trường, mỗi khách hàng bây giờ được coi là một phân khúc riêng.

Đến nay, những chiến lược marketing cá nhân hóa thành công nhất có thể kể đến: Tiki và Amazon trong ngành bán lẻ hiểu khách hàng đang muốn mua gì hơn cả chính họ; Youtube, Facebook, Spotify, Netflix trong ngành truyền thông/giải trí hiểu người dùng đang muốn xem gì hơn cả chính họ…

Riêng về các chiến dịch truyền thông, thì có lẽ Coca- Cola là nổi bật nhất với chiến dịch in tên lên lon nước ngọt; Starbucks cũng nổi bật không kém bằng việc ghi tên khách lên ly nước… Thậm chí, những ngôi sao lớn cũng dần chia sẻ vị trí của mình trong lòng khán giả khi có thể tương tác 1-1 với người xem dễ dàng.

Marketing cá nhân hoá đã giúp doanh nghiệp thể hiện sự đồng cảm và trân trọng của mình dành cho khách hàng, mang cho họ một cảm giác ấm áp và được quan tâm.

marketing cá nhân hoá

Coca- Cola đã từng làm người tiêu dùng phát sốt với những lon nước ngọt có in tên mình.

Giá trị của số ít

Khi mọi thứ tưởng như đã đi vào khuôn khổ, thì lại là cơ hội cho những ông lớn trổ tài đột phá. Không phải ngẫu nhiên mà một vài năm gần đây, các thương hiệu lớn đều đổ xô thực hiện các chiến dịch marketing nhắm vào thiểu số, và những chiến dịch gây tranh cãi.

Không chỉ là “phá rào”, mục đích của họ còn là nói lên tiếng nói của số ít, đưa những vấn đề âm ỉ, khó nói ra ánh sáng, cũng như ủng hộ những giá trị nhỏ bé nhưng nhân văn.

Và khi có một thương hiệu dám đứng lên bảo vệ những giá trị này, bất chấp chỉ trích, người tiêu dùng sẵn sàng ủng hộ và chia sẻ, như một cách gián tiếp để thể hiện quan điểm của mình.

Đây có thể được coi như là bước tiếp theo của cá nhân hoá – ngoài những nhu cầu cần được đáp ứng, ai cũng có những hệ giá trị riêng. Hiện nay, những doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu khách hàng là người chiến thắng, nhưng nhiều năm sau, những doanh nghiệp nào thoả mãn được hệ giá trị của khách hàng mới là người chiến thắng.

Những chiến dịch truyền thông đi đầu trong kỷ nguyên mới này có thể kể đến “Believe in Something” (Tin vào điều gì đó) của Nike với sự góp mặt của Colin Kaepernick – vận động viên bóng bầu dục Mỹ dám từ chối hát quốc ca để phản đối vụ thảm sát người da màu. Chiến dịch này được hưởng ứng bởi những người trẻ với quan điểm bảo vệ công bằng xã hội.

Hay như “Born the hard way” (Sinh ra trong khó khăn) của Budweiser và “We Accept” (Chúng tôi chấp nhận) của Airbnb để phản đối đạo luật của các nước về người nhập cư và người tị nạn, cùng với những hành động cụ thể. Chiến dịch này được hưởng ứng bởi những người có quan điểm chính trị tương tự.

Những ví dụ trên thể hiện các chiến dịch truyền thông đơn lẻ. Ở mảng sản phẩm, có thể kể đến Nike – gần đây vừa cho ra mắt mẫu giày dành cho bác sĩ và y tá, một bước đi đạt được cả mục đích cá nhân hoá lẫn tôn vinh những người làm trong dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

Tuy nhiên, ngày nay, cá nhân hoá không thôi là chưa đủ, mà còn phải đại diện cho những giá trị của người tiêu dùng: Tôi là bác sĩ nên tôi sẽ đi giày tôn vinh bác sĩ của Nike, mới thực sự là cá nhân hoá!

Nếu thương hiệu đại diện cho những giá trị càng “khó nói”, thì lòng trung thành của người tiêu dùng sẽ càng cao.

Tất nhiên việc này không phải là dễ, khi những giá trị của người này có thể rất mâu thuẫn với người khác. Một bài toán nan giải, nhưng có lẽ thương hiệu nào giải được bài toán này sẽ hái được trái ngọt.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo BrandsVietnam

Personalized Marketing – Tuyệt chiêu Marketing chưa bao giờ cũ

Personalized Marketing hay Tiếp thị cá nhân, còn được gọi là tiếp thị một-một hoặc một tiếp thị riêng lẻ, là một chiến lược tiếp thị mà các công ty tận dụng phân tích dữ liệu và công nghệ kỹ thuật số để truyền tải thông điệp cá nhân và dịch vụ sản phẩm tới khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng.

Personalized Marketing

Mục đích của tiếp thị “cá nhân hóa” là kết nối trực tiếp, mang tính cá nhân với mọi người.

Điều này không có nghĩa là một thương hiệu sẽ sáng tạo một chiến dịch quảng cáo xoay quanh một anh chàng thích phở và yêu bóng đá ở Sài Gòn, mà cần phân tích dữ liệu để mỗi thông điệp trở nên cá nhân, trực tiếp như có thể.

Trong một số trường hợp, các công ty tạo nên những thông điệp cá nhân hóa được chuyển đến người tiêu dùng qua email.

Chẳng hạn, Amazon sử dụng hình thức tiếp thị này mỗi khi họ gửi cho ai đó một email có bao gồm sản phẩm mà người này đã xem trước đó.

Tiếp thị cá nhân hóa có thể đơn giản như đưa tên riêng của khách hàng vào mỗi email mà họ nhận được.

Tuy nhiên, nếu như bạn đang xây dựng một chiến dịch tiếp thị rộng hơn, cách tiếp cận cá nhân hóa cần được thay đổi để tạo được sức hấp dẫn cá nhân và lan rộng.

Làm cách nào một công ty có thể chạm đến người tiêu dùng ở góc độ cá nhân và cùng lúc đến với hàng triệu người chỉ với một thông điệp tiếp thị?

Coca-Cola là thương hiệu mang lại một trong những ví dụ xuất sắc nhất về tiếp thị cá nhân hóa với chiến dịch “Share a Coke”. Công ty này đã in hàng ngàn tên riêng lên sản phẩm của họ và đã tạo nên sự thành công lớn tại nhiều thị trường.

Chiến dịch không chỉ đưa mỗi cá nhân cùng tham gia vào quá trình, cùng phấn khích khi tìm kiếm tên của họ mà cũng giúp cho Coca-Cola sử dụng một cách tiếp cận marketing đặc biệt và rộng khắp.

Ở một phạm vi rộng, từ “bạn” là nói với mọi người; tuy nhiên, mỗi người có thể cảm thấy như Coca-Cola đang nói trực tiếp với họ khi tìm thấy tên của mình trên một chai Coca-Cola được cá nhân hóa.

Chiến dịch của Coca-Cola đã thành công lớn một phần nhờ sức hút của việc tìm ra chai nước đặc biệt và đăng tải hình ảnh “selfie” lên mạng xã hội.

Cho đến nay, “selfie” là một trong những cách tốt nhất để gắn kết mọi người vào thông điệp của bạn. Sau hết, bạn có thể “nhờ” người tiêu dùng quảng cáo cho thương hiệu thông qua đăng tải hình ảnh selfie cùng với sản phẩm.

Bằng cách này, họ đang sáng tạo một thông điệp cá nhân cho chính họ, cho bạn bè, người thân của họ, đồng thời qua đó đẩy mạnh khả năng giới thiệu sản phẩm từ góc độ cá nhân.

Một cách khả thi khác để “lôi kéo” người tiêu dùng tham gia vào các nỗ lực tiếp thị của bạn là khuyến khích tạo nên các đoạn video và đăng tải chúng.

Công ty của bạn có thể chọn những video hay nhất và chia sẻ chúng để lan rộng thông điệp đến nhiều khán giả hơn.

Mới đây, tỉ phú Elon Musk – nhà sáng lập hãng Tesla Motors đã đón nhận lời khuyên này từ Bria Loveday, một cô bé mười tuổi và đang học lớp năm tại bang Michigan, Mỹ.

Tesla đã tổ chức một cuộc thi để khách hàng và người hâm mộ tự sáng tạo các đoạn phim quảng cáo cho thương hiệu này.

Dự án có tên “Loveday” (đặt theo tên họ của cô bé Bria) này là một hình thức “win-win” vì nó làm nóng lên không khí của cộng đồng yêu thích thương hiệu và đồng thời Tesla có được “quảng cáo miễn phí”.

Dù đó là một chiến dịch hay đơn giản chỉ là gửi thư điện tử có tên riêng của người nhận, điều quan trọng là cần nói chuyện trực tiếp với mỗi người tiêu dùng.

Theo Kissmetrics (một nền tảng ứng dụng phân tích hành vi và gắn kết với người tiêu dùng), các cuộc khảo sát cho thấy một việc rất đơn giản như đưa tên người tiêu dùng vào dòng chủ đề của một bức thư điện tử cũng giúp tăng tỷ lệ mở thư lên 42%.

Thêm một thông tin nữa là 74% người dùng internet cho biết họ cảm thấy khó chịu khi nội dung của các trang web không thích hợp với sự quan tâm và nhu cầu của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips