Skip to main content

Thẻ: Sống

Tránh ‘nỗi lo’ thất nghiệp sau đại dịch với 4 bước đơn giản sau đây

Có thể bạn cũng đang như tôi, chúng ta đang trong một thời kì thực sự khó khăn khi mà nhiều doanh nghiệp đang tiến hành cắt giảm bớt nhân sự sau khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa thậm chí còn phá sản.

Điều này có thể làm cho rất khó để xác định xem công việc của bạn có ‘an toàn’ không, hoặc nếu bạn may mắn và đã có công việc trở lại, bạn có cảm thấy xáo trộn không.

Đối với một số người, những mất mát về công việc này sẽ là vĩnh viễn. Theo nghiên cứu gần đây của Viện Chính sách kinh tế Mỹ, khoảng 11% người Mỹ không có việc làm vì đại dịch Covid-19.

Với rất nhiều sự không chắc chắn hiện có, có thể đây là khoảng thời gian hợp lý để bạn nên suy nghĩ về tương lai phía trước của mình. Nếu bạn lo lắng rằng công việc của bạn có thể gặp rủi ro, hãy xem ngay 4 ‘bí kíp’ sau đây, nó có thể giúp bạn !

1. Chấp nhận thực tế

Ngay bây giờ, một trong những nguyên tắc quan trọng đối với việc làm của bạn là chấp nhận thực tế. Bạn không thể tự tin rằng điều không may sẽ không thể đến với bạn. Thay vào đó hãy tự hỏi bản thân mình một cách trung thực: ngành của tôi có nguy cơ không?

Nếu bạn nghi ngờ rằng câu trả lời là có, hãy xem xét kỹ hơn về công ty và công việc của bạn một cách cụ thể. Điều gì làm cho công ty có tình hình tài chính tốt hơn? Có bao nhiêu người khác làm công việc của bạn?

Nếu bạn cảm thấy rằng công việc của bạn đang gặp rủi ro, điều đầu tiên cần làm chỉ là thừa nhận nó sẽ không mạng lại cảm xúc tốt. Nếu cần buồn, bạn hãy buồn một tí !

Nhưng hãy nhớ rằng trong khi bạn không thể thay đổi những gì mà xảy ra bên ngoài, thì bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình với nó.

2. Chủ động

Tỷ lệ lao động thất nghiệp so với cơ hội việc làm tính đến giữa tháng 6 là khoảng 3,6 người cho mỗi vị trí có sẵn, theo EPI.

Điều đó có nghĩa là sẽ rất quan trọng để vượt lên trước bất kỳ cơ hội mất việc tiềm ẩn nào, trái ngược với việc chờ đợi cho đến khi bạn thất nghiệp thì hãy cố gắng tìm thứ gì đó để giữ cho bạn có tài chính ổn định hơn.

Đừng chỉ biết dựa lưng vào tường; đừng chỉ biết chờ đợi. Hãy lập kế hoạch ngay khi bạn có thể bao gồm các cách bạn sẽ điều chỉnh chi tiêu của mình và người mà bạn có thể tiếp cận để có được khách hàng tiềm năng trong các công việc có sẵn.

Thất nghiệp thường gây ra tổn thất về tình cảm, tinh thần và tài chính cho mọi người. Nhưng hãy nhớ rằng rất nhiều người đang trải qua điều này và nó không phải là một điều đáng xấu hổ, đặc biệt là nếu bạn có kế hoạch trước.

Tất cả mọi người đều biết ai đó sẽ bị sa thải, thế nên nếu bạn có kế hoạch tốt hơn trước khi nó xảy ra, bạn sẽ càng có lợi hơn.

3. Bắt đầu thắt chặt ngân sách chi tiêu của bạn

Nếu bạn hoàn toàn lo lắng về khả năng bị sa thải, bạn nên cắt giảm chi tiêu của mình một cách quyết liệt – và làm điều đó càng sớm càng tốt.

Hãy đánh giá những gì bạn chi cho ăn uống, cửa hàng tạp hóa và giải trí, cũng như các chi phí định kỳ khác như: phòng tập thể dục, dịch vụ trực tuyến, quần áo và các sản phẩm làm đẹp chẳng hạn.

Một khi bạn có một ước tính tốt về chi tiêu của mình, hãy quyết định những gì cần thiết và những gì bạn có thể sống mà không cần nó cho đến khi bạn ‘trở lại bình thường’ về mặt tài chính.

4. Hãy tăng cường kết nối

Khi tiếp cận mọi người, hãy chắc chắn rằng bạn rất rõ ràng về những gì bạn đang tìm kiếm trong một công việc. Hỏi bạn bè, gia đình, đồng nghiệp cũ và thậm chí là người quen.\

Biết đâu sau những lời giới thiệu hay cuôc gặp gỡ đó bạn có thể tìm kiếm được thêm cho mình nhiều cơ hội tốt hiếm có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: CNBC

5 “chiêu bẩn” chốn công sở mà bạn bắt buộc phải đề phòng

Muốn có cuộc sống “yên ổn” chốn công sở, bạn cần phải đề phòng những “chiêu bẩn” sau đây !

Ở đâu cũng có người tốt – kẻ xấu, chốn công sở cũng vậy. Nếu không muốn trở thành nạn nhân của những kẻ xấu chỉ trực chờ hạ bệ mình, hãy cẩn thận với 5 “chiêu bẩn” thường thấy chốn công sở sau đây nhé!

Miệng lưỡi thế gian – Đặt điều nói xấu

Tại chốn công sở, bên cạnh những đồng nghiệp dễ thương và tốt tính thì cũng không ít những đồng nghiệp “hai mặt”, xấu tính xấu nết.

Ngoài mặt, họ thể hiện sự thân thiết, gọi chị xưng em với bạn nhưng đằng sau lại quay ngoắt 180 độ, lời ra tiếng vào về chính bạn lúc nào không hay. Thậm chí, họ còn đặt điều nói xấu bạn lên cấp trên và đồng nghiệp nhằm mục đích hạ thấp sự tín nhiệm của bạn.

Để né tránh thị phi này, sách lược đầu tiên là hãy luôn sống chân thành với tất cả mọi người. Và bạn tuyệt nhiên đừng chia sẻ mọi chuyện riêng tư như lương thưởng, phúc lợi,… với các đồng nghiệp của mình. Vì chỉ cần một chút khác biệt nhỏ cũng khiến “tâm tư” người khác dậy sóng mà bạn không thể lường trước được.

Bên cạnh đó,hãy cố gắng giữ hòa khí nơi công sở, đừng quá tỏ ra thân thiết với một người mà lại xa cách với tất cả những người còn lại. Khi đó, bạn đừng thắc mắc tại sao mọi kế hoạch bạn đề ra thì bạn mọi người phản đố nhé.

Chia bè kết phái – Cô lập đồng nghiệp

Chuyện “chia bè kết phái” nơi công sở khắc nghiệt không kém như việc “tranh sủng hậu cung” thời xưa. Đặc biệt là khi bạn là nhân viên mới thì khó lòng tránh khỏi việc khó xử khi quyết định theo phe bên nào và đối đầu với phe bên nào.

Theo phe bên A thì bên B đâm chọt, cô lập ngay khi có cơ hội mà theo bên B thì bên A nói ra nói vào, rì rào to nhỏ chuyện bạn cả ngày.

Bạn không thể dành cả ngày đi làm chỉ để phân tích, dự báo tình hình “mưa bão” văn phòng, để lựa chọn phe phái tham gia. Chẳng có ai thích một nhân viên hay đồng nghiệp chỉ biết chạy theo những người đang được “đắc sủng”.

Thượng sách cho tình huống này là tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Chỉ cần bạn luôn giữ một thái độ sống đúng mực, chân thật với tất cả mọi người thì dù có chuyện thị phi gì sẽ không ảnh hưởng đến bạn.

Tình ngay lý gian – Tâm điểm dư luận 

Công sở là nơi hàng ngàn, hàng vạn câu chuyện có thể phóng đại lên gấp nhiều lần. Đặc biệt là mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Đây là vấn đề đặc biệt nhạy cảm khi sếp hiện tại của bạn thuộc giới tính nam, ga lăng và lịch sự.

Dù sự thật bạn và sếp chẳng có gì nhưng sự hợp ý trong cách nói chuyện và làm việc giữa bạn với sếp đôi lúc khiến những đồng nghiệp bắt đầu tò mò và soi mói.

Chẳng mấy chốc, bạn sẽ thành tâm điểm dư luận khi vướng phải tin đồn “cặp kè” với sếp để thăng tiến. Khi đó, cho dù bạn có được thăng chức hay khen thưởng vì năng lực tốt thì mọi người vẫn không hề công nhận.

Không ít lời dị nghị cho rằng bạn không vươn lên bằng thực lực của mình mà chỉ dựa dẫm vào “cây cao bóng cả”. Do đó, hãy cố gắng giữ khoảng cách cần thiết với sếp, tránh tình trạng oan uổng không đáng có nhé.

Mượn gió bẻ măng – Mưu hèn kế bẩn

Ở chốn công sở, bạn sẽ gặp không ít trường hợp đồng nghiệp vì ganh ghét năng lực đối phương, cảm giác người khác sắp đe dọa vị trí của họ mà không ngần ngại “mượn gió bẻ măng” cũng như “đâm sau lưng”.

Nhẹ thì chỉ là nói xấu, lôi chuyện gia đình, bằng cấp hoặc cá tính ra để kể. Nặng hơn thì họ có thể dùng “tiểu xảo” về chuyên môn để đổ lỗi cho bạn trong công việc, rình mò những sai sót của bạn để báo cáo với cấp trên.

Một số đồng nghiệp “cao tay” hơn là họ lợi dụng niềm tin và sự không đề phòng của bạn để đưa thông tin sai tới khách hàng hoặc sếp. Mục đích của những chiêu trò này là nhằm hạ bệ hoặc thậm chí khiến bạn phải nghỉ việc ngay lập tức.

Do đó, khi đã làm việc nơi công sở, trong bất kỳ công việc nào, bạn cũng cần rõ ràng và tự mình kiểm soát. Mọi thông tin cần được xác nhận với sếp trực tiếp của bạn, chứ không qua bất kỳ một trung gian nào. Đừng tin tưởng quá vào đồng nghiệp mà bị đâm lén lúc nào không hay.

Thính độc công sở – Bà tám sở trường

Tình công sở luôn là điều không thể tránh khỏi khi bạn tiếp xúc với hàng chục, có khi là hàng trăm đồng nghiệp khác giới suốt 8 – 9 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Vô vàn loại thính bạn sẽ gặp phải và nó vô tình trở thành chuyện bàn tán sôi nổi của các bà tám công sở. Đặc biệt là những loại thính độc, các chàng trai không còn độc thân nhưng lại suốt ngày ve vãn bạn.

Dù bạn chẳng hề đớp thính nhưng không thể tránh khỏi những câu chuyện đươc thuê dệt nên từ các bà tám như cuộc tình vụng trộm chớp nhoáng. Điều này tưởng chẳng có gì nhưng thật sự sẽ ảnh hưởng đến sự đánh giá, tín nhiệm của cấp trên dành cho bạn.

Không một người sếp nào muốn nhân viên của mình vướng phải lùm xùm vào các câu chuyện tình cảm. Đừng để đánh mất sự nghiệp chỉ vì những thính độc không đáng có. Do đó, hãy cố gắng tránh xa và giữ khoảng cách tuyệt đối với mọi loại thính độc chốn công sở nhé.

Trên đây là 5 “chiêu bẩn” nơi công sở mà bạn bắt buộc phải đề phòng nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Chúc bạn nắm vững bí kíp này và thành công trong sự nghiệp của bản thân!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

3 mục tiêu phát triển bản thân của người thành đạt

Khi nghiên cứu những nhân vật thành công nhất trên thế giới từ nhiều lĩnh vực, người ta thấy có 3 điểm rất chung: họ dành thời gian tìm hiểu bản thân; dành thời gian phát triển bản thân và dành thời gian chia sẻ giá trị và triết lý sống của chính mình.

1. They spend time getting to know themselves

Họ dành thời gian tìm hiểu bản thân mình: người thành đạt tìm hiểu mình ở nhiều tầng hiểu biết khác nhau.

Vì mỗi cá nhân đều khác nhau và mỗi người có một cách vận hành khác nhau, họ dành thời gian tìm hiểu điều gì phù hợp nhất với mình, ví dụ như sơ đồ năng lượng trong ngày lúc nào cao lúc nào thấp, ngủ bao nhiêu tiếng là tốt nhất cho bản thân, nghỉ ngơi thế nào để khi thức giấc tinh thần tốt nhất.

Họ biết cần tập thể dục thế nào cho phù hợp với cơ thể. Họ biết môi trường thế nào sẽ giúp họ làm việc hiệu quả nhất và sáng tạo nhất.

Và họ biết rất rõ sự khác nhau của từng môi trường. Họ biết cần ưu tiên điều gì trong cuộc sống, và biết tất cả những gì mình làm cần phải bắt đầu từ tầm nhìn, sứ mệnh, và mục đích sống của bản thân. Có một sợi dây xuyên suốt dẫn dắt tất cả những điều họ suy nghĩ và thực hiện.

Câu hỏi mà Benjamin Franklin hỏi mình hàng ngày là “Hôm nay tôi sẽ làm điều tốt đẹp gì?”. Steve Jobs bắt đầu mỗi ngày mới bằng câu hỏi “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng trong đời, tôi sẽ làm gì?” Bao nhiêu sách, báo, bài phỏng vấn người thành đạt cuối cùng đều quay về đề tài quan trọng nhất – “tôi”.

2. They spend time improving themselves

Họ dành thời gian phát triển bản thân mình: người thành đạt biết rằng trước khi phát triển giá trị tài sản, họ cần phát triển giá trị bản thân.

Họ làm rất kỹ bài phân tích ma trận SWOT – điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro của bản thân và không ngừng đầu tư cải thiện điểm yếu, nâng cao thế mạnh của bản thân mình.

Họ cũng như ta, cũng đọc sách, đọc truyện, đọc tin tức, đọc các báo cáo nghiên cứu chuyên ngành. Họ đọc để nâng cao kiến thức, tư duy, và điều chỉnh tính cách của mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đọc, họ học hỏi và tìm hiểu.

Họ tìm hiểu xu hướng trong và ngoài ngành. Họ tìm hiểu những đề tài mà họ ưa thích. Quan trọng hơn hết, họ tìm hiểu con người rất kỹ (emotional intelligence – trí tuệ cảm xúc).

3. They spend time sharing themselves

Họ dành thời gian chia sẻ bản thân mình: người thành đạt rất hào phóng với thời gian và tiền bạc của bản thân.

Đó có lẽ là lý do giúp họ ngày càng thành đạt, và ngày càng vui vẻ, hài lòng với cuộc sống của mình. Họ có triết lý sống, và luôn tìm cách chia sẻ triết lý sống đó để giúp đỡ người khác. Họ chia sẻ thông điệp, và cả những giá trị tinh tuý tạo ra thông điệp đó.

Cuối tuần, mong các bạn dành thời gian để tìm hiểu bản thân. Đôi khi, ta cần phải hướng vào để tìm được hướng ra. Đôi khi, ta cần tĩnh tại trong sự im lặng, suy nghĩ, đối thoại với chính mình, chỉ để hiểu cách vươn lên trong thế giới lao xao.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nguyễn Phi Vân

Tips phỏng vấn: Đừng nói rằng mức lương không quan trọng với nhà tuyển dụng

Lương thưởng luôn là một trong những vấn đề được đưa lên bàn cân trong những cuộc phỏng vấn, dẫu không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định đến việc nhận hay không công việc của ứng viên.

Tuy nhiên, với rất nhiều người, lương không chỉ được hiểu thuần theo nghĩa đen là mức thu nhập mà nó còn là thước đo để đánh giá năng lực của mỗi người, là sự chi trả công bằng cho những đóng góp trong công việc và cũng là sự ghi nhận của công ty đối với nhân viên của mình. Vì vậy, thật hiếm để tìm ra ai đó chấp nhận việc đi làm mà chẳng hề mảy may quan tâm đến vấn đề lương thưởng.

Trong một số trường hợp, ứng viên có thể đồng ý với mức lương khởi đầu thấp hơn ở công ty cũ để đổi lại cơ hội được học tập hoặc chuyển đổi ngành nghề nhưng rồi theo thời gian, lương vẫn sẽ là cơ sở để đánh giá sự tiến bộ và khả năng thể hiện ở vị trí mà mình đã ứng tuyển.

Do đó, nếu bạn cố gắng gây ấn tượng với phỏng vấn viên bằng những câu nói đại loại như “Mức lương với tôi lúc này thật sự không quan trọng”, bạn có thể phạm phải sai lầm không nên mắc phải trong buổi thảo luận.

ĐỪNG CỐ GẮNG ĐÁNH LỪA BẢN THÂN VÀ PHỎNG VẤN VIÊN

Rất nhiều người đã từng ngại ngùng hoặc vì một lý do nào đó cố gắng lảng tránh vấn đề lương bổng khi được đặt câu hỏi “Bạn kỳ vọng mức lương bao nhiêu?”.

Họ thường tìm cách chuyển đổi câu trả lời theo một hướng mà họ nghĩ là tích cực hơn như “Tôi không quá xem trọng yếu tố lương thưởng mà hiện tại tôi đang muốn được làm một công việc mà mình thật sự đam mê cũng như muốn được cống hiến hết mình”.

Mặc dù bạn có thể nghĩ câu trả lời này sẽ dễ dàng ghi điểm và làm hài lòng phỏng vấn viên nhưng trên thực tế hầu hết nhà tuyển dụng đều không nghĩ như bạn. Họ cho rằng cách trả lời này quá khuôn mẫu và sáo rỗng, thậm chí nhà tuyển dụng còn có cảm giác ứng viên đang nói dối quanh co hay tệ hơn là ứng viên không có khả năng tự đánh giá năng lực của chính mình.

Liệu có ai đó sẽ chịu tin rằng khi bạn không xem trọng việc mình được chi trả bao nhiêu sẽ thật sự xem trọng công việc của mình? Do đó, tốt nhất là đừng tự đánh lừa bản thân và phỏng vấn viên nữa!

CẦN ĐÁNH GIÁ ĐÚNG TẦM QUAN TRỌNG CỦA LƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN

Những vấn đề thực tế cần được suy nghĩ một cách thực tế! Hãy tự hỏi bản thân bạn rằng mức lương quan trọng như thế nào đối với bạn khi nhận một công việc. Bạn nên chuẩn bị trước tinh thần để trả lời câu hỏi này trước khi bước vào vòng phỏng vấn bởi ngại đàm phán lương chính là trở ngại sự nghiệp cho chính bạn về sau.

Có thể một trong những lý do nhiều ứng viên muốn lảng tránh câu hỏi này là bởi vì họ cũng không nắm rõ vị trí mình đang ứng tuyển đang được chi trả bao nhiêu trong mặt bằng thị trường lao động chung. Nếu nói một mức quá cao, họ e rằng sẽ đánh mất cơ hội được làm công việc yêu thích.

Nếu nói một mức quá thấp, nhà tuyển dụng có thể sẽ có đánh giá sai lệch về những thế mạnh và khả năng của ứng viên khi làm việc. Và cũng vì luôn cho rằng lương thưởng là vấn đề nhạy cảm, rất ít người muốn tham khảo bạn bè hay người quen đang làm việc trong lĩnh vực hoặc thậm chí là trong công ty mình đang ứng tuyển.

Thế nhưng, bạn không hẳn là sỗ sàng khi bạn ngỏ lời nhờ tư vấn trước khi đàm phán lương đâu. Thay vì hỏi một con số chính xác, bạn có thể nhờ bạn bè và người quen cho mình biết một khoảng dao động nào đấy để tự ước lượng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm ở những báo cáo về thu nhập theo ngành hàng năm hoặc tự tìm hiểu mức chi trả của thị trường ở các cổng thông tin uy tín về lương thưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CareerBuilder

“30 tuổi, tôi là bản sao của năm 20 tuổi” và mãi cũng chỉ là một nhân viên quèn

Nhận thức sai lầm khiến cho tuổi trẻ của nhiều người giống như viên thuốc sủi bị thả vào nước, càng cố giữ lấy hình hài ban đầu, càng như đang chết dần đi.

Đổng Minh Châu là “người đàn bà thép” vừa khiến CEO Xiaomi phải mất trắng 150 triệu USD trong thương vụ cá cược thế kỷ. Gần đây, một đoạn video phỏng vấn bà đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Trung Quốc. Trong video, bà kể có một nhân viên đã bị bà mắng đến phát khóc vì tắc trách. Người này đã lấy việc cuối tuần nào cũng tăng ca để biện hộ cho bản thân.

Đổng Minh Châu đã thẳng thừng đáp trả: “Bạn làm việc chăm chỉ nhưng lại không thu được kết quả gì. Không thể vì nể tình việc bạn ngày nào cũng tăng ca mà tôi nhắm mắt bỏ qua những sai sót này. Đó chính là nguyên tắc của tôi.”

Đoạn video đã vạch trần một vấn nạn chung của những nhân viên trẻ hiện nay. Đó chính là giả vờ cố gắng, bằng lòng với việc đi sớm về khuya ở công ty mà chẳng để làm gì.

Vài ngày trước, tôi đã gặp lại một người bạn cũ thời đại học. Cô ấy ngày xưa ở chung phòng ký túc xá với tôi. Lúc đi học, cô chỉ là một cô gái bình thường, lại có chút tự ti nên chẳng có gì nổi bật. Sau khi tốt nghiệp, bố mẹ cô nhờ quen biết mà xin cho cô vào làm việc ở một ngân hàng. Trong thời buổi này, việc vừa mới ra trường đã tìm được công việc ổn định như cô hẳn là mơ ước của bao người.

Một năm trước, cô ấy nói với tôi rằng, bản thân đang rất hoang mang và bế tắc. Ba năm qua, cô đã phải sống chung với cái công việc chán ngắt này với một mức lương đủ sống. Cô không thể chịu đựng nổi khi nghĩ đến việc sẽ phải sống như thế cho đến tận lúc về hưu. Cô ấy biết không thể tiếp tục, nhưng lại sợ bỏ việc rồi thì sẽ không biết làm gì.

Mỗi tối, cô đều phải vật lộn với chứng mất ngủ. Bản thân giống như viên thuốc sủi bị thả vào nước, càng cố giữ lấy hình hài ban đầu, càng như đang chết dần đi. Cuối cùng, cô ấy đã từ bỏ công việc mà bao người mơ ước để bắt tay làm lại từ đầu.

Cô ấy thử sức với mọi lĩnh vực từ kinh doanh, nhân sự, đến sales nhưng không cái nào làm được quá nửa năm. Cho dù có cố gắng đến đâu, cô ấy vẫn chỉ là một kẻ học việc nhiệt tình và năng nổ. Cuộc sống lại một lần nữa đi vào ngõ cụt.

Sự nỗ lực hàng ngày của bản thân chẳng thấm gì so một giờ làm việc của người ta. Ngày qua ngày, bạn sống mà không có mục tiêu, chỉ biết giả vờ cố gắng như vậy. Chẳng lẽ bạn không cảm thấy có lỗi với chính mình và cuộc đời này sao?

Nếu như bạn cảm thấy mình bế tắc hoang mang là do mình còn trẻ. Đợi đến khi trưởng thành hơn, mọi thứ sẽ lại đâu vào đấy. Vậy thì chúc mừng bạn, bạn của năm 30 tuổi vẫn sẽ là bản sao của năm 20 tuổi mà thôi.

Tôi chợt nhớ đến cô bạn thân của tôi. Cô ấy tốt nghiệp đại học xong thì về lại quê hương để làm việc. Cô ấy làm công việc của một nhân viên sales trong vòng 8 năm. Những đồng nghiệp bên cạnh lần lượt được tăng lương, thăng chức.

Thậm chí, có người còn tậu được cả nhà lầu xe hơi. Còn cô ấy mỗi ngày đều quay cuồng với công việc từ sáng đến khuya, nhưng vẫn chỉ là một nhân viên quèn.

Cô ấy vốn là một người nhút nhát và hướng nội. Nhưng vì muốn đủ doanh số, cô đã phải mặt dày đeo bám lấy một vị khách hàng nọ hơn hai tháng. Sau bao khó khăn, cô ấy cũng đã gặp được khách hàng của mình.

Cô ấy vì quá căng thẳng mà cứ loay hoay mãi không trình bày xong ý tưởng của mình. Còn khách hàng thì không đủ kiên nhẫn để nghe hết nên đã thẳng thừng từ chối. Không thể tưởng tượng nổi, cô ấy đã buồn bã và tuyệt vọng đến mức nào.

Một lần, cô ấy vô tình đọc được một cuốn sách về phát triển ưu thế của bản than và nhận ra rằng: Những người thành công sau những vấp ngã đều là do biết phát huy sở trường của mình mà tìm được một hướng phát triển hợp lý.

Cô quyết định áp dụng thử một mô hình có tên là SIGN trong cuốn sách đó. Bản thân cô ấy là một người hướng nội, nhưng bù lại rất tỉ mỉ và có khả năng quan sát. Trong những lúc viết lách, cô ấy cảm thấy như được là chính mình.

Cô ấy quyết định thử thách bản thân một lần bằng cách làm 2 công việc cùng một lúc. Bên cạnh công việc đang có, cô ấy còn kiêm thêm việc viết content quảng cáo.

Ban ngày làm sales, buổi tối lại ngồi viết đến khuya. Một đoạn viết chưa tốt thì viết lại 10 lần. Khi được làm công việc yêu thích, cho dù có vất vả thì cô cũng không cảm thấy mệt.  Lâu dần, chất lượng các bài viết ngày càng được đánh giá cao. Nhiều đơn vị kinh doanh đã bắt đầu tìm đến cô để đặt hàng bài viết. Và lần đầu tiên, cô ấy nhận ra rằng giá trị của chính mình.

Một năm trước, tôi gặp lại cô ấy. Cô gái nhút nhát ngày nào nay đã trở nên tự tin và tỏa sáng. Cô ấy không chỉ làm việc cho một công ty quảng cáo mà còn là người viết bài cho hàng chục công ty khác. Cô cảm thấy may mắn vì lúc đầu đã không chọn thỏa hiệp thì mới có được ngày hôm nay.

Một người trẻ làm việc không hề cảm thấy “lao động là vinh quang“. Ngược lại, công việc giống như xiềng xích trói buộc tâm hồn họ. Họ không thể tìm thấy nhiệt huyết của bản thân và ý nghĩa của công việc.

Họ cũng không ý thức được việc bồi dưỡng năng lực của bản thân, cứ mãi giả vờ chăm chỉ. Nhưng những người ấy lại cũng luôn mơ ước mình sẽ có một sự nghiệp vẻ vang. Chắc họ quên mất trên đời này chẳng có ai thành công bằng cái công việc mà mình ghét cả.

Lúc mới ra trường, nhiều người vì sợ thất nghiệp mà đi học thêm hàng loạt các chứng chỉ. Người ta học cái gì thì mình học cái đấy. Học ngày học đêm mà không thu hoạch được bất cứ kết quả nào.

Nếu muốn giải quyết triệt để vấn đề này, bạn cần phải dừng lại để suy nghĩ. Bạn nên tìm ra một công việc mà phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân. Dưới đây là một số phương pháp gợi ý mà bạn có thể tham khảo:

– Sử dụng công cụ tư vấn để hiểu hơn về tính cách và năng lực của bản thân, từ đó hoạch định con đường sự nghiệp cho mình.

– Khai thác tiềm năng của bản thân cũng như biết được thế mạnh của mình khi cạnh tranh với người khác bằng cách thay đổi lập trường và suy nghĩ.

– Tìm ra phương pháp học tập hiệu quả cao mà có thể áp dụng lâu dài.

Bạn là một sinh viên sắp ra trường, một công chức lâu năm hay một bà nội trợ mới quay lại làm việc, bạn đều có thể thành công. Nếu như bạn biết phát huy thế mạnh và đam mê của mình. Đứng trước quyết định ở lại hay ra đi, bạn cần lắng nghe bản thân mình. Vì việc tìm được công việc yêu thích mà lại có thể duy trì lâu dài vốn không dễ dàng gì.

Điều đáng sợ nhất là sau 30 tuổi, bạn vẫn giậm chân tại chỗ, vẫn chỉ là một nhân viên quèn. Lúc ấy, chắc đành tự an ủi bản thân rằng cuộc đời bình thường mới là đáng quý.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Báo Dân Sinh