Skip to main content

Thẻ: tiếp thị xác thực

Tiếp thị xác thực là gì và nó khác với PR như thế nào?

Cùng tìm hiểu các nội dung như Tiếp thị xác thực là gì, nên hiểu và triển khai Tiếp thị xác thực như thế nào và hơn thế nữa.

Tiếp thị xác thực là gì
Tiếp thị xác thực là gì và nó khác với PR như thế nào?

Khi quảng cáo dần mất đi tính hiệu quả của nó, các nhà marketer đang tìm kiếm những cách mới để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, điều này đã làm nảy sinh một loại hình marketing mới được gọi là Tiếp thị xác thực.

Tiếp thị xác thực là gì?

Tiếp thị xác thực là một hình thức Tiếp thị, một cách để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua sự xác thực cả ở môi trường trực tuyến và ngoại tuyến.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách gặp gỡ người dùng ở bất cứ nơi nào họ đang ở, từ các kênh họ đang nghe, các bản tin và bài báo họ đang đọc, các sự kiện họ tham dự đến các kênh truyền thông mạng xã hội mà họ đang sử dụng.

Hiện tại, có rất nhiều kênh khả dụng, nơi các doanh nghiệp có thể chia sẻ hành trình và thông tin chi tiết của họ theo cách có thể thu hút sự chú ý của mọi người đến những gì họ đang xây dựng.

Các doanh nghiệp thường dựa vào quan hệ công chúng (PR) để xử lý những vấn đề liên quan đến truyền thông với phần đông cộng đồng mục tiêu. Đó là lý do tại sao mọi người thường nhầm lẫn Tiếp thị xác thực với PR.

Tiếp thị xác thực là một phần của ngành Marketing, để có thể hiểu toàn diện về Marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì

Dưới đây là cách mà Tiếp thị xác thực thực sự khác biệt.

Tiếp thị xác thực bao hàm toàn bộ đội nhóm chứ không phải chỉ C-suite (các cấp giám đốc).

Câu chuyện của mọi doanh nghiệp thay đổi theo cách nó vận hành. Luôn có điều gì đó mới mà nhân viên có thể học hỏi được khi họ làm việc với vai trò tương ứng của chính mình.

Các đội nhóm khác nhau trong một doanh nghiệp liên tục học hỏi những điều mới về thị trường, sản phẩm, quy trình bán hàng của họ, v.v.

Tiếp thị xác thực cho phép các đội nhóm tiếp tục chia sẻ những câu chuyện và thông tin chi tiết của họ trong quá trình làm việc, định vị họ như những nhà lãnh đạo tư tưởng tích cực trong ngành của họ.

Trong khi đó, PR chủ yếu là đưa ra các thông báo về các sự kiện cụ thể như tài trợ, ra mắt, thông cáo báo chí v.v. Những thông báo và tuyên bố này được soạn thảo theo cách đảm bảo sự duy trì hoặc củng cố hình ảnh ưa thích trong mắt công chúng của doanh nghiệp.

Giao tiếp theo cách này thường không gây được tiếng vang với mọi người vì nó được viết theo kịch bản và thường không mang tính xác thực.

Tiếp thị xác thực giúp giúp khuếch trương tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp thay vì chỉ là tin tức đơn thuần.

PR là tất cả là về tin tức. Nỏ xảy ra khi một vài sự kiện quan trọng nào đó được diễn ra trong doanh nghiệp hoặc trong ngành.

Một ví dụ điển hình khi PR thể hiện vai trò đó là doanh nghiệp của bạn sắp tiến hành IPO.

Mặc dù chia sẻ tin tức là rất tốt, nhưng hầu hết nó lặp đi lặp lại, vì phần lớn mọi người không bị ảnh hưởng hay liên quan gì tới nó.

Ngược lại, Tiếp thị xác thực cho phép các doanh nghiệp chia sẻ văn hóa và hệ thống niềm tin của họ theo cách gây được tiếng vang với mọi người ở cấp độ tình cảm.

Ví dụ, nhân viên Tesla coi công việc họ làm là cách họ đang chuyển thế giới sang năng lượng bền vững. Công ty thường xuyên truyền đạt sứ mệnh của mình tại các sự kiện mà họ phát biểu, trên podcast, mỗi khi họ xuất hiện trước khán giả.

Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp Tiếp thị xác thực có thể khiến công chúng quan tâm hơn đến các vấn đề họ đang giải quyết và – nói cách khác – về các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang xây dựng.

Tiếp thị xác thực có thể lặp lại.

Không giống như PR, diễn ra khi có tin tức, Tiếp thị xác thực có thể được tận dụng nhiều lần mỗi tháng. Các đội nhóm từ các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp hiện có thể sử dụng Tiếp thị xác thực để khiến mọi người hào hứng hơn về những gì họ đang xây dựng.

Ví dụ: một Phó chủ tịch hay một kỹ sư tại một công ty khởi nghiệp có thể chia sẻ các thông tin chi tiết về dự án trên nhiều kênh và sự kiện khác nhau trong bất kỳ tháng nào.

Tháng sau, người đứng đầu bộ phận nhân sự và giám đốc marketing (CMO) có thể chia sẻ một số câu chuyện khác với các trang tin hoặc ấn phẩm công nghệ có liên quan.

Bởi vì Tiếp thị xác thực hoạt động với toàn bộ các đội nhóm, giờ đây, việc chia sẻ những câu chuyện từ các khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

Nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) mang đến nhiều con đường mới cho các doanh nghiệp (và các thành viên trong đội nhóm của họ) chia sẻ hành trình và hiểu biết của họ với thế giới.

Bằng cách làm như vậy một cách nhất quán, các doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy hơn, điều sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý từ các bên liên quan và từ đó cho phép họ nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips