Skip to main content

11 bài học cho các doanh nhân từ thành công của Jeff Bezos

4 Tháng Sáu, 2021

Khi nhà sáng lập Amazon rời khỏi vai trò CEO, ông để lại cho người kế nhiệm một bộ quy tắc có thể rất hữu ích cho bất kỳ doanh nhân nào muốn chinh phục những thành công.

Jeff Bezos Credit: Austin Hargrave/August

Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Amazon đã không ngừng theo đuổi việc xây dựng một doanh nghiệp tập trung vào khách hàng, thống trị nhất trong lịch sử hiện đại.

Bezos rời bỏ vai trò Giám đốc điều hành với tư cách là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong mọi thế hệ của doanh nghiệp mình, đưa doanh nghiệp của ông từ con số 0 lên gần 1,7 nghìn tỷ USD, chính là mức giá trị thị trường của Amazon ngày nay.

Trên suốt chặng đường, Jeff Bezos đã cho chúng ta một số bài học quan trọng nhất về tinh thần kinh doanh, đổi mới và cả trải nghiệm khách hàng. Dưới đây là 11 nguyên tắc mà mọi doanh nhân hay người làm kinh doanh nói chung có thể học hỏi từ ông.

Advertisement

1. Sử dụng mô hình giảm thiểu tối đa sự hối tiếc.

Khi Bezos lần đầu tiên đưa ra ý tưởng bắt đầu một cửa hàng sách trực tuyến, ông đã sử dụng một bài tập tinh thần mà ông gọi nó là “mô hình giảm thiểu tối đa sự hối tiếc”.

Bezos giải thích:

“Tôi muốn giảm thiểu tối đa số lần hối tiếc mà tôi có. Tôi biết rằng khi tôi 80 tuổi, tôi sẽ không hối hận vì đã thử những điều mà tôi đã làm. Tôi sẽ không hối hận khi cố gắng tham gia vào những thứ được gọi là internet mà tôi nghĩ nó sẽ là một vấn đề thực sự lớn.”

2. Tìm lấy cơ hội thích hợp.

Bezos quyết định xây dựng một công ty kinh doanh internet trước tiên chứ không phải là kinh doanh sách.

Advertisement

Ông từng làm việc ở Thành phố New York cho D.E. Shaw, một công ty chuyên về đầu tư khi nghe tin rằng việc sử dụng internet đang tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 2.300%.

Trên thực tế, phép toán của ông khi đó hoàn toàn không chính xác. Internet đang phát triển với hệ số 2.300, có nghĩa là nó thực sự đang phát triển với tốc độ 230.000%.

Bezos không đặc biệt thích sách, nhưng sách dường như là cách tốt nhất để tận dụng sự phát triển bùng nổ của internet.

Năm 1994, khi Amazon ra mắt cửa hàng sách trực tuyến, danh mục sách in sẵn có trên thực tế là vô hạn, với hơn ba triệu đầu sách – một cơ hội kinh doanh lâu dài rất phù hợp với mô hình trực tuyến.

Advertisement

Việc vận chuyển sách cũng tương đối dễ dàng và không quá đắt.

3. Hãy luôn lấy khách hàng làm trọng tâm (customer-centric).

Bezos nói với David Rubenstein trong một cuộc phỏng vấn năm 2018 tại Câu lạc bộ kinh tế của Washington (Economic Club of Washington):

“Gia vị bí mật của Amazon thì có rất nhiều – nhưng điều số một đã khiến chúng tôi thành công cho đến nay, là sự tập trung đến mức ám ảnh vào khách hàng.

Đó không phải chỉ là dịch vụ tốt. Mà nhiều hơn về việc tạo ra một doanh nghiệp mà mọi người không thể sống thiếu nó.”

Advertisement

Bezos cũng từng viết:

“Chúng tôi không có bất cứ bài thuyết trình PowerPoint (hoặc bất kỳ bản trình chiếu nào khác) tại Amazon. Thay vào đó, chúng tôi viết những bản ghi nhớ tường thuật dài sáu trang. Chúng tôi đọc thầm một phần vào đầu mỗi cuộc họp.”

Bezos tin rằng phong cách tường thuật giúp làm rõ chiến lược và đội nhóm đã buộc phải suy nghĩ về bất cứ điều gì họ đang làm thông qua lăng kính của lần trải nghiệm đầu tiên của khách hàng với sản phẩm.

4. Làm cho giá trị (Value) của bạn vượt quá tất cả các mức chi phí (Costs).

Trong những ngày đầu của hệ thống bán hàng trực tuyến nói chung, việc đặt mua bất cứ thứ gì trực tuyến là một trải nghiệm khủng khiếp đối với cả người bán lẫn người mua.

Advertisement

Chỉ khoảng 1/3 số hộ gia đình có máy tính và chúng chạy rất chậm. Thậm chí có rất ít hộ gia đình đó có thể truy cập Internet.

Nếu bạn định thuyết phục ai đó sử dụng máy tính, kết nối internet và mua một thứ gì đó trực tuyến, thì tốt nhất bạn nên đưa ra một thứ gì đó mà họ không thể có được có ở bất kỳ nơi nào khác.

Trải nghiệm phải tạo ra đủ giá trị để vượt qua tất cả những rào cản ban đầu của việc mua hàng trực tuyến.

Ngay cả khi website của bạn trở nên dễ truy cập hơn, câu hỏi vẫn là: Website của bạn có làm cho cuộc sống của khách hàng trở nên dễ dàng hơn hay tốt hơn theo một cách cụ thể nào đó hay không?

Advertisement

Nếu vậy, họ có thể sẽ mua bất cứ thứ gì từ bạn. Và trong trường hợp của Amazon, đó gần như chính xác là những gì đã xảy ra.

5. Theo đuổi khách hàng chứ không phải là đối thủ cạnh tranh.

“Đừng sợ các đối thủ cạnh tranh của chúng ta, bởi vì họ không phải là nơi gửi tiền cho chúng ta”, Bezos đã từng nói với đội nhóm của mình.

“Thay vào đó hãy tập trung vào khách hàng, hãy sợ khách hàng nếu có, bởi vì đó là những người có tiền và họ sẵn sàng chi trả cho chúng ta. Nói một cách khác, hãy tập trung sự lo lắng của bạn vào nơi nó thực sự quan trọng.”

6. Hãy đầu tư vào dài hạn.

Năm 1997, Amazon vẫn là một công ty tương đối nhỏ. Nó đã phục vụ khoảng 1,5 triệu khách hàng. Trong một bức thư gửi cổ đông của Bezos, ông nói rằng ông không quan tâm đến thu nhập hàng quý, một đặc điểm mà công ty sẽ sẵn sàng chứng minh trong nhiều năm tới.

Advertisement

Ông viết:

“Chúng tôi tin rằng thước đo cơ bản cho sự thành công của chúng tôi sẽ là giá trị cổ đông mà chúng tôi tạo ra trong dài hạn. Giá trị này sẽ là kết quả trực tiếp của khả năng mở rộng và củng cố vị trí dẫn đầu trên thị trường hiện tại của chúng tôi.”

Prime, một chương trình dịch vụ có trả phí của Amazon là một ví dụ tuyệt vời cho điều này.

Khi ra mắt vào năm 2005, nó có giá 79 USD một năm và được giao hàng miễn phí trong 02 ngày.

Advertisement

Bezos sau đó đã viết: “Chúng tôi muốn Prime trở thành một giá trị tốt đến mức bạn sẽ không thể không trở thành thành viên của chương trình.”

Trong một thời gian dài, Amazon đã tái đầu tư hầu hết mọi thứ vào hoạt động kinh doanh, ưu tiên tăng trưởng hơn lợi nhuận. Dẫu Phố Wall có phàn nàn. Bezos cũng không quan tâm.

7. Sử dụng mô hình ‘bánh đà’.

Sách luôn chỉ là sự khởi đầu. Để thu hút nhiều khách hàng hơn, Bezos đã lên kế hoạch có nhiều sản phẩm để lựa chọn hơn, giá rẻ và dịch vụ khách hàng tuyệt vời hơn.

Việc tăng số lượng khách hàng sẽ thu hút người bán bên thứ ba (người bán trung gian) đến với nền tảng nhiều hơn, điều này sẽ làm tăng lựa chọn sản phẩm, điều này sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn nữa, v.v.

Advertisement

Amazon càng bán được nhiều sản phẩm thì các quy trình và hệ thống của nó càng trở nên hiệu quả hơn. Doanh số bán hàng càng cao thì mức giá càng tốt hơn từ các nhà cung cấp và càng có thể có được những chi phí thấp hơn để tăng trưởng.

‘Bánh đà’ cứ thế quay.

Amazon không phát minh ra mô hình bánh đà – Walmart cũng đã sử dụng nó làm nguyên tắc hoạt động – nhưng Bezos và đội ngũ của ông, chắc chắn đã làm cho nó quay nhanh hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác.

8. Tuyển những người thực sự khát khao.

Bạn muốn tuyển dụng người truyền giáo hay lính đánh thuê? Đó là một câu hỏi lớn.

Advertisement

Làm thế nào để bạn tuyển dụng được những người tuyệt vời và giữ họ không rời đi?

Bezos nói: “Bằng cách trao cho họ, trước hết, là một sứ mệnh lớn lao – một cái gì đó có mục đích thực sự và đầy ý nghĩa.”

9. Bảo vệ nền văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp của Amazon không có gì bí mật.

Bezos viết cho các nhà đầu tư vào năm 2016: “Chúng tôi không bao giờ tuyên bố rằng cách tiếp cận của chúng tôi là đúng – chỉ là đó là của chúng tôi – và trong hai thập kỷ qua, chúng tôi đã thu hút được một nhóm lớn những người có cùng chí hướng.

Advertisement

Đồng thời, Amazon vẫn tiếp tục thu hút những người tài năng, những người có thể xây dựng các sản phẩm và dịch vụ có ảnh hưởng to lớn đến thế giới.”

Bezos cho rằng văn hóa “được tạo ra từ từ theo thời gian bởi con người và các sự kiện – bởi những câu chuyện về thành công và thất bại trong quá khứ, nó đã trở thành một phần sâu sắc trong ‘truyền thuyết’ của doanh nghiệp.”

Điều quan trọng là bạn cần nhận ra điều đó, và bảo vệ nó một cách cẩn thận.

10. Hiểu các loại quyết định bạn đang đưa ra.

Bezos giải thích:

Advertisement

“Amazon chia nhỏ các quyết định cần đưa ra thành hai loại. Có những quyết định không thể thay đổi và những quyết định mang lại hậu quả cao; chúng tôi gọi chúng là những cánh cửa một chiều, hay những quyết định Loại 2.”

Trong các trường hợp của quyết định Loại 2, Bezos luôn tìm kiếm thêm thông tin, vì quyết định này là rất quan trọng và một khi nó được đưa ra, sẽ không thể quay lại.

Bezos nói rằng hầu hết các quyết định đều là những cánh cửa hai chiều, hay còn gọi là quyết định Loại 1. Đây là những quyết định mang lại ít hậu quả hơn. Khi bạn lựa chọn sai, bạn có thể quay trở lại.

Hãy đưa ra quyết định của mình một cách chính xác. Việc nhầm lẫn giữa hai loại quyết định là điều mà mọi doanh nhân đều nên tránh.

Advertisement

11. Cũng nên lắng nghe những lời chỉ trích đến bạn – nhưng đừng quá nhiều.

Bezos nói: “Đầu tiên, hãy nhìn vào gương và quyết định xem những người chỉ trích bạn có đúng hay không. Nếu họ đúng, hãy thay đổi.”

Đôi khi Amazon cũng vậy. Khi bị chỉ trích về tỷ lệ trả lương cho các nhân viên kho, Amazon sau đó đã nhanh chóng đặt ra một mức lương mới phù hợp hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

OpenAI được cho là đang phát triển trình duyệt web AI riêng

25 Tháng Mười Một, 2024
OpenAI được cho là đang phát triển trình duyệt web riêng, tích hợp chặt chẽ với ChatGPT và nhiều …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement