Nhà tâm lý học: “Tại sao những đồng nghiệp độc hại lại có thể leo lên cao trong công việc?”
Có một đồng nghiệp độc hại? Bạn không hề đơn độc bởi vì Google đã liệt kê hơn 231 triệu trang kết quả về chủ đề này.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bonn (University of Bonn) cuối cùng đã đặt ra câu hỏi làm nhức nhối bấy lâu cho nhân loại: Làm thế quái nào mà những người lao động vì lòng tham, sự không công bằng, thiếu lịch sự và không trung thực lại có thể thành công?
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 203 bộ ba gồm: nhân viên – đồng nghiệp – người quản lý để thu thập các bản đánh giá đồng nghiệp và tự đánh giá của chính họ.
Thành công của những người độc hại phổ biến đến mức có một cụm từ dành riêng cho nó: “mô hình nghề nghiệp độc hại” (toxic career model).
Nó được diễn ra như thế này…
Một nhân viên độc hại thích ‘mê hoặc’, ‘quyến rũ’ và ‘chính trị hoá’, điều này dẫn đến họ được đánh giá hiệu quả cao trong công việc từ cấp trên. Trong khi đó, những người ngang hàng với họ thường biết rất rõ ‘sự thật xấu xí’ này.
Tất cả thành công của họ đều xoay quanh các kỹ năng xã hội (social skills).
Và bởi vì cách giao tiếp xã hội vốn có thể thúc đẩy các mối quan hệ công việc trở nên bền vững và lành mạnh hơn nên nó cũng có thể được sử dụng để lừa dối người khác, các đồng nghiệp độc hại thường sử dụng các kỹ năng xã hội này của họ để ‘tư lợi riêng’.
Nhà tâm lý học tại Đại học Bonn và cũng là người đồng nghiên cứu của đề tài này, Ông Gerhard Blickle cho biết:
“Mánh khóe, ngụy trang và sự lừa dối là những mặt tối của các kỹ năng xã hội.”
Về mặt tâm lý, nhân cách độc hại được thể hiện bởi tính trung thực thấp và tính khiêm tốn thấp. Nhà tâm lý học này gọi những người độc hại là “những nhân cách đen tối”.
Các nhà nghiên cứu cũng gợi ý rằng bạn cũng có thể giúp ngăn chặn những sự nghiệp độc hại từ những người này.
Nếu bạn là một nhà quản lý, mẹo dành cho bạn là hãy chú ý đến hiệu suất chung của nhóm thay vì chỉ là hiệu suất theo từng nhiệm vụ.
Bạn nên tách biệt khái niệm ‘hiệu suất công việc’ với cái được gọi là ‘ấn tượng tốt’, đặc biệt là trong những công việc liên quan đến lãnh đạo và bán hàng, nơi những ‘nhân cách độc hại’ có thể phát triển rất mạnh.
Những lời lẽ “ngọt ngào” trong cả cách giao tiếp lẫn CV xin việc cũng là dấu hiệu để nhận diện các đồng nghiệp độc hại.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đan Linh | MarketingTrips