Skip to main content

4 Case Study về tái định vị thương hiệu nổi bật nhất tại Việt Nam 2019

2 Tháng Sáu, 2020

Thương hiệu – một trong những tài sản ‘còn lại cuối cùng’ của doanh nghiệp. Mọi hoạt động hay nỗ lực bán hàng, Marketing đều tập trung vào thương hiệu. 2019 được xem là một trong những năm có nhiều sự thay đổi về chiến lược thương hiệu của nhiều thương hiệu lớn. Sau đây là 4 case study điển hình nhất.

Case Study về tái định vị thương hiệu
4 Case Study về tái định vị thương hiệu nổi bật nhất tại Việt Nam 2019

Gần đây, việc thay đổi nhận diện hay tái định vị thương hiệu đang nổi lên như một xu hướng mới để tạo các bước ngoặt thay đổi cho doanh nghiệp.

Và hình thức thay đổi diện mạo mới này đem lại hiệu quả và tiết kiệm hơn hẳn việc bạn phải bỏ một khoản ngân sách lớn để thực hiện các hoạt động truyền thông khác.

Minh chứng cho điều này, hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam từ tất cả ngành nghề khác nhau vừa khoác lên cho mình tấm áo mới: logo mới, slogan mới hay định vị mới, ….

Advertisement

Không thể phủ nhận thay đổi nhận diện thương hiệu mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thế nhưng không phải nhãn hàng nào cũng đủ may mắn để hình ảnh mới được đón nhận với các phản hồi tích cực.

Điển hình có thể thấy là một vài cuộc tranh luận vừa nổ ra trên mạng xã hội thời gian gần đây khi đứng trước sự thay đổi của các nhãn hàng lớn có bé có.

Hãy cùng tham khảo một số Case Study nhận được nhiều sự quan tâm và tranh luận nhất từ người tiêu dùng:

MB Bank

tái định vị thương hiệu 1

Advertisement

Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua ngân hàng quân đội MB Bank, sự thay đổi nhận được khá nhiều sự chú ý từ khách hàng và cộng đồng. Đặc biệt là các phản ứng trái chiều trên các trang mạng xã hội.

Bằng cách tái cấu trúc, đồng thời thiết kế lại những thành phần vốn dĩ đã có sẵn trên logo cũ, logo mới của MB Bank dù giữ lại đầy đủ các thành tố vẫn tạo ra sự mới mẻ. Logo có phần trẻ trung hơn với ngôi sao đỏ được cách điệu hiện đại.

Tên thương hiệu MB được biến đổi với font chữ mới trẻ trung và màu sắc cũng bắt mắt hơn so với kiểu cũ. Qua logo mới MB mong muốn tạo sự gắn kết gần gũi hơn với khách hàng đồng thời giữ lại những giá trị vững bền vốn có xưa nay.

Tuy vậy, việc một ngân hàng mà nhất là ngân hàng quân đội như MB lại thay đổi trẻ trung như vậy được cho là không phù hợp với ngành hàng tài chính, làm mất đi sự uy tín và đáng tin cần có. Phần ngôi sao mới cũng bị cho là rời rạc với font chữ mới thiếu đi sự cứng cáp.

Advertisement

Nhiều người thậm chí còn so sánh sự đổi mới này với thảm họa thay đổi của nhãn hàng thời trang GAP, GAP đã từng đốt thành tro 100 triệu đô la chỉ dành cho 1 tuần sử dụng logo mới.

VASCARA

tái định vị thương hiệu 2

Sau 10 năm hoạt động trên thị trường, nhãn hàng thời trang giày và túi nữ VASCARA đã quyết định khoác lên mình một diện mạo mới.

Logo mới được thiết kế lại với font không chân và các đường nét được bo tròn hơn hẳn kết hợp với yếu tố đậm nhạt.

Advertisement

Sự thay đổi này của VASCARA đặc biệt phù hợp với ngành hàng thời trang nữ của mình. Hình ảnh mới này tôn lên được sự mềm mại, thanh lịch của các quý cô.

Và cũng chính vì sự tương thích này, logo mới nhận được khá nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng lẫn giới chuyên môn trên các trang mạng xã hội.

Để sử dụng đồng bộ với nhận diện mới, hệ thống cửa hàng của nhãn hiệu này cũng được trang trí lại với các tone pastel nhẹ nhàng và nữ tính hơn.

Maritime Bank

tái định vị thương hiệu 3

Advertisement

Sau hơn 3 thập kỷ hoạt động, một ngân hàng khác nữa là ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) cũng đã quyết định làm mới hình ảnh công ty để đánh dấu bước chuyển của mình ở sản phẩm dịch vụ.

Cụ thể hơn, ngân hàng này xây dựng lại hệ thống cốt lõi dựa trên “chất liệu” là 4 nguyên tố chính: đơn giản, chủ động, kết nối và hiểu biết.

Do đó việc thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới hoàn toàn được xem là một bước ngoặt tất yếu để định vị lại giá trị bản thân của MaritimeBank

MSB (tên viết tắt của Maritime Bank) được tiến hành sử dụng trên logo với biểu tượng 3D với màu cam nổi bật mang đến cảm giác hiện đại, cải tiến hơn nhiều so với logo cũ. Hình ảnh đại diện mới của MSB cũng được cách điệu gọn gàng kèm font không chân tạo cảm giác ưa nhìn hơn.

Advertisement

Cùng với đó, bộ mặt toàn bộ hệ thống sàn giao dịch của nhà băng này cũng được làm lại để có sự đồng bộ hơn.

Với những nỗ lực trên, MSB đã may mắn tích cực cải thiện được các chỉ số về độ nhận diện, độ yêu thích cũng như dòng tài chính của riêng mình.

Sabeco – Saigon Beer

tái định vị thương hiệu 4

Sau sự thay đổi đến từ đối trọng chính của SABECO là HABECO, tổng công ty Bia Sài Gòn cũng đã quyết định thay diện mạo mới.

Advertisement

Thiết kế hình rồng nguyên bản trên logo cũ được làm nổi bật hơn với các nét vân nổi cùng màu vàng ánh đồng thu hút hơn hẳn trên nền đỏ quyền lực.

Chú rồng mới này cũng góp phần chắp cánh và khẳng định mạnh mẽ hơn hình ảnh của SABECO là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam với hơn 144 năm có mặt trên thị trường.

Nhận diện thương hiệu (Brand Identity) mới được quảng bá ra thị trường với một chiến dịch mang thông điệp “Lên như rồng, hào khí như rồng” khẳng định niềm tự hào Việt Nam. SABECO cũng nhận được rất nhiều tín hiệu tích cực ở cả phản ứng của công chúng và tình hình kinh doanh so với trước đây.

Dù thành công hay chưa may mắn vấp phải những phản ứng trái chiều thì re branding cũng đang chứng minh đây là một trong những phương thức giúp doanh nghiệp thực hiện một bước chuyển lớn.

Advertisement

Thay đổi hình ảnh, tạo ra sự chú ý và làm mới mẻ hơn những doanh nghiệp đã già cỗi.

Nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang mang ý định chuyển mình, hãy tìm cách thấu hiểu được nội tại, khách hàng cũng như rào đón đối thủ sẽ để sự thay đổi dễ dàng được đón nhận hơn.

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement