Skip to main content

5 yếu tố xây dựng thương hiệu này sẽ đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới

24 Tháng Tám, 2021

Tầm quan trọng của yếu tố thương hiệu trong kinh doanh là không thể phủ nhận. Bất kể bạn làm trong ngành nghề gì, sẽ luôn có các đối thủ khác cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ giống như bạn.

5 yếu tố xây dựng thương hiệu này sẽ đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới

Trong bối cảnh luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt từ phía trị trường. Điều làm cho sản phẩm của bạn trở nên khác biệt với số còn lại chính là thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu cần nhiều thời gian và nỗ lực, nhưng bất kỳ doanh nghiệp hoặc doanh nhân nào lấy quá trình xây dựng thương hiệu làm trọng tâm đều sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn.

Advertisement

Tuy nhiên, chúng ta cần nhận ra rằng thương hiệu không chỉ là một logo hay những thứ nhận diện hữu hình đơn thuần.

Đó còn là về những trải nghiệm và cảm xúc nói chung của người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều đó còn bao gồm cả các khía cạnh trực quan và hữu hình, và thậm chí là cả các khía cạnh vô hình về kinh doanh khác.

Thật không may, nhiều chủ doanh nghiệp hay người làm marketing ngày nay lại không quan tâm đủ nhiều đến các yếu tố này.

Dưới đây là 05 yếu tố xây dựng thương hiệu mà nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua và cách để bạn có thể bắt đầu.

Advertisement

1. Đề xuất giá trị của bạn (Brand Value).

Doanh nghiệp của bạn bán gì? Rất có thể nếu bạn là một quán cà phê, bạn có thể trả lời là cà phê. Nếu bạn là một tác giả, bạn có thể nói bạn bán sách. Nhưng mọi người không chỉ mua sản phẩm bạn bán.

Họ mua tập hợp những giá trị mà họ nhận được từ nó. Bất kỳ ai cũng có thể uống cà phê ở bất kỳ quán cà phê nào, nhưng chỉ những khách hàng của Starbucks mới có được cảm giác cộng đồng và thoải mái. Đó là một phần của giá trị thương hiệu.

Bất kỳ tác giả nào cũng có thể bán sách, nhưng chỉ có Tony Robbins mới có thể bán sự thay đổi cuộc sống theo cách ông đã làm. Bạn nên khám phá những giá trị và lợi ích (hữu hình lẫn vô hình) mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại cho mọi người và truyền đạt nó một cách truyền cảm hứng nhất, chân thật nhất.

2. Dịch vụ khách hàng.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng 73% người tiêu dùng yêu thích một thương hiệu chỉ vì dịch vụ khách hàng của nó hữu ích. Điều đó có nghĩa là một doanh nghiệp có dịch vụ khách hàng tốt sẽ có nhiều cơ hội hơn để năng cao giá trị thương hiệu của mình.

Advertisement

Mọi người thích nói về trải nghiệm của họ với một thương hiệu hơn là những tính năng mà thương hiệu đó có thể mang lại.

Câu hỏi duy nhất chúng ta cần trả lời là khi mọi người nói về mức độ dịch vụ khách hàng của chúng ta, nó sẽ giúp xây dựng hay làm tổn hại đến danh tiếng của chúng ta?

3. Tính cách thương hiệu (Brand Personality).

Một thương hiệu thành công mà một thương hiệu mang nhiều yếu tố nhân văn hay yếu tố con người nhất. Mercedes mang lại cho bạn điều gì, có phải là môt chiếc xe Đức có động cơ mạnh mẽ hay không?

Có thể bạn đúng nhưng đó không phải là giá trị cốt lõi của thương hiệu này. Họ bán hình ảnh của những con người với cá tính mạnh mẽ, sang trọng, thành đạt, lịch lãm và hơn thế nữa. Đó hoàn toàn là về yếu tố con người.

Advertisement

Tính cách của thương hiệu cũng cần được xác thực: 8% người tiêu dùng nói rằng tính xác thực rất quan trọng khi họ ra quyết định sử dụng một thương hiệu.

4. Sức ảnh hưởng.

Một cách thành công khác để xây dựng thương hiệu của bạn đó là chia sẻ những câu chuyện về mức độ tác động hay sức ảnh hưởng của thương hiệu. Mọi người vốn vẫn thích nói về những trải nghiệm.

Bạn có thể tạo ra sức ảnh hưởng của mình theo nhiều cách, một trong những cách hiệu quả nhất đó là bạn tập trung vào các yếu tố chung của cộng đồng chẳng hạn như môi trường, tính bền vững, hỗ trợ xã hội…

Và khi mọi người có trải nghiệm tốt và chia sẻ chúng, điều đó có thể cung cấp cho doanh nghiệp của bạn những bằng chứng xã hội quan trọng, điều giúp bạn xác thực về những gì mình đã làm với cộng đồng nói chung.

Advertisement

5. Câu chuyện của khách hàng của bạn.

Những hiểu biết cơ bản về thương hiệu sẽ cho bạn biết rằng thương hiệu là cầu nối giữa một lời đề nghị và đối tượng mục tiêu.

Mọi người sẽ bị thu hút bởi những thương hiệu mà họ có thể liên quan và một cách hiệu quả để biến điều đó thành hiện thực là kể các câu chuyện của chính họ. Hãy cho họ biết rằng bạn hiểu những nỗi đau, giấc mơ và mong muốn của họ.

Hãy nghĩ về cách Nike sử dụng những quảng cáo để kết nối với những người vốn có nhiều hạn chế, chẳng hạn như người khuyết tật và biến chúng thành một thông điệp thương hiệu đầy cảm hứng.

Những câu chuyện đó giúp kết nối và cung cấp rất nhiều giá trị cho các đối tượng mục tiêu nói chung, những trải nghiệm thương hiệu đó là vô cùng lớn.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement