Skip to main content

Storytelling: Cách xây dựng một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng

21 Tháng Hai, 2024

Trong một thế giới ồn ào với đầy rẫy các thông tin được cập nhật liên tục như ngày nay, kể một câu chuyện thương hiệu (Storytelling) hấp dẫn và có sức ảnh hưởng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về cách xây dựng một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng trong bài viết này.

Storytelling: Cách xây dựng một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng
Storytelling: Cách xây dựng một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, việc gia nhập ngành là một hành trình đầy thử thách với nhiều thăng trầm khác nhau.

Để vượt qua những thử thách này, vấn đề của doanh nghiệp không chỉ là làm sao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hay bằng cách nào có thể duy trì lòng trung thành của họ với thương hiệu, một vấn đề lớn khác là doanh nghiệp nên xuất hiện trong vai trò như thế nào và làm sao để trở nên khác biệt so với các đối thủ hiện có trong ngành.

Trong khi tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách tiếp cận khác nhau, kể một câu chuyện thương hiệu (Brand Storytelling) hấp dẫn và có sức ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu và cộng đồng là giải pháp mà doanh nghiệp có thể sử dụng.

Advertisement

Dưới đây là chi tiết cách bạn có thể làm điều này.

Hãy bắt đầu với một mô típ (Motif).

Mô típ (motif) là bất kỳ đặc điểm hoặc ý tưởng đặc biệt nào được lặp đi lặp lại trong một câu chuyện. Thông thường, Mô típ giúp phát triển các yếu tố mang tính tường thuật khác chẳng hạn như các chủ đề hoặc cảm xúc của câu chuyện (Story Mood).

Mô típ cũng đóng vai trò là yếu tố thống nhất giúp kết hợp các khía cạnh khác nhau trong câu chuyện của thương hiệu với mục tiêu cuối cùng là tạo ra những trải nghiệm gắn kết và đáng nhớ cho đối tượng mục tiêu.

Để có thể tìm ra các mô típ phù hợp, trước tiên bạn nên tìm hiểu về thị trường mục tiêu của mình, vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết là gì, và đâu là các đề xuất giá trị của doanh nghiệp hay thương hiệu (Unique Selling Proposition).

Advertisement

Bạn cũng cần hiểu về các giá trị cốt lõi và sứ mệnh của doanh nghiệp, đồng thời cân nhắc cách chuyển những giá trị này thành các yếu tố có thể nhìn thấy được (trực quan) hoặc thành các chủ đề có thể tạo ra sức ảnh hưởng với đối tượng mục tiêu.

Một Mô típ tốt không chỉ giúp tạo ra một bản sắc thương hiệu mạnh mẽ mà còn hỗ trợ truyền tải các thông điệp của thương hiệu một cách hiệu quả trên các nền tảng khác nhau.

Bằng cách kết hợp nhất quán mô típ này trong toàn bộ câu chuyện, hình ảnh và các vật liệu marketing của thương hiệu, bạn có thể tạo ra những trải nghiệm thương hiệu thống nhất và đáng nhớ, thứ giúp bạn khác biệt so với các đối thủ trên thị trường.

Tận dụng tư duy lấy con người làm trọng tâm.

Nếu bạn đã tìm hiểu về khái niệm thương hiệu trong marketing, nó hoàn toàn là yếu tố cảm xúc của người tiêu dùng với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Thương hiệu tồn tại một cách độc lập khỏi các suy nghĩ chủ quan của doanh nghiệp và nó cũng chính là một cách để người tiêu dùng “thể hiện chính họ”.

Advertisement

Từ góc nhìn này, yếu tố con người mà cụ thể là cảm xúc của con người nên được xem là nền tảng của mọi câu chuyện thương hiệu, đó chính là động lực thúc đẩy những kết nối lâu dài và nhiều ý nghĩa với người tiêu dùng.

Bằng cách thu hút yếu tố cảm xúc, các marketer có thể khai thác những khao khát và động cơ đã làm thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng, xây dựng nên các mối liên hệ giữa thương hiệu với khách hàng và hơn thế nữa.

Việc áp dụng cách tiếp cận lấy con người hay người tiêu dùng làm trọng tâm cũng sẽ củng cố thêm các mối liên kết này, giúp đảm bảo rằng câu chuyện của thương hiệu sẽ luôn được tối ưu để giải quyết các nhu cầu, thách thức và nguyện vọng riêng biệt của các nhóm đối tượng mục tiêu.

Là người làm marketing, bạn cần hiểu rằng cảm xúc là một khía cạnh quan trọng trong việc thiết lập nên cái gọi là sắc thái của thương hiệu hay các Unique Selling Point (USP) bởi vì nó cho phép thương hiệu tự phân biệt mình khỏi các đối thủ còn lại.

Advertisement

Các mối liên hệ cảm xúc không chỉ giúp thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu mà còn củng cố các USP của thương hiệu.

Nhất quán vẫn là từ khoá chính.

Cũng tương tự như trong quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding), tính nhất quán cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các chiến thuật kể chuyện thương hiệu, đặc biệt là đối với các công ty khởi nghiệp, khi họ còn quá mới trên thị trường và khi khách hàng cần nhiều hơn các lý do để họ tin tưởng doanh nghiệp.

Hơn ai hết với các thương hiệu mới, mục tiêu trọng tâm hàng đầu nên là xây dựng một bản sắc thương hiệu (brand identity) mạnh giúp phân biệt họ với các đối thủ cạnh tranh.

Bằng cách duy trì tính nhất quán từ các thông điệp thương hiệu, hình ảnh, giọng điệu đến những trải nghiệm tổng thể trên tất cả các kênh truyền thông (website, fanpage, quảng cáo, email…), bạn có thể tạo ra một câu chuyện thương hiệu có khả năng gắn kết và đáng nhớ, hay có sức ảnh hưởng đến các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau.

Advertisement

Tính nhất quán cũng nên được áp dụng khi nói đến các đội nhóm hay các phòng ban trong doanh nghiệp. Nó không chỉ được áp dụng trong nội bộ nhóm marketing, mà còn với các phòng ban khác như chăm sóc khách hàng, công nghệ hay bán hàng.

Khi có sự nhất quán trong nội bộ, quá trình đưa các câu chuyện của thương hiệu ra bên ngoài cũng trở nên bền vững và hiệu quả hơn.

Tóm lại, dù là bạn đang làm việc trong các công ty khởi nghiệp, các thương hiệu mới hay thậm chí là các thương hiệu đã lâu năm nhưng chưa có được sự chú ý nhất định từ cộng đồng người tiêu dùng, kể một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng là những gì bạn có thể làm để thúc đẩy thương hiệu, xây dựng nhận thức về thương hiệu, và bán hàng.

Khách hàng của bạn không phải đơn giản là “người mua hàng” mà là “con người với nhiều cảm xúc khác nhau và không ngừng thay đổi”.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Shopee và TikTok Shop chiếm gần 90% thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam

21 Tháng Mười Một, 2024
Tại sự kiện diễn ra chiều 20/11 về thương mại điện tử, ông Nguyễn Xuân Thảo – ủy viên Ban t…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement