Skip to main content

Content Strategy: Top những quan niệm sai lầm về chiến lược nội dung

6 Tháng Tư, 2022

Nội dung hay Content sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược marketing của thương hiệu, tuy nhiên các marketer vẫn còn tương đối nhiều hiểu nhầm về thuật ngữ chiến lược nội dung.

chiến lược nội dung
Content Strategy: Top những hiểu nhầm về chiến lược nội dung

Các nhà tiếp thị, SEOer, hay thậm chí là chính cả các nhà chiến lược nội dung đều bị thu hút bởi những giá trị mà nội dung (content) có thể mang lại.

Trong khi có một số người cho rằng chiến lược nội dung chính là chiến lược tiếp thị nội dung, hay các nhà chiến lược nội dung chính là các Content Marketer, đây là những quan điểm sai lầm phổ biến thường thấy.

Dưới đây là tổng hợp các hiểu nhầm về khái niệm chiến lược nội dung (Content Strategy).

Chiến lược nội dung chính là chiến lược tiếp thị nội dung, tức là Content Marketing.

Không ít các marketer tin rằng tiếp thị nội dung và chiến lược nội dung là giống nhau.

Thuật ngữ “chiến lược nội dung” thường được sử dụng thay thế cho tiếp thị nội dung.

Sự thật là, trong khi cả hai thuật ngữ đều có thể có những mục tiêu chung và một số công việc giống nhau, tiếp thị nội dung hay các nội dung dành cho hoạt động tiếp thị chỉ là một phần của chiến lược nội dung.

Tóm lại, chiến lược nội dung là một kế hoạch hay chiến lược lớn, trong khi tiếp thị nội dung (content marketing) chỉ là một phần của kế hoạch đó.

Chiến lược nội dung chỉ liên quan đến các chủ đề nội dung và từ khoá.

Đây là một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất về các chiến lược nội dung.

Việc lên danh sách các chủ đề và từ khóa chỉ là một phần nhỏ trong quá trình xây dựng một chiến lược nội dung thành công.

Một chiến lược nội dung sẽ bao gồm các đầu mục sau:

  • Mục tiêu SMART (Cụ thể, Đo lường được, Có thể đạt được, Thực tế, Đúng lúc).
  • Các mục tiêu marketing riêng biệt để đạt được các mục tiêu kinh doanh.
  • Chiến lược marketing tổng thể đang được triển khai như thế nào.
  • Ai là khách hàng hay đối tượng mục tiêu của thương hiệu.
  • Loại nội dung và số lượng nội dung bạn cần xây dựng cho các kênh khác nhau.
  • Nghiên cứu từ khóa cho từng nội dung nhắm mục tiêu SEO và các giai đoạn khác nhau trong hành trình của khách hàng (nếu có).
  • Xây dựng Brief cho các nhà sáng tạo nội dung (content creator) và nhà thiết kế.
  • Quy trình tiếp thị nội dung để phân phối nội dung.
  • KPIs về hiệu suất của nội dung.

Chỉ cần chiến lược nội dung cho website.

Đây là một quan niệm sai lầm lớn khác về chiến lược nội dung mà hầu hết những người làm SEO đều mắc phải.

Trong khi có không ít người khi nghĩ đến các chiến lược nội dung, họ nghĩ ngay đến những lịch trình làm nội dung cho website.

Sự thật là chiến lược nội dung bao phủ trên hầu hết các giai đoạn của marketing như thúc đẩy MQL (Khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn marketing), SQL (Khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng), đến cả các nội dung quảng cáo trên các nền tảng khác nhau.

Chiến lược nội dung của bạn nên bao gồm việc lập kế hoạch cho các kiểu nội dung khác nhau – có thể là blog, video, đồ họa thông tin, social media, quảng cáo, bán hàng…

Chiến lược nội dung chỉ có thể giúp tăng SEO.

Tại không ít các doanh nghiệp, các hoạt động nội dung và chiến lược nội dung gắn liền với các hoạt động SEO. Tại sao? Bởi vì không có chiến lược nội dung nào là hoàn chỉnh nếu không có danh sách các từ khóa.

Ở một phạm vi rộng lớn hơn, các chiến lược nội dung có thể giúp tăng lượng tương tác, lượng khách hàng tiềm năng, doanh số bán hàng, kích thích tỷ lệ mở mail với các chiến dịch email marketing và nhiều hơn thế nữa.

Chiến lược nội dung là chiến lược nội dung trên các Social Media.

Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử hoặc các doanh nghiệp kinh doanh online, vì họ phụ thuộc phần lớn vào mạng xã hội để kinh doanh, họ cho rằng chiến lược nội dung chính là chiến lược nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.

Khi bạn nói về chiến lược nội dung, đó là một kế hoạch tổng thể bao gồm từ các hoạt động kiểm tra, nghiên cứu, lập kế hoạch, phát triển, thực hiện, quản lý, phân phối nội dung và đo lường hiệu suất của nó trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh và marketing.

Chiến lược nội dung trên mạng xã hội chỉ là một phần của chiến lược nội dung. Khi bạn biết những gì cần được quảng bá trên mạng xã hội, tại sao và bằng cách nào, bạn có thể chuẩn bị riêng một chiến lược nội dung cho các nền tảng mạng xã hội.

Trong khi những nhà chiến lược nội dung có thể xây dựng chiến lược nội dung trên mạng xã hội, những nhà chiến lược nội dung trên mạng xã hội rất khó để làm điều ngược lại.

Chiến lược nội dung tập trung vào việc sáng tạo nội dung.

Chiến lược nội dung không phải là tiếp thị nội dung và đó chắc chắn cũng không phải là sáng tạo nội dung.

Sáng tạo nội dung là một phần của chiến lược nội dung. Nhưng nếu chiến lược nội dung của bạn chỉ tập trung vào công việc sáng tạo, bạn đang bỏ lỡ cơ hội tăng ROI cho nội dung.

Chiến lược nội dung chỉ cần xây dựng một lần.

Bất kỳ một website thành công nào đều là kết quả của chiến lược nội dung.

Điều này đặc biệt đúng đối với các website muốn xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm hoặc tạo ra khách hàng tiềm năng hay bán hàng.

Website của bạn có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút người dùng truy cập và đạt được mục tiêu (marketing và kinh doanh) nếu không có một chiến lược nội dung hiệu quả và phân phối nó.

Nếu bạn muốn website của mình luôn hoạt động hiệu quả hay giữ được vị thế, bạn cần liên tục duy trì chiến lược nội dung, liên tục cập nhật những thông tin mới nhất mà khách hàng cần.

Chiến lược nội dung chỉ dùng trong ngắn hạn.

Trong khi các chiến lược nội dung thường được thiết kế để đạt được các mục tiêu trong một khoảng thời gian ngắn nhất, ngắn hạn không phải là từ dùng để mô tả chiến lược nội dung.

Một chiến lược nội dung tốt là chiến lược có thể hiểu được khách hàng, tính đến toàn bộ hành trình mua hàng của khách hàng, từ những lần tiếp xúc đầu tiên với thương hiệu đến mua hàng và sau mua hàng.

Bằng cách suy nghĩ các chiến lược nội dung theo hướng dài hạn theo khách hàng, bạn có nhiều cơ hội hơn để thu hút, gặp gỡ và gia tăng lượng khách hàng.

Người viết nội dung (Content Writer) nên xây dựng chiến lược nội dung.

Ý tưởng về một người viết nội dung xây dựng một chiến lược nội dung nghe có vẻ là một ý tưởng hay, nhưng thực tế không phải như vậy. Đây là lý do tại sao:

Người viết nội dung có thể viết các bài báo, bài đăng trên blog, nội dung quảng cáo, nội dung email, v.v. Tuy nhiên, một nhà chiến lược nội dung chịu trách nhiệm lập kế hoạch, xây dựng và quản lý tất cả các loại nội dung khác nhau để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp hoặc khách hàng của họ.

Một nhà chiến lược nội dung thực sự có hiểu biết sâu sắc về bức tranh lớn hơn của marketing và cách mỗi phần nội dung trong chiến lược có thể mang lại giá trị.

Không thể đo lường hiệu suất của các chiến lược nội dung.

Nhiều chủ doanh nghiệp hay thậm chí là các nhà lãnh đạo marketing cho rằng các chiến lược nội dung chỉ đơn giản là xây dựng và phân phối nội dung, hoặc nếu có thì cũng chỉ là đo lường các chỉ số cơ bản như số lượng bài, thời gian đăng và một số chỉ số cơ bản khác.

Sự thật là, như đã phân tích ở trên, các chiến lược nội dung bao gồm các chủ đề nội dung, mục tiêu (kinh doanh và marketing), thông điệp marketing, nền tảng, thời gian và quy trình phân phối để tạo nên kết quả.

Ngoài các chỉ số căn bản như số lượng hay tần suất đăng, bạn hoàn hoàn có thể đo lường các hiệu suất cụ thể của nội dung như lượng khách hàng tiềm năng, doanh số, mức độ tối ưu chi phí quảng cáo, mức độ tương tác và nhiều chỉ số khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Volkswagen dự kiến sa thải hàng chục ngàn nhân viên

25 Tháng Mười Hai, 2024
Nhà sản xuất ôtô hàng đầu châu Âu Volkswagen đạt thỏa thuận với công đoàn trong việc cắt giảm hơn…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …