Skip to main content

Cuộc chiến giữa các công cụ tìm kiếm trong kỷ nguyên AI

22 Tháng Tám, 2023

Trước khi các chatbot AI như ChatGPT, Google Bard hay Bing AI xuất hiện, Google Search là đế chế thống trị không gian tìm kiếm thông tin với hơn 90% thị phần tìm kiếm, liệu bức tranh này thể xoay chuyển trong kỷ nguyên của AI (trí tuệ nhân tạo) này?

Cuộc chiến giữa các công cụ tìm kiếm trong kỷ nguyên AI
Cuộc chiến giữa các công cụ tìm kiếm trong kỷ nguyên AI

Trong hơn 25 năm, các công cụ tìm kiếm như Googe hay thậm chí là Bing và Yahoo đã là cánh cửa của thế giới internet.

Mặc dù là công cụ “sinh sau đẻ muộn”, Google (ra mắt 1998) nhanh chóng vươn lên trở thành công cụ thống trị không gian tìm kiếm, bỏ xa các đành anh như Yahoo (ra mắt 1995) hay AltaVista (ra mắt 1995).

Tính đến thời điểm hiện tại, Google Search hay công cụ tìm kiếm Google vẫn là mảng kinh doanh trọng tâm của công ty mẹ Alphabet, đưa công ty này trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới, với doanh thu năm 2022 là 283 tỷ USD và vốn hóa thị trường là 1.3 nghìn tỷ USD.

Advertisement

Google từ lâu không chỉ là một cái tên quen thuộc hay đơn giản là một tên gọi thương hiệu (brand name), nó còn là một động từ được sử dụng phổ biến cả trong các cuốn từ điển.

Tuy nhiên, trong thế giới internet và kinh doanh nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, không có thứ gì có thể tồn tại vĩnh viễn.

Nếu bạn nhìn vào sự “nhạt nhoà” của Nokia, Yahoo, IBM hay cả sự thống trị của Tesla trong mảng xe điện, hoạt động kinh doanh vốn không phải được xuất phát từ mảng kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp (ngành công nghiệp ô tô), sự hoán ngôi không phải là chuyện mới ngay cả khi các doanh nghiệp bị hoán ngôi từng là đế chế trong chính mảng kinh doanh cốt lõi của họ.

Giờ đây, với sự phát triển bùng nổ của AI (trí tuệ nhân tạo), khi các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard không chỉ có khả năng cung cấp thông tin (như cách Google vốn vẫn hoạt động) mà còn có thể đàm thoại trực tiếp để đi sâu hơn vào các vấn đề cụ thể, người ta đang mong đợi một cuộc cách mạng tìm kiếm khác, nơi các công cụ tìm kiếm như Google không còn thống trị không gian tìm kiếm.

Advertisement

Từ sự nổi lên của ChatGPT.

Mặc dù AI không phả là thuật ngữ mới, tuy nhiên có thể nói công nghệ này chỉ bắt đầu trở nên phổ biến đến cả những người vốn không có hiểu biết hay quan tâm về công nghệ kể từ khi các chatbot AI như ChatGPT ra đời và phát triển bùng nổ.

Kể từ khi ra mắt vào tháng 12, chatbot AI ChatGPT của OpenAI đã trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu. Chỉ 5 ngày sau khi phát hành, chatbot này có 1 triệu người đăng ký dùng thử và đến tháng 1, tức chỉ sau 2 tháng kể từ ngày ra mắt, ChatGPT đã có 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), khiến nó trở thành “một trong những sản phẩm phần mềm có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lịch sử internet.”

Để hình dung rõ hơn, bạn biết rằng, cũng để có được lượng người dùng này, mạng xã hội TikTok phải mất hơn 9 tháng, WeChat phải mất hơn 2 năm và Instagram đã phải mất hơn 2 năm xây dựng.

Đến cách các chatbot AI như ChatGPT đã châm ngòi cho một cuộc chiến giữa các công cụ tìm kiếm.

Như đã đề cập ở trên, khi AI là động lực để các nền tảng hay nhà đầu tư kỳ vọng về một tương lai mới của không gian tìm kiếm, nơi Google không còn thể hiện sự thống trị hay thậm chí là bị soán ngôi như cách chính nó từng soán ngôi “đàn anh” Yahoo, ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp nỗ lực không ngừng để gia nhập cuộc đua.

Advertisement

OpenAI, công ty sở hữu ChatGPT, cách đây không lâu đã ký một thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD với Microsoft. Công ty này cũng sẽ hợp tác với BuzzFeed, một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông và giải trí tại Mỹ, BuzzFeed sẽ sử dụng các công nghệ của ChatGPT để tối ưu hoá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh ChatGPT đang ngày càng thể hiện được sức mạnh của nó, hàng loạt các công ty công nghệ khác hay thậm chí là các sàn thương mại điện tử như Amazon cũng đã bắt đầu công bố các chatbot AI riêng cho nền tảng của họ.

Kể từ những ngày đầu, gã khổng lồ Google còn đưa ra tuyên bố “công ty nhận được cờ đỏ” trước sự phổ biến của ChatGPT, công ty này sau đó liên tục công bố các giải pháp mới nhằm thu hẹp khoảng cách với đối thủ, mà nói đúng hơn là, Google không muốn để bất cứ ai (người dùng) hay doanh nghiệp nào có ý tưởng rằng công cụ tìm kiếm của của họ có thể bị soán thôi, dù đó là ChatGPT hay bất cứ chatbot AI nào khác.

Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, Bard chính là “tác phẩm” của Google nhằm phản ứng lại với ChatGPT của OpenAI và cả Microsoft (vốn là đối thủ truyền kiếp với Google thông qua Bing). Cũng tương tự như ChatGPT, Bard là chatbot có thể đàm thoại với người dùng thông qua những câu lệnh (Prompt).

Advertisement

Bard cũng hỗ trợ người dùng khám phá hay tìm thấy các chủ đề nội dung khác bằng cách tóm tắt những gì nó thu thập được trên môi trường internet đồng thời cung cấp các liên kết để người dùng có thể tham khảo chi tiết hơn.

Không chỉ có Google hay ChatGPT của OpenAI, Microsoft cũng thông báo tích hợp tính năng AI tổng quát (Generative AI) vào công cụ tìm kiếm Bing, bao gồm cả các công nghệ từ ChatGPT (vốn đã là đối tác được đầu tư từ Microsoft). Có thể nói, chưa bao giờ Microsoft có được một cơ hội như hiện tại để thay đổi tình thế cho Bing, mặc dù hiện là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ 2 nhưng chỉ có vỏn vẹn 3% thị phần (market share).

Trong kỷ nguyên mới này, nhờ vào sự bùng nổ của AI, một “Cuộc chiến giữa các công cụ và nền tảng tìm kiếm trên internet đã thực sự bắt đầu.”

Trong khi mọi thứ vẫn đang còn ở phía trước, hơn ai hết, Google sẽ là nền tảng bị thách thức nhiều nhất khi tìm kiếm và doanh thu có được từ quảng cáo đang là mảng kinh doanh cốt lõi.

Advertisement

Về phía Google, theo nhận định của MarketingTrips, có “nhiều thứ bí mật” về mô hình kinh doanh mà có lẽ Google sẽ không bao giờ tiết lộ, từ các thuật toán xếp hạng tìm kiếm, đến cách Google cung cấp thông tin cho người dùng.

Nhưng có một sự thật mà bạn có thể hiểu được đó là “Nếu Google cung cấp cho bạn (người dùng) một câu trả lời hoàn hảo cho mỗi từ khoá tìm kiếm tương ứng, liệu Google có thể mang về một khoản doanh thu khổng lồ từ quảng cáo hay không hay liệu người dùng có nhấp vào quảng cáo nhiều đến vậy hay không?”

Những điểm yếu của Google (và chính Google cũng đang thấy mình ở thế bất lợi).

Với những gì đang diễn ra, Google rõ ràng là chưa thể hiện được lợi thế của họ trong cuộc đua AI, ngay cả khi với màn ra mắt chatbot Bard, Google cũng đã làm người dùng thất vọng khi những câu trả lời của chatbot liên tục được cho là không chính xác.

Mặc dù, theo tuyên bố của CEO Sundar Pichai, Google là nền tảng tiên phong nghiên cứu về AI kể từ năm 2016 (âm thầm phát triển), tuy nhiên điều này dường như không tạo ra bất cứ lợi thế gia tăng nào cho Google.

Advertisement

Vào năm 2018, Google đã ra mắt Duplex, “một dịch vụ AI có cách phát âm giống như con người” được lập trình để bắt chước lời nói của con người trong khi thực hiện cuộc gọi tự động.”

Trong khi có không ít người tỏ ra “bất ngờ” với những gì mà công cụ có thể làm được, vấn đề đạo đức của một dịch vụ cố tình lừa dối con người là một vấn đề lớn.

Vào thời điểm đó, không ít các giáo sư của các trường đại học danh tiếng cũng đã bày tỏ sự thất vọng của các công nghệ tương tự, thậm chí cả Thung lũng Silicon (Silicon Valley) còn bị chỉ trích khi cố gắng tạo ra những công nghệ phi đạo đức.

Có thể nói, sản phẩm AI Duplex là một thất bại của Google.

Advertisement

Không chỉ dừng lại ở đó, LaMDA, một mô hình ngôn ngữ của Google cũng từng gây ra nhiều tranh cãi sau khi một kỹ sư của công ty này tuyên bố rằng chương trình AI của họ có tri giác. Tuyên bố này sau đó đã bị những người trong cộng đồng AI phản đối mạnh mẽ vì cho rằng Google quá cường điệu các sản phẩm của họ.

Cũng cách đây không lâu, khi Geoffrey Hinton, người được cho là “cha đỡ đầu” của ngành AI rời Google với nhiều lời cảnh báo, hay hàng loạt các lãnh đạo AI có đạo đức khác của Google là Timnit Gebru và Margaret Mitchell, cũng đã bị sa thải sau khi xuất bản một bài báo chỉ trích những thành kiến trong công nghệ AI được sử dụng trong công cụ tìm kiếm Google, Google vẫn chưa thể chứng minh được lợi thế và cả yếu tố đạo đức của mình.

Rõ ràng là Google [đã từng] đi trên con đường mà nó có thể có khả năng để thống trị cách người dùng tìm kiếm thông tin thông qua các cuộc đàm thoại như cách mà người dùng hiện đang có với ChatGPT, tuy nhiên, hàng loạt các quyết định “thiếu sáng suốt” (hoặc quá tham lam) cuối cùng đã không thể đưa Google có được vị thế tốt nhất trong cuộc chiến mới.

Vấn đề đạo đức hay rào cản của các công cụ tìm kiếm tích hợp AI (ví dụ như ChatGPT) là gì?

Mặc dù sự phổ biến của các chatbot AI như ChatGPT là không thể chối cãi, các câu hỏi xoay quanh vấn đề đạo đức vẫn còn tồn tại ở đó.

Advertisement

Beena Ammanath, một lãnh đạo cấp cao về AI tại Deloitte cũng từng cho biết: “Chúng ta đang sống lại trong thời đại của truyền thông mạng xã hội (Social Media). Nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách nghiêm túc, các chatbot AI sẽ gây ra những ‘hậu quả không lường trước được’.”

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các nền tảng hay chính AI chưa thể giải quyết được các vấn đề về sự thiên vị và công nghệ này cũng có xu hướng biến thông tin sai lệch thành sự thật với tốc độ đáng kinh ngạc.

Một trong những thách thức lớn nhất của công nghệ AI hay các mô hình ngôn ngữ lớn khác ví dụ như PaLM 2 của Google là chúng là pha trộn giữa thực tế và hư cấu, và khó có ai có thể biết được sự thật chính xác là gì.

Trong khi các chatbot AI có thể đưa ra ngay câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào, thông tin dường như rất nhiều và nghe có vẻ thuyết phục, mức độ giá trị (thông tin mới) hay sự chính xác của nó lại là một câu chuyện khác.

Advertisement

Chính Google Bard của Google đã trả lời sai một câu hỏi mà ai ai cũng có thể biết, Google sau đó đã phải mất hơn 100 tỷ USD giá trị vốn hoá thị trường, nhiều chuyên gia còn cho rằng, Google “đã quá vội vàng trong quyết định của mình khi ra mắt Bard”.

Mặc dù các tranh cãi vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện, các nền tảng vẫn sẽ tiếp tục cuộc đua để giành lấy lợi thế của mình, một sự thật dường như đã được tiết lộ đó là các công nghệ AI hay những thứ liên quan khác có khả năng định hình lại thế giới mà chúng ta vốn đã và đang biết. Trong thế giới mới, việc soán ngôi lẫn nhau là chuyện không thể tránh khỏi.

Dù với tư cách là doanh nghiệp tạo ra các công nghệ hay nền tảng, hay với tư cách là người dùng sử dụng nền tảng, mọi tương tác trên thế giới internet có thể sẽ rất khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement