Skip to main content

Sàn thương mại điện tử giá rẻ Temu chính thức gia nhập Đông Nam Á

5 Tháng Chín, 2023

Sàn thương mại điện tử giá rẻ Temu, đơn vị từng tạo ra nhiều tiếng vang trên thị trường Mỹ, đã chính thức gia nhập thị trường Đông Nam Á với điểm dừng chân đầu tiên là Philippines.

Sàn thương mại điện tử giá rẻ Temu chính thức gia nhập Đông Nam Á
Sàn thương mại điện tử giá rẻ Temu chính thức gia nhập Đông Nam Á

Temu, công ty “chị em” với sàn thương mại điện tử (eCommerce) giá rẻ Pinduoduo của Trung Quốc và là đối thủ đáng chú ý nhất của hãng thời trang nhanh Shein, cuối cùng đã có mặt tại Đông Nam Á với điểm dừng chân đầu tiên là Philippines, theo Tech in Asia.

Sàn thương mại điện tử này có mặt tại thị trường Đông Nam Á bất chấp những phân tích trước đó của giới chuyên gia rằng chiến lược giá rẻ của nền tảng này sẽ không hiệu quả ở khu vực Đông Nam Á, nơi người tiêu dùng đã có nhiều lựa chọn thay thế khác để có thể mua hàng Trung Quốc với giá rẻ.

Tính đến thời điểm hiện tại, sàn thương mại điện tử giá rẻ Temu đã có mặt tại 38 thị trường trên toàn cầu, một thành tích tương đối ấn tượng khi so sánh với sự hiện diện tại 11 quốc gia của Shopee, sàn thương mại điện tử có GMV lớn nhất Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại.

Advertisement

Jianggan Li, người sáng lập và CEO của công ty theo dõi và phân tích dữ liệu thị trường Momentum Works, đã xếp Temu vào cùng nhóm với Shein và TikTok Shop, gọi họ là “những ứng dụng mới nổi” đang “cùng nhau phá vỡ trật tự thị trường thương mại điện tử toàn cầu”.

Ông nói với Tech in Asia: “Mặc dù trong ngắn hạn, sẽ có những hạn chế khi Temu cạnh tranh với Lazada và Shopee, nhưng đây vẫn là một đối thủ tiềm năng có thể thay đổi trật tự ngành thương mại điện tử Đông Nam Á.

Những nền tảng như Temu không chỉ có sự năng động mà còn được hỗ trợ bởi dòng tiền mạnh mẽ từ những thị trường khác để giúp đỡ khi gia nhập thị trường mới. Shopee hiện không còn lựa chọn nào khác ngoài việc “chiến đấu”.

Angus Mackintosh, người sáng lập trang nghiên cứu CrossASEAN, giải thích với Tech in Asia rằng tác động ngắn hạn của Temu đối với bối cảnh ngành thương mại điện tử tại Đông Nam Á là chưa thực sự rõ ràng.

Advertisement

“Tôi nghĩ còn quá sớm để nhận định về tương lai của Temu tại khu vực Đông Nam Á. Hiện chưa có dấu hiệu nào đảm bảo rằng Temu sẽ thành công tại thị trường này. Shein là một ví dụ điển hình về một nền tảng có thể thành công ở Mỹ, nhưng lại thất bại khi hoạt động tại Indonesia.

Temu cũng có thể phải đối mặt với các vấn đề của chính phủ về việc các công ty internet Trung Quốc xung đột với các MSME (công ty siêu nhỏ, nhỏ và vừa) của Indonesia bằng hàng nhập khẩu  giá rẻ của Trung Quốc”, ông Mackintosh cho biết thêm.

Dựa trên lưu ý đó, Sheji Ho, nhà đồng sáng lập và cựu giám đốc bộ phận Marketing của aCommerce, nhận xét rằng những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình D2C, các công ty thương mại điện tử và các công ty khởi nghiệp thương mại xã hội cần phải “cảnh giác cao độ” trước sự gia nhập của một đối thủ tiềm năng như Temu.

“Họ [các doanh nghiệp cùng phân khúc với Temu] thường cạnh tranh trong cùng hạng mục, với nhiều sản phẩm của họ cũng được sản xuất tại Trung Quốc”, ông Sheji Ho chia sẻ.

Advertisement

Momentum Works gần đây đã đưa ra dự đoán về thị phần thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2023. Theo đó, chỉ duy nhất TikTok Shop được dự đoán sẽ chứng kiến thị phần tăng lên trong năm nay, ước tính chiếm 13,2% thị phần trong năm 2023, tăng từ 4,4% trong năm 2022.

Trong khi đó, thị phần của Shopee trên thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2023 ước tính đạt mức 46,5%, giảm nhẹ so với mức 48,1% trong năm 2022. Ngoài ra, Lazada cũng được dự đoán sẽ chứng kiến thị phần (Market Share) giảm từ 20,2% trong năm 2022 xuống còn 17,7% trong năm 2023.

Trong quý II, mặc dù ghi nhận quý tăng trưởng chậm nhất từ trước tới nay, song Shopee vẫn là điểm sáng của công ty mẹ Sea có trụ sở tại Singapore. Ngoài việc duy trì khả năng tạo ra lợi nhuận, Shopee còn đóng góp khoảng 68% vào tổng doanh thu của Sea trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, giới chuyên gia đã nhận định rằng vẫn cần thêm thời gian để liệu Shopee có thể duy trì động lực tăng trưởng hay không, nhất là khi nền tảng thương mại điện tử này phải đối mặt với sự cạnh tranh của các đối thủ mới như TikTok Shop và Temu.

Advertisement

Trong khi đó, Temu được dự đoán sẽ thâm nhập một số thị trường Đông Nam Á khác trong năm nay. Phía Temu trước đây từng chia sẻ trên Tech in Asia rằng họ không đưa ra thông tin chi tiết về kế hoạch mở rộng thị trường của mình.

Các kế hoạch chi tiết của Temu có thể được cung cấp sau khi PDD Holdings, công ty mẹ của Temu và Pinduoduo, công bố báo cáo tài chính quý II trong vài ngày tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement