Skip to main content

Data Storytelling: Cách kể một câu chuyện hấp dẫn bằng dữ liệu

10 Tháng Mười, 2023

Data Storytelling – Nếu bạn đang muốn kể một câu chuyện thương hiệu đầy sức hấp dẫn cho đối tượng mục tiêu của mình, dữ liệu (data) là “gia vị” không thể thiếu. 

Data Storytelling
Data Storytelling: Cách kể một câu chuyện hấp dẫn bằng dữ liệu

Trong thế giới kinh doanh và marketing nói chung, bạn đã từng bao giờ bị thuyết phục và lôi cuốn bởi những câu chuyện được kể theo những cách hết sức sáng tạo và mới mẻ chưa?

Trong khi có vô số cách để bạn có thể một câu chuyện hay, với sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố công nghệ như hiện nay, một câu chuyện được kể bằng dữ liệu sẽ có khả năng gắn kết hơn bao giờ hết.

Kể chuyện Storytelling là một hình thức vừa mang tính nghệ thuật lại vừa có yếu tố khoa học, nó là một công cụ giao tiếp mạnh mẽ giúp các nhóm đối tượng mục tiêu nhớ, gắn bó sâu hơn với thương hiệu và hiển nhiên là trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty).

Advertisement

Dưới đây là một số ý tưởng bạn có thể tham khảo khi xây dựng các câu chuyện thương hiệu của riêng mình thông qua dữ liệu – Data Storytelling.

1. Hãy bắt đầu bằng một câu chuyện (Story) là những gì chiến thuật Data Storytelling cần.

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, câu chuyện (story) là chất keo có khả năng kết dính tất cả các khía cạnh của nội dung khi giao tiếp hay truyền thông.

Từ những chính trị gia đến những doanh nhân từ các thương liệu lớn trên toàn cầu đều trang bị cho mình những câu chuyện riêng biệt, có thể bạn không thể nhớ sản phẩm của họ có những thông số gì hay bài nói chuyện của họ có những dữ liệu gì, nhưng chắc chắn cái mà bạn có được là những cảm nhận mang tính cảm xúc, những chi tiết khiến bạn tò mò, quan tâm và muốn tìm hiểu sâu hơn.

Với bất kỳ câu chuyện nào, dữ liệu (data) hiếm khi là thứ có khả năng kết nối với tâm trí của người nghe, có thể dữ liệu đó là cần thiết nhưng nếu bạn thiếu đi những yếu tố khác như con người, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, bối cảnh hay thậm chí là các quan điểm riêng, mọi dữ liệu được thêm vào dường như không mấy có ý nghĩa.

Advertisement

Bạn cũng đừng quên truyền tải những đoạn tóm tắt ngắn ở đầu hoặc cuối câu chuyện, có thể câu chuyện của bạn đề cập đến rất nhiều thứ, và nó cũng rất dài, bạn cần làm cho người đọc biết được bạn đang đưa họ đi đâu và tới đâu.

2. Làm cho dữ liệu trở nên thú vị.

Dữ liệu về bản chất cũng chỉ là thông tin (information). Mà đã là thông tin thì nó phải được giải thích và sắp xếp một cách có trình tự để không gây nhầm lẫn.

Thông qua quá trình sắp xếp, chọn lọc và giải mã, bạn có thể làm cho các nhóm đối tượng mục tiêu biết thực chất thông điệp của bạn là gì và họ cần (hay có thể) làm gì sau những thông điệp đó.

Việc xây dựng các câu chuyện theo hướng Data Storytelling có thể khiến những dữ liệu khô khan trở nên có nhiều ý nghĩa hơn và có giọng điệu riêng biệt hơn, dữ liệu cũng cần có những cá tính riêng thay vì thể hiện nó thông qua những đoạn chú thích ở cuối câu chuyện.

Advertisement

Bạn cũng có thể cân nhắc cách truyền tải dữ liệu thông qua những câu chuyện hài hước và mang tính giải trí, khi mà người dùng có quá nhiều thứ phải nhớ và biết, những nội dung mới mẻ và vui vẻ có thể khiến họ nhớ và gắn kết sâu hơn.

3. Đưa câu chuyện và dữ liệu vào những ngữ cảnh cụ thể.

Trong thế giới của công nghệ và thông tin ngày nay, khi khách hàng của bạn có quá nhiều nguồn thông tin để tiếp cận, từ email, báo chí hay đến các nền tảng mạng xã hội, một câu chuyện có đủ dữ liệu cũng chưa thể có sức thuyết phục hay ít nhất là khiến họ nhớ về.

Khi bạn kết nối câu chuyện, dữ liệu vào những ngữ cảnh cụ thể, điều này cho phép bạn nhìn nhận mọi thứ từ nhiều quan điểm khác nhau của những người khác bên cạnh các quan điểm riêng của bản thân.

Các câu chuyện khi kết hợp với ngữ cảnh và dữ liệu có thể làm cho mọi thứ trở nên liên quan và đáng nhớ hơn.

Advertisement

4. Thúc đẩy sự kết nối.

Theo góc nhìn của triết học, con người vốn là tổng hoà của những kết nối và mối quan hệ xã hội, nếu không có yếu tố kết nối xã hội, khái niệm con người trở nên mờ nhạt hoặc thậm chí là không tồn tại.

Khi các dữ liệu được truyền tải thông qua những câu chuyện, mọi người có thể thấy và nhớ dữ liệu theo những cách tốt hơn vì họ cảm thấy được kết nối.

Nếu các nhóm đối tượng mục tiêu cảm thấy được kết nối với câu chuyện của thương hiệu của bạn, họ sẽ được kết nối với dữ liệu và có nhiều khả năng hành động hơn.

Những bài thuyết trình tốt nhất thường có một ý tưởng, một câu chuyện, một cách kể mang bản sắc riêng, dữ liệu và cả những yếu tố trực quan khác.

Advertisement

Mỗi thành phần trong toàn bộ câu chuyện đều hoạt động như những chất kết dính có khả năng gắn kết người đọc với thương hiệu được kể.

5. Thấu hiểu đối tượng mục tiêu.

Trong khi kể chuyện (Storytelling) là cần thiết, những kiểu hay nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau lại tỏ ra hứng thú với những câu chuyện khác nhau.

Ví dụ: Nếu bạn là một digital natives hay công dân kỹ thuật số, có thể bạn sẽ hứng thú hơn với những câu chuyện gắn liền với các yếu tố công nghệ, hay nếu bạn thuộc Gen Z, bạn lại hứng thú với những câu chuyện mang tính xác thực cao, ít trau chuốt và thể hiện được giá trị riêng của bản thân.

Dữ liệu là cần thiết, một câu chuyện hấp dẫn để làm cho dữ liệu trở nên đáng nhớ cũng quan trọng không kém, tuy nhiên vì mục tiêu cuối cùng của các câu chuyện là người đọc, những nhóm người này lại là yếu tố quyết định.

Advertisement

6. Khác biệt chưa bao giờ thiếu quan trọng với Data Storytelling.

Một trong những yếu tố quan trọng cuối cùng khi xây dựng các câu chuyện thương hiệu với dữ liệu đó là tính khác biệt hay USP của thương hiệu.

Khi có quá nhiều câu chuyện được kể hàng ngày, hiển nhiên nếu câu chuyện của bạn không có bất cứ điểm khác biệt hay độc đáo nào, khách hàng không có lý do để nhớ hay thậm chí là tìm cách kể lại nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement