Xác định đúng thị trường và khách hàng mục tiêu với 4 câu hỏi đơn giản
Thị trường mục tiêu của bạn được xác định dựa trên nghiên cứu hay cảm giác trực quan? Nếu là trực quan, bạn nên thay đổi.
Bạn đã quyết định như thế nào về đối tượng mục tiêu chính của mình? Câu trả lời cho điều này của bạn có thể là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp của bạn – hoặc cũng có thể sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp.
Mặc dù mỗi doanh nghiệp đều có những thách thức và tính khác biệt (USP) theo cách riêng của mình, nhưng lại có rất nhiều điểm tương đồng giữa các ngành hàng.
Bây giờ, tùy thuộc vào ngành hàng và câu trả lời của bạn, những điều diễn ra tiếp theo có thể khác nhau.
Bạn đã xác định đối tượng mục tiêu của mình như thế nào? Bao gồm cả khách hàng lẫn thị trường?
Bạn dựa trên những nghiên cứu thị trường với định lượng cụ thể hay đây chỉ là từ một cảm nhận cá nhân? Bạn, với tư cách là chủ doanh nghiệp hoặc người làm marketing, bạn có nằm trong nhóm nhân khẩu học mục tiêu của doanh nghiệp mình không? và bạn có những định kiến và quan điểm cá nhân của riêng bạn không?
Nếu bạn không thuộc nhóm khách hàng mục tiêu và bạn có những định kiến cá nhân riêng, bạn có thể không hiểu về khách hàng của mình như bạn nghĩ.
Bạn có thể thấy, rất nhiều doanh nghiệp được ‘sinh ra’ từ nhu cầu. Một người doanh nhân thường thấy nhu cầu về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong cuộc sống hàng ngày của họ và họ quyết định đưa nó ra thị trường.
Vì họ có mong muốn về sản phẩm, nên họ mặc nhiên cho rằng những người có cùng đặc điểm với họ cũng sẽ thích sản phẩm này.
Tuy nhiên, sau đó mọi thứ lại không diễn ra đúng như họ nghĩ.
Khi cần mở rộng quy mô, nhiều nhà sáng lập doanh nghiệp thường nhận thấy việc tiếp cận khách hàng mới là một trở ngại bất khả thi.
Họ thực sự nổi tiếng trong thị trường mục tiêu của họ, nhưng làm thế nào để họ có thể tăng trưởng 10X, 20X, 30X?
Câu trả lời là họ phải tận dụng các thị trường ngách và nhóm đối tượng mục tiêu khác. Họ phải vượt qua những định kiến cá nhân để mở rộng những tệp khách hàng mới và họ phải chú ý đến những gì đối thủ cạnh tranh của họ đang làm.
Cho dù bạn đang kinh trong thị trường nào, đừng bao giờ để những định kiến hoặc quan điểm cá nhân làm hạn chế hoạt động kinh doanh của chính mình. Và dưới đây là môt vài câu hỏi có thể giúp bạn vượt qua rào cản đó.
Ai thực sự đang mua sản phẩm của tôi?
Có thực sự là đàn ông ở độ tuổi 40 đến 60 hay vợ/chồng của họ là những người đang mua hàng không? Thị trường mục tiêu của bạn thực sự là sinh viên trong độ tuổi đại học, hay đó là cha mẹ của họ?
Làm sao bạn có thể biết điều này? Hãy nhìn vào dữ liệu bán hàng để giúp bạn có được câu trả lời chính xác.
Thông điệp của tôi hướng đến ai?
Tiếp thị (marketing) và nội dung (content) của bạn có đang ‘vô tình’ loại trừ các thị trường mục tiêu khác không?
Bạn có thực sự nhận được một bức tranh chính xác về đối tượng mục tiêu của mình hay bạn có những định kiến chỉ cho phép thông điệp của bạn cộng hưởng với những người trong mục tiêu tiềm thức của bạn?
Xem thêm: Content Marketing là gì?
Đối thủ cạnh tranh của tôi đang nhắm đến ai?
Đối thủ cạnh tranh của bạn có cùng tệp khách hàng mục tiêu với bạn không? Hãy xem xét thông điệp, nội dung sáng tạo và website của họ để xem bạn có thể làm gì khác đi không.
Làm thế nào tôi có thể kiểm tra điều này?
Giả sử rằng sau một nghiên cứu nhỏ, bạn nhận ra rằng nhân khẩu học mục tiêu của bạn không phải là nam giới từ 40 đến 60 tuổi thích chơi golf mà là phụ nữ ở độ tuổi 40 đến 50 đang mua quà để tặng cho chồng của họ.
Làm cách nào để bạn có thể thử nghiệm thông điệp mới để tiếp cận nhóm đối tượng đó?
Một thử nghiệm phân tách có giúp bạn thu được thông tin về đối tượng của mình không?
Bạn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo đến nhóm nhân khẩu học đó và xem phản hồi không?
Bạn càng biết nhiều về khách hàng và càng nhìn nhận một cách sâu sắc về chiến lược marketing của mình, bạn sẽ càng thành công về lâu dài.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh | MarketingTrips