Skip to main content

Cập nhật một số KPIs thay thế khi đo lường hiệu suất Marketing

28 Tháng Chín, 2023

Khi bối cảnh làm marketing luôn chịu sự ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế, tuỳ vào từng thời điểm khác nhau, marketer cần linh hoạt đo lường hiệu suất marketing bằng các KPI khác nhau.

Cập nhật một số KPIs thay thế khi đo lường hiệu suất Marketing
Cập nhật một số KPIs thay thế khi đo lường hiệu suất Marketing

Với tư cách là những người làm marketing, người chịu trách nhiệm trực tiếp cho doanh số cũng như sự tăng trưởng của doanh nghiệp, bạn hiểu rằng, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh và mục tiêu chiến lược cụ thể mà bạn cần đưa ra các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả (KPIs) khác nhau.

Điều này có nghĩa là nếu bạn đưa ra các KPIs đúng, mọi thứ bạn làm sẽ đi đúng hướng, và ngược lại, mọi thứ bạn làm dường như là vô nghĩa.

Dưới đây là một số cân nhắc về KPIs cho các hoạt động marketing nói chung và quảng cáo nói riêng bạn có thể tham khảo cho thương hiệu của mình.

Advertisement

KPI 1: Tập trung vào lợi nhuận (hiệu quả) thay vì chi tiêu.

Về tổng thể, trừ khi doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp mới, khi bạn chưa có bất cứ dữ liệu nào để so sánh hay tính toán benchmark, hoặc khi doanh nghiệp của bạn đang ở giai đoạn “đốt tiền bất chấp để tăng trưởng”, bạn cần phải tính toán chi tiết đến lợi nhuận từ các hoạt động marketing mang lại hơn là tập trung vào ngân sách chi tiêu.

Thay vì xây dựng các bản kế hoạch marketing (Marketing Plan) chứa đầy các thông tin như X đồng cho Google hay Y đồng cho Facebook, cách tiếp cận phù hợp cho bạn sẽ là các KPIs nhắm trực tiếp đến hiệu quả, dù cho kênh đó là gì.

Ví dụ, nếu bạn bắt đầu với mục tiêu ROI là 5.0, các marketer có kinh nghiệm và khả năng tính toán sẽ cho bạn biết bạn có thể chi tiêu bao nhiêu (và duy trì mục tiêu đó) – bất kể bạn đang chi tiêu vào kênh nào.

Nếu bạn đơn thuần là chỉ muốn mở rộng quy mô (scale up) mà không cần quan tâm đến hiệu quả thì các số liệu như chuyển đổi, chi tiêu, doanh thu, lượng tương tác (engagement) hay truy cập (traffic) sẽ là các KPIs chính, các chỉ số khác như CPA và ROAS sẽ ít quan trọng hơn.

Advertisement

Như một điều tất yếu, vì bạn sẽ phải chi tiêu nhiều hơn để có nhiều chuyển đổi hay tương tác hơn, bạn sẽ phải quyết định xem mục tiêu ưu tiên của bạn là tối ưu hiệu quả hay thúc đẩy quy mô.

KPI 2: Tập trung vào chi phí dựa trên khách hàng thay vì chi phí dựa trên nền tảng.

Với không ít marketer mới, họ dựa vào các chỉ số do nền tảng cung cấp để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo mà quên đi cái cuối cùng họ thực sự cần là giá trị có được từ các chỉ số đó.

Thay vì so sánh chi phí đắt rẻ giữa các nền tảng hay tỷ lệ nhấp chuột cao thấp, bạn cần tính toán xem đằng sau các chỉ số đó là gì, thương hiệu của bạn nhận được điều gì, nếu tính toán đến mức độ hiệu quả dựa trên từng khách hàng (CPA, CLV…) thì điều gì đang xảy ra.

Bạn cũng có thể tích hợp các số liệu có được với các nền tảng hỗ trợ như CRM hay CDP để đo lường được chính xác hơn.

Advertisement

KPI 3: Tập trung vào chi phí trên mỗi hành động (CPA) tăng dần (tích luỹ) thay vì chi phí trên mỗi hành động dựa trên từng lượt nhấp.

Dù bạn đang đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing dựa trên lần nhấp chuột đầu tiên hay lần nhấp chuột cuối cùng, cách tiếp cận này về cơ bản là không đánh giá được mức độ hiệu quả thực sự của chiến dịch.

Giải pháp bạn nên thử đó là tính toán sức cộng hưởng của nhiều tương tác và điểm chạm khác nhau, thay vì phân biệt giữa số nhấp chuột và số lần hiển thị, bạn cần hiểu được tác động thực sự của bất kỳ tương tác nào từ quảng cáo.

Trong khi tuỳ vào từng nền tảng khác nhau, bạn có thể sẽ phải xây dựng các công thức tính toán khác nhau, điều bạn cần hiểu là bạn phải xác định được các điểm dữ liệu đủ để bạn đưa ra các kết luận.

KPI 4: Tập trung vào CPA và ROAS cận biên thay vì CPA và ROAS trung bình.

Ý tưởng đằng sau điều này là, khi bạn tính toán CPA (chi phí trên mỗi hành động) và ROAS (tỷ suất lợi nhuận đầu tư) theo hình thức cận biên, bạn đang tính toán đến số tiền mà bạn phải trả dựa trên lợi nhuận biên, có nghĩa là bạn đang tính toán lợi nhuận trên mỗi chuyển đổi chứ không phải chỉ là lợi nhuận trung bình được tính cho tất cả khách hàng.

Advertisement

Ví dụ, nếu bạn tính toán theo CPA trung bình và bạn thấy rằng bạn đã chi 2 USD để có được một khách hàng mới (CAC), trong khi nếu bạn tính toán theo CPA cận biên, bạn lại thấy rằng bạn chỉ phải mất 1 USD để có được phần lớn khách hàng trong khi với một số ít khách hàng khác bạn lại phải trả đến 10 hay 15 USD.

Rõ ràng là, thay vì tiếp tục chi tiêu vào nhóm đối tượng tốn nhiều chi phí, bạn nên tập trung vào nhóm khách hàng thực sự hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement