Skip to main content

Nhắm đúng khách hàng mục tiêu với 5 cách đơn giản

19 Tháng Tư, 2021

Thay vì cố gắng thành công bằng cách marketing cho mọi người, hãy xác định đúng khách hàng mục tiêu của bạn trước khi hành động.

khách hàng mục tiêu

Một trong những sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải khi bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình đó là cố gắng để thu hút và bán hàng cho tất cả mọi người.

Sự thật là, thay vì cố gắng thành công bằng cách marketing cho mọi người, bạn hãy xác định đối tượng khách hàng hay thị trường mục tiêu chính của riêng bạn.

Advertisement

Biết được động cơ của khách hàng mục tiêu là điều cần thiết để điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ, nỗ lực marketing của bạn từ đó đáp ứng nhu cầu của họ và đây cũng là một trong những cách nhanh nhất để thành công.

Mặc dù nghe có vẻ khó khăn khi cố gắng để làm marketing đến đối tượng mục tiêu, nhưng sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết khi bạn biết mình phải làm gì.

Dưới đây là 05 cách thực sự đơn giản sẽ cho phép bạn nhắm mục tiêu đúng đối tượng và thành công hơn những gì bạn tưởng tượng.

1. Các cuộc thăm dò trên mạng xã hội (Polls).

Các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Facebook, Twitter và LinkedIn là những con đường hiệu quả để khảo sát khách hàng mục tiêu của bạn.

Advertisement

Các cuộc thăm dò trên mạng xã hội vốn là một trong những cách phổ biến và đơn giản nhất để tìm hiểu thêm về khách hàng của bạn. Bạn có thể đặt những câu hỏi đóng hoặc mở tuỳ ý về vấn đề mà bạn đăng cần biết phản ứng của khách hàng.

Các cuộc thăm dò này cung cấp cho bạn những thông tin về nhóm tuổi, vị trí, nghề nghiệp của đối tượng và còn nhiều hơn thế nữa.

2. Khảo sát trực tuyến và khảo sát qua email.

Các cuộc khảo sát đúng chắc chắn sẽ giúp bạn dẫn đầu những cuộc chơi. Các cuộc khảo sát là phương thức hoàn hảo cho một cách tiếp cận thực tế để luôn luôn cập nhật những gì người tiêu dùng đang suy nghĩ.

Phần quan trọng nhất của việc thực hiện các cuộc khảo sát trực tuyến là bạn phải biết rõ bạn muốn ‘học’ điều gì từ mỗi câu hỏi và giữ cho các câu hỏi được ngắn gọn và dễ trả lời.

Advertisement

Bạn cũng có thể tạo các chiến dịch email để khảo sát khách hàng hiện tại của mình và có được thông tin chi tiết có giá trị về họ.

Đối với các cuộc khảo sát khách hàng, ClickInsights hay Survey Monkey là những công cụ bạn không thể bỏ qua.

3. Phân tích khách hàng hiện tại.

Khách hàng hiện tại của bạn bao nhiêu tuổi? Họ sống ở đâu? Đối tượng của bạn chủ yếu là nam hay nữ? Thu nhập trung bình của họ là bao nhiêu?

Nghề nghiệp của họ là gì? Sở thích của họ như thế nào? Đây là một số câu hỏi bạn cần hỏi để hiểu ai hiện đang mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Advertisement

Và từ đó, hãy tự hỏi bản thân bạn đang tiếp cận họ như thế nào.

Bạn có đang kiếm được nhiều khách hàng hơn thông qua mạng xã hội không? Nếu vậy, nền tảng truyền thông mạng xã hội nào của bạn đang hiệu quả nhất?

Phân tích khách hàng hiện tại sẽ giúp bạn hướng những nỗ lực marketing và bán hàng của mình đến đúng đối tượng hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm lượng thời gian cần thiết để bán hàng hơn.

Ông Brian Lischer, Giám đốc điều hành và Nhà sáng lập của Ignyte Brands cho rằng đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc nhắm mục tiêu và thông điệp:

Advertisement

“Đừng bỏ qua khách hàng của bạn. Bạn phải hiểu đối tượng mục tiêu của mình để nói chuyện với họ một cách có ý nghĩa.

Trên thực tế, chúng ta sẽ không bao giờ thành công nếu chúng ta từ chối phần nghiên cứu đối tượng trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu của mình”.

4. Phân tích cạnh tranh.

Rất có thể bạn đã biết rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai, nhưng việc tìm hiểu thêm về thói quen marketing của họ sẽ cho bạn thấy những ‘khoảng trống’ trên thị trường là ở đâu và bạn có thể lấp đầy nó như thế nào.

Hãy thực hiện nghiên cứu những từ khóa liên quan đến ngành của bạn và tìm ra thương hiệu hay doanh nghiệp nào đang xếp hạng cho những từ khóa đó.

Advertisement

Tìm hiểu mọi thứ bạn cần biết về các dịch vụ, sản phẩm và nỗ lực marketing của họ để tìm ra những gì hiệu quả và không hiệu quả, từ đó bạn có thể xây dựng và tối ưu một phiên bản ‘hoàn hảo’ hơn cho riêng mình.

5. Xây dựng ‘buyer personas’.

Trước khi bắt đầu chạy mọi chiến dịch, bạn cần thiết lập ‘buyer personas’ hay chân dung người mua hàng của bạn, tính cách người mua hàng của mình là gì? và điều gì là quan trọng hàng đầu đối với họ.

Hãy xây dựng những câu chuyện chi tiết và ý nghĩa xoay quanh các tính cách của người mua và động cơ của người này là gì.

Bạn càng bao gồm nhiều chi tiết, bạn càng có nhiều khả năng nhắm mục tiêu đến đúng đối tượng cụ thể này trong khi thực hiện chiến lược thương hiệu của mình.

Advertisement

Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu và xây dựng ‘chân dung người mua’, bạn sẽ có thể xác định các cơ hội tiềm năng thông qua các kênh marketing và bán hàng của mình.

Hãy nhớ rằng, nhắm mục tiêu là một quá trình liên tục cần được tối ưu và đánh giá lại thường xuyên để đảm bảo bạn luôn cập nhật đúng đối tượng mà bạn muốn kết nối.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement