Skip to main content

Xây dựng chiến lược Content Marketing với một vài bước đơn giản

4 Tháng Bảy, 2022

Đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, khi cả nguồn lực con người và tài chính đều bị hạn chế, làm thế nào để bạn có thể xây dựng một bản chiến lược Content Marketing chỉ với một vài bước đơn giản. Cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Xây dựng chiến lược Content Marketing
Xây dựng chiến lược Content Marketing với một vài bước đơn giản

Bên dưới là các bước để bạn có thể bắt đầu xây dựng cho mình một chiến lược Content Marketing mà không tốn quá nhiều ngân sách và nguồn lực.

Đánh giá lại chân dung của người mua (Buyer Persona).

Bước đầu tiên của mọi chiến lược Content Marketing đó là bạn cần đánh giá lại chân dung của những người mua của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp, đó có thể là chân dung của người mua lý tưởng (Ideal Buyer).

Chân dung của người mua được hiểu đơn giản là tất cả những gì mà thương hiệu hay người làm marketing hiểu về khách hàng tiềm năng, những người có nhiều khả năng nhất để mua hàng từ doanh nghiệp, dựa trên nghiên cứu thị trường và các dữ liệu có được từ tệp khách hàng hiện tại.

Advertisement

Trong quá trình xác định chân dung của người mua, các marketer cần xác định hành vi của khách hàng tiềm năng, các nỗi đau của họ và cả những thông tin cơ bản như nhân khẩu học, sở thích hay mục tiêu cá nhân…

Từng bước xác định chân dung của người mua.

Khi đã hiểu được tầm quan trọng của việc xác định chân dung người mua, bạn có thể bắt đầu xây dựng chân dung người mua của thương hiệu bằng các bước dưới đây.

1. Tiến hành nghiên cứu thị trường hoặc phân tích thị trường.

Bạn nên lưu ý rằng, chân dung của khách hàng tiềm năng hay chân dung của người mua là những hình ảnh thực về khách hàng, chúng cần được xây dựng dựa trên dữ liệu chứ không phải là từ các ý kiến chủ quan của người làm marketing.

Bạn cần thực hiện các nghiên cứu thị trường sâu rộng về khách hàng của mình, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, sau đó tổng hợp các dữ liệu có được để đưa ra các nhận định.

Advertisement

Nếu khách hàng của bạn tập trung nhiều trên các nền tảng mạng xã hội, một công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) có thể rất cần thiết với bạn.

2. Xác định nỗi đau của khách hàng.

Nếu bạn là người trong nghề, bạn có thể đã hiểu rằng, khách hàng vốn dĩ không cần sản phẩm hay dịch vụ mà là cần các giải pháp để giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của họ.

Bạn cần xác định vấn đề mà khách hàng của bạn đang cố gắng giải quyết là gì? Điều gì đang cản trở họ đạt được mục tiêu?

Nếu doanh nghiệp của bạn có sử dụng CRM hay bộ phận chăm sóc khách hàng, đừng bỏ qua những dữ liệu quý giá từ đây.

Advertisement

3. Thấu hiểu các mục tiêu của khách hàng.

Ngoài các dữ liệu liên quan đến những rào cản hay nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải, việc hiểu các mục tiêu mà họ đang hướng tới cũng quan trọng không kém.

Động lực mua hàng của họ là gì, họ đang hướng đến những mục tiêu nào sau khi sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu và hơn thế nữa.

4. Thấu hiểu cách giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của khách hàng.

Sau khi đã nhận thức được vấn đề của khách hàng, điều quan trọng là bạn phải thiết kế ra những giải pháp cho họ.

Bạn có thể tự hỏi mình cần làm gì để giải quyết vấn đề của khách hàng? Làm thế nào để phá bỏ các rào cản cản trở sản phẩm của bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng?

Advertisement

Hay khách hàng của bạn đang ở đâu trong hành trình mua hàng của chính họ?

Đánh giá lại thương hiệu.

Khi bạn truyền tải các thông điệp của thương hiệu đến khách hàng, vấn đề quan trọng là bạn phải xác định được đâu là thứ mà bạn muốn khách hàng cảm nhận về bạn.

Dưới đây là một số điểm bạn cần đánh giá.

1. Đánh giá lại về tính độc đáo của thương hiệu hay doanh nghiệp.

Bạn cần xác định được đâu là điểm khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh (USP), sản phẩm của bạn đang giải quyết vấn đề nào và tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của bạn thay vì là một thương hiệu khác.

Advertisement

2. Hãy xem thương hiệu như một con người thực.

Với hầu hết các doanh nghiệp, mục đích của việc xây dựng thương hiệu là phát triển các hệ thống giá trị riêng biệt, những thứ giúp phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh.

Khi phát triển thương hiệu, bạn hãy nghĩ về thương hiệu của mình như là một con người, nó có cảm xúc, có giá trị, có mục tiêu và có cả sự tin tưởng.

3. Xây dựng sự khác biệt và hướng tới sự chân thực.

Thương hiệu của bạn phải phản ánh được tiếng nói, giá trị và tính cách của chính nó. Hãy trung thực về tất cả những gì doanh nghiệp của bạn đang làm.

Trong khi việc phân tích đối thủ cạnh tranh có thể rất cần thiết, tuy nhiên, nếu bạn muốn hướng tới những giá trị khác, đừng để hình ảnh của đối thủ xuất hiện trong phạm vi định vị giá trị của thương hiệu của bạn.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips.com 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement