Skip to main content

Để trở thành nhà lãnh đạo – Hãy nghĩ về những gì bạn nói, bằng cách nào và khi nào bạn nên nói nó

1 Tháng Chín, 2021

Cho dù bạn là một nhà quản lý hay giám đốc điều hành cấp cao, những gì bạn nói, cách bạn nói, khi nào bạn nói, bạn nói với ai và liệu bạn có đang nói trong bối cảnh thích hợp hay không là những thành phần quan trọng giúp thể hiện tiềm năng lãnh đạo chiến lược của bạn.

Steven Moore for HBR

Thất bại trong việc suy nghĩ một cách có chiến lược là một vấn đề phổ biến khiến nhiều nhà quản lý, giám đốc điều hành hay các nhà lãnh đạo gặp khó khăn trong việc xác định vai trò của họ trong các cuộc giao tiếp, cuộc họp và các diễn đàn.

Học cách phát triển và truyền đạt một cách có chiến lược hơn có thể giúp bạn vượt qua những rắc rối trong quá trình giao tiếp, trong một số tình huống, những rắc rối đó có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của bạn.

Tại sao bạn cần truyền đạt một cách có chiến lược hay có được tiếng nói giống như một giám đốc điều hành.

Cho dù bạn là một nhân viên, nhà quản lý hay một giám đốc điều hành cấp cao, những gì bạn nói, cách bạn nói, khi nào bạn nói, bạn nói với ai và liệu bạn có nói điều đó trong bối cảnh thích hợp hay không đều là những thành phần quan trọng thể hiện tiềm năng lãnh đạo của bản thân.

Advertisement

Nếu bạn muốn xây dựng sự uy tín và sức ảnh hưởng đến mọi người, đặc biệt là khi bạn tương tác với các giám đốc điều hành hoặc lãnh đạo cấp cao khác, điều quan trọng là nội dung giao tiếp phải ngắn gọn và làm cho mọi người biết rõ ràng rằng bạn muốn họ đóng vai trò gì trong cuộc trò chuyện đó.

Điều quan trọng nữa là phải làm sáng tỏ nội dung của bất kỳ thông điệp nào bạn đưa ra bằng cách tránh sử dụng các biệt ngữ và sử dụng từ một cách cô đọng.

Tất cả những yếu tố này liên quan đến việc phát triển khả năng truyền đạt môt cách có chiến lược. Truyền đạt một cách có chiến lược không liên quan nhiều lắm đến vấn đề về hiệu suất; nó liên quan nhiều hơn đến bản năng chiến lược, hiểu biết về ngữ cảnh và nhận thức các tín hiệu giao tiếp một cách rõ ràng.

Thông thường, tất cả chúng ta đều có các cách ưu tiên khác nhau khi giao tiếp với người khác, tuy nhiên khi bạn kết hợp nó với khả năng truyền đạt một cách có chiến lược và hiểu được bối cảnh, bạn có thể tạo ra những sự khác biệt lớn giữa sự thành công và thất bại trong phong cách giao tiếp và lãnh đạo của bạn.

Advertisement

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc có được khả năng truyền đạt một cách có chiến lược đó là tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo chiến lược.

Có một thực tế là, các giám đốc điều hành hàng đầu ngày này cho rằng họ muốn thăng chức cho một trong những nhà lãnh đạo tiềm năng cao của họ nhưng họ cảm thấy người đó không đủ khả năng chiến lược để thăng tiến.

Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể học hỏi để phát triển khả năng này.

Hiểu được bối cảnh.

Bạn có thường xuyên thấy rằng mình đưa ra một ý tưởng không chính xác trong cuộc họp, bạn không lên tiếng khi mọi người đang tìm kiếm ý tưởng của bạn hoặc bạn nói điều gì đó không hoàn toàn phù hợp với tổ chức và đột nhiên có cảm giác mình là ‘nai tơ’ không?

Advertisement

Nếu bạn từng trải qua các cảm xúc đó, thì điều gì đã xảy ra?

Nói một cách dễ hiểu, bạn có được cảm giác đó là do bạn không hiểu được yếu tố ngữ cảnh của các cuộc trò chuyện, cuộc họp hoặc cuộc thảo luận mà bạn đang tham gia.

Ví dụ: nếu bạn là người có thẩm quyền chính về một chủ đề nào đó, thì có khả năng bối cảnh này sẽ yêu cầu bạn dẫn dắt cuộc họp và đưa ra bất kỳ quyết định cuối cùng nào.

Nhưng nếu bạn là một giám đốc điều hành, thì vai trò của bạn khi này là chia sẻ quan điểm và kết nối nó với những người khác.

Advertisement

Nếu bạn đang là một nhân viên và không được yêu cầu trình bày trong một cuộc họp, thì vai trò của bạn khi giao tiếp sẽ là quan sát và lắng nghe.

Việc hiểu hoặc tìm hiểu trước vai trò được mong đợi của bạn trong một cuộc họp hoặc sự kiện nào đó có thể hướng dẫn bạn xác định kiểu giao tiếp mà bạn cần và có thể giúp đảm bảo rằng bạn hiểu được bối cảnh trước khi lên tiếng.

Hãy là người có tầm nhìn xa.

Đôi khi chúng ta không thể tiếp cận được việc truyền đạt một cách có chiến lược bởi vì chúng ta tập trung quá nhiều vào yếu tố chức năng hoặc vai trò của chính mình.

Các nhà lãnh đạo chiến lược thì có tầm nhìn xa hơn thế, họ có quan điểm ít tập trung hơn vào bản thân và nhiều hơn vào tổ chức.

Advertisement

Một phần khác của người có tầm nhìn xa trông rộng là phát triển khả năng nói rõ những khát vọng của mình nhằm thay đổi tương lai. Kỹ năng chiến lược này giúp bạn định hướng các quyết định của cả cá nhân và doanh nghiệp.

Bạn nên cố gắng kết nối quan điểm của bản thân với những người khác để cho thấy rằng các quyết định của bạn ảnh hưởng như thế nào đến họ, bao gồm cả nhân viên của bạn (nếu có) và toàn bộ tổ chức.

Nuôi dưỡng các mối quan hệ chiến lược.

Một trong những cách tốt nhất để xây dựng tư duy chiến lược của bạn là tận dụng các mối quan hệ một cách có chủ đích hơn, với các mục tiêu kinh doanh cụ thể.

Điều này đòi hỏi phải có sự xuất hiện của các nhà lãnh đạo và giám đốc điều hành cấp cao, những người có thể đưa ra các quan điểm chiến lược về các mục tiêu, sự thay đổi và ưu tiên hàng đầu của tổ chức mà chúng ta thường không có quyền tiếp cận.

Advertisement

Khi bạn vun đắp và đầu tư vào các mối quan hệ chiến lược, nó cũng sẽ giúp bạn tránh bị cuốn vào những chi tiết vụn vặt hàng ngày hơn.

Để phát triển khả năng truyền đạt một cách có chiến lược hay kỹ năng lãnh đạo của bạn, hãy dành thời gian liên hệ với ít nhất một người mỗi tuần bên ngoài đội nhóm trực tiếp hoặc tổ chức của bạn. Hãy cố gắng học hỏi:

  • Làm thế nào họ có thể phù hợp với toàn bộ doanh nghiệp.
  • Mục tiêu và thách thức của họ là gì.
  • Những cách bạn có thể hỗ trợ họ với tư cách là một đối tác kinh doanh chiến lược.

Hãy đưa ra giải pháp thay vì chỉ dừng lại ở việc chỉ ra vấn đề.

Nếu bạn quan sát bạn sẽ thấy rằng, trong vô số những người đang cảm thấy thất vọng với những thách thức hay vấn đề, có rất ít người sẵn sàng đưa ra các giải pháp.

Các nhà lãnh đạo chiến lược thường hướng đến việc giải quyết vấn đề, chứ không phải chỉ là chỉ tay vào những vấn đề đó.

Advertisement

Bạn có thể thể hiện khả năng chiến lược của bản thân bằng cách “làm bài tập về nhà” và tập phân tích các tình huống với các giải pháp giả định khác nhau.

Hãy giữ một ‘trái tim nóng’ với một ‘cái đầu lạnh’.

Những người có khả năng chiến lược không dễ dàng bị lung lay trước các ý kiến. Bạn có thể thể hiện khả năng lãnh đạo của mình khi mọi người xung quanh bạn đang mất bình tĩnh.

Khi bạn có thể đứng yên với sự thật thay vì bị cuốn vào các vòng xoáy cảm xúc khiến bạn căng thẳng, bạn sẽ có thể thể hiện khả năng lãnh đạo của mình một cách mạnh mẽ hơn.

Có thể trong các thời gian ban đầu, mọi người trong đội nhóm hay tổ chức của bạn có thể không cảm thấy thoải mái khi bạn thể hiển khả năng chiến lược trong những thời điểm nhạy cảm.

Advertisement

Nhưng một khi bạn vượt qua được sự kháng cự ban đầu này, cho dù là ở bản thân bạn hay người khác, bạn sẽ thấy rằng rất đáng để nỗ lực trong việc đóng góp để mang lại sự hiệu quả cho các cuộc họp quan trọng.

Bằng những cách này, bạn sẽ dần phát triển khả năng chiến lược của bản thân cho dù bạn đang ở trong vị trí hay bối cảnh nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement