Skip to main content

Suy yếu kinh tế ở Trung Quốc không thể cản đà tăng trưởng ở Đông Nam Á

3 Tháng Mười Hai, 2023

Trong gần 4 thập kỷ qua, các quốc gia Đông Nam Á đã được hưởng lợi đáng kể từ mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Giao dịch thương mại và quan hệ đầu tư với đất nước tỷ dân đã giúp ích cho tăng trưởng và nâng cao mức sống trong khu vực.

Bây giờ, trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc dần xấu đi, giới chuyên gia và công chúng lại lần nữa đặt câu hỏi về tương lai của khối kinh tế gồm 10 nước thành viên này.

Sự chững lại khó tránh của nền kinh tế Trung Quốc

Kể từ khi Bắc Kinh quyết định điều chỉnh mô hình kinh tế theo hướng phụ thuộc vào tiêu dùng thay vì đầu tư vào năm 2007, giới phân tích đã nhiều lần nghi ngại rằng liệu Trung Quốc có thể thành công mà không khiến tăng trưởng không chững lại đột ngột.

Advertisement

Nguyên nhân là do hoạt động đầu tư của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi nợ vay. Tổng nợ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện tương đương 300% GDP và lỗ hổng tài chính xuất hiện ngày càng nhiều.

Cho đến nay, Trung Quốc chưa để khủng hoảng xảy ra và hệ thống tài chính của nước này đủ mạnh để ngăn ngừa khả năng này. Tuy nhiên, không có nhiều dấu hiệu chứng tỏ mô hình kinh tế đã cân bằng theo hướng chính phủ mong muốn.

Tỷ trọng của tiêu dùng trong GDP hầu như không thay đổi trong 15 năm qua. Đầu tư tiếp tục chiếm hơn 40% sản lượng kinh tế, bất chấp tình trạng dư thừa công suất trong các lĩnh vực công nghiệp có liên quan.

Song, mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư của Trung Quốc đã đạt đến giới hạn. Theo nhận định của Nikkei, đây chính là nguồn gốc của những vấn đề hiện tại trong nền kinh tế tỷ dân.

Advertisement

Cùng với những rạn nứt trong mối quan hệ với các đối tác xuất khẩu lớn nhất là Mỹ và châu Âu, cũng như do sự thay đổi trong ưu tiên chính sách của Bắc Kinh từ tăng trưởng sang an ninh, triển vọng kinh tế của Trung Quốc đã bị che mờ.

Mặc dù các nhà phân tích có thể tranh luận về tiềm năng phục hồi trong ngăn hạn, không thể phủ nhận rằng về mặt cấu trúc, nền kinh tế tỷ dân đang chững lại.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã giảm hơn một nửa trong giai đoạn 2007 – 2009 và có khả năng sẽ tụt xuống còn 3,5% vào cuối thập kỷ này.

Các nền kinh tế Đông Nam Á có cần lo lắng?

Mối quan hệ thương mại của Đông Nam Á với Trung Quốc đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Kim ngạch thương mại hàng hoá song phương đã vượt 500 tỷ USD vào năm 2019.

Advertisement

Tuy nhiên, Nikkei nhận thấy mối quan hệ đang ngày càng mất cân bằng khi Đông Nam Á phụ thuộc nhiều hơn vào hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc và ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu yếu hơn.

Ngoại trừ Indonesia, tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các nền kinh tế lớn trong khối ASEAN hầu như không biến động mấy trong suốt thập kỷ qua.

Trong khi đó, Indonesia được hưởng lợi từ nhu cầu nguyên liệu thô lớn từ các ngành đang phát triển nhanh của Trung Quốc như xe điện và tấm pin mặt trời.

Xu hướng trên xảy ra là vì kể từ giữa những năm 2000, Trung Quốc ngày càng giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Hoạt động sản xuất trong nước phát triển một cách mạnh mẽ đã giúp Trung Quốc bớt lệ thuộc vào các đối tác.

Advertisement

Có khả năng khi Trung Quốc chuyển trọng tâm sang sản xuất công nghệ cao, nước này có thể bắt đầu nhập khẩu nhiều hàng tiêu dùng từ các nền kinh tế ASEAN. Tại một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9, Bắc Kinh cam kết sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hoá từ Đông Nam Á.

Chi tiêu cho dịch vụ của người Trung Quốc ngày càng tăng cũng mang lại cơ hội tốt cho các nước láng giềng ở phía nam.

Thái Lan, Malaysia, Singapore và các nước khác từng được hưởng lợi đáng kể từ lượng khách du lịch Trung Quốc trước đại dịch.

Ngoài việc nâng tỷ lệ đóng góp của du lịch vào tăng trưởng GDP của các quốc gia này, du khách Trung Quốc còn tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập của người dân và thúc đẩy nhu cầu nội địa.

Advertisement

Xu hướng trên có thể sẽ quay trở lại và tăng tốc hơn nữa khi bất ổn địa chính trị khiến người Trung Quốc tránh xa các địa điểm được ưa chuộng trước đây như Mỹ và Nhật Bản.

Tuy nhiên, yếu tố làm giảm bớt lo lắng cho các nền kinh tế Đông Nam Á là tiềm năng thu hút chuỗi cung ứng trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp cố gắng đưa dây chuyền ra khỏi Trung Quốc.

Điều này có thể bù đắp tác động tiêu cực từ sự chững lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bằng cách giúp Đông Nam Á xuất khẩu thêm nhiều hàng hoá ra phần còn lại của thế giới.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng các nền kinh tế ASEAN quả thực sẽ phải đối mặt với một số thách thức. Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây.

Advertisement

Washington không chỉ lo ngại về hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc mà còn bất an rằng Bắc Kinh đang sử dụng kinh nghiệm và kiến thức của phương Tây để đi trước trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến.

Một số đồng minh của Mỹ, có cả Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng lo ngại như vậy. Họ đã thúc đẩy một sáng kiến nhằm xây dựng chuỗi cung ứng không bao gồm quốc gia tỷ dân.

Đây là một vấn đề với các nền kinh tế ASEAN. Các nước này phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về nguyên vật liệu trung gian, đồng thời là những nền kinh tế nhận nhiều vốn FDI của Trung Quốc.

Ngoài ra, ASEAN không phải là khu vực duy nhất đang nỗ lực phát triển chuỗi cung ứng. Trên thực tế, khu vực này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền kinh tế như Mexico và Ấn Độ.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Nikkei | Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement