Skip to main content

3 thói quen tách biệt một nhà lãnh đạo giỏi với những người còn lại

8 Tháng Hai, 2021

Những thói quen đơn giản này không chỉ giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi mà còn lấy được cả lòng của nhân viên của mình.

Sếp đến rồi đi như những khoảnh khắc giao mùa. Thật không may, nhiều nhân viên cũng vậy, nghiên cứu cho thấy rằng mọi người không bỏ việc; họ rời bỏ ông chủ của họ.

Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo thực sự giỏi sẽ cần nắm vững các kỹ năng cần thiết để truyền cảm hứng, động lực và gắn kết con người thông qua các mối quan hệ chặt chẽ dẫn đến kết quả.

Advertisement

Theo vô số các nhà lãnh đạo trên thế giới, mối quan hệ bền chặt với nhân viên mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh. Nhưng cũng cần một số kỹ năng chính để kết nối với họ. Dưới đây là ba điều bạn không nên bỏ qua.

1. Lắng nghe tích cực.

Mọi người thường đánh giá thấp sức mạnh của kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời là lắng nghe. Khi một người cảm thấy rằng họ được lắng nghe, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị bản thân của họ. Khi ai đó chứng tỏ rằng họ quan tâm đến những gì liên quan đến họ và người kia thực sự hiểu quan điểm của họ.

Ông Jay Perry, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Ally Business Coaching, cho biết: “Lắng nghe tích cực, như người ta thường nhắc đến, không có nghĩa là bạn đồng ý hoặc tán thành quan điểm của người khác. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là bạn đã nghe và hiểu họ”.

Perry giải thích: “Lắng nghe tích cực – hay như chúng tôi gọi trong môn học của mình là lắng nghe lãnh đạo – bao gồm việc tập trung vào những gì người đó đã nói, sau đó nói lại cho họ hiểu về suy nghĩ mình.

Advertisement

Nghe có vẻ rất đơn giản, và trên lý thuyết thì đúng như vậy. Nhưng thực tế là nó rất khó để thực hiện.

Nhưng theo Ông Perry: “Bạn càng thực hành nó, tác động của bạn đối với những người bạn dẫn dắt càng trở nên mạnh mẽ hơn.”

2. Khả năng tiếp cận.

Bạn có dễ gần không? Trước khi bạn cho rằng mình phù hợp để lãnh đạo, đây là một câu hỏi quan trọng cần hỏi. Bởi vì nếu bạn làm thủ lĩnh, bạn cần phải là người dễ gần.

Nếu không, điều đó có thể làm tổn hại đến khả năng lãnh đạo của bạn theo một số cách:
Nhân viên của bạn có thể ít sẵn sàng chia sẻ thông tin vì sợ bị từ chối; các thành viên trong nhóm của bạn có thể bị ngắt kết nối với bạn; các thành viên trong nhóm của bạn sẽ sợ khi sở hữu công việc của họ và sẽ chỉ nhìn vào bạn để tìm câu trả lời.

Advertisement

Dễ tiếp cận có nghĩa là thúc đẩy một nền văn hóa nơi nhân viên cảm nhận được cảm giác trung thành và có mục đích. Dưới đây là một số cách để trở nên dễ gần hơn:

  • Giữ chính sách mở cửa;
  • Chia sẻ thông tin;
  • Khơi dậy những cuộc trò chuyện không liên quan đến công việc;
  • Thể hiện khiếu hài hước của bạn;
  • Là người bênh vực nhân viên của bạn khi họ gặp thử thách.

3. Sự công nhận.

Mọi người sẽ mong muốn được theo những nhà lãnh đạo khen thưởng và công nhận những người chiến đấu bên cạnh họ. Một nhà lãnh đạo vĩ đại không bao giờ đi một mình hoặc chơi ‘một mình một sân”.

Họ sẽ luôn ghi nhận những thành công là nỗ lực của cả nhóm.

Những nhà lãnh đạo kiểu này hiểu bản chất con người và sẽ ưu tiên công nhận mọi người vì họ đã làm việc chăm chỉ, cả trong công việc lẫn đời sống, và theo cách họ thích nhận được lời khen ngợi.

Advertisement

Khi một nhân viên nhận thấy người lãnh đạo hành động vì không tìm kiếm vinh quang cho chính bản thân mà xây dựng cho người khác – thường họ sẽ sẵn sàng làm theo người lãnh đạo đó hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các game sử dụng hình ảnh lá bài trên ZingPlay sẽ được đóng trong những ngày tới

15 Tháng Mười Một, 2024
Các game sử dụng hình ảnh lá bài trên ZingPlay sẽ được đóng trong những ngày tới nhằm đáp ứng ngh…

Đọc nhiều

Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha

15 Tháng Tám, 2021
Sự khác biệt lớn giữa các thế hệ (Generation) Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha đang…
Advertisement

Advertisement